Một góc siêu thị Intimex tại Hà Nội, ngày 7/6/2013. Ảnh minh họa.-REUTERS/Kham
Thứ ba 01 Tháng Tư 2014
RFI-Trọng Nghĩa
Trong báo cáo chính thức công bố ngày 01/04/2014, Ngân hàng Phát triển châu Á ADB nâng nhẹ mức tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2014, đồng thời cũng dự báo một đà tăng nhẹ cho năm 2015. Thái độ thận trọng của định chế tài chánh khu vực bắt nguồn từ mối quan ngại trước khả năng hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước Việt Nam cải tổ quá chậm chạp.
RFI-Trọng Nghĩa
Báo cáo về Triển vọng Phát triển Châu Á 2014 dự đoán tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2014 này sẽ tăng nhẹ với tốc độ 5,6% và tiếp tục tăng lên 5,8% trong năm 2015. Dự báo tăng trưởng của năm 2014 như vậy đã cao hơn một chút so với mức 5,5% mà chính ADB từng dự kiến vào tháng 10/2013.
Nhìn chung, sau mức kém cỏi của năm 2012, khi tăng trưởng của Việt Nam chỉ đạt 5,2% theo tính toán của Ngân hàng Phát triển Châu Á, kinh tế Việt Nam đang được cải thiện, nhưng với một tốc độ chậm chạp, tức là thêm được 0,2% tăng trưởng mỗi năm : 2012 : 5,2% ; 2013 : 5,4% ; 2014 :5,6% ; 2015 :5,8%.
Song song với đà tăng của GDP, Ngân hàng Phát triển Châu Á cũng ghi nhận một yếu tố tương đối tích cực khác : tỷ lệ lạm phát từ mức phi mã trong những năm 2011-2012, đã giảm sụt hẳn để đạt mức bình quân 6,2% trong năm 2014 và 6,6% trong năm tới. Mức của năm 2014 như vậy cũng thấp hơn dự báo gần đây là 7,2%.
Theo ADB, đà tăng nhẹ của GDP Việt Nam trong hai năm 2014 và 2015 không có gì đặc biệt trong bối cảnh trên thế giới, kinh tế Mỹ và khu vực đồng Euro cũng đang trên đường hồi phục. Hoa Kỳ và Châu Âu chính là hai thị trường xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam.
Đối với Ngân hàng Phát triển Châu Á, Việt Nam khó có thể trở lại mức tăng trưởng nhanh như trong thời kỳ trước đây do tốc độ quá thận trọng của tiến trình cải tổ khu vực ngân hàng và quốc doanh.
Trong lãnh vực doanh nghiệp Nhà nước chẳng hạn, ABD ghi nhận chỉ tiêu tư nhân hóa 432 doanh nghiệp trong hai năm 2014-2015. Thế nhưng, theo ADB, chỉ tiêu đó có vẻ quá tham vì chỉ có 99 doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa trong hai năm 2011-2013.
Báo cáo về Triển vọng Phát triển Châu Á 2014 dự đoán tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2014 này sẽ tăng nhẹ với tốc độ 5,6% và tiếp tục tăng lên 5,8% trong năm 2015. Dự báo tăng trưởng của năm 2014 như vậy đã cao hơn một chút so với mức 5,5% mà chính ADB từng dự kiến vào tháng 10/2013.
Nhìn chung, sau mức kém cỏi của năm 2012, khi tăng trưởng của Việt Nam chỉ đạt 5,2% theo tính toán của Ngân hàng Phát triển Châu Á, kinh tế Việt Nam đang được cải thiện, nhưng với một tốc độ chậm chạp, tức là thêm được 0,2% tăng trưởng mỗi năm : 2012 : 5,2% ; 2013 : 5,4% ; 2014 :5,6% ; 2015 :5,8%.
Song song với đà tăng của GDP, Ngân hàng Phát triển Châu Á cũng ghi nhận một yếu tố tương đối tích cực khác : tỷ lệ lạm phát từ mức phi mã trong những năm 2011-2012, đã giảm sụt hẳn để đạt mức bình quân 6,2% trong năm 2014 và 6,6% trong năm tới. Mức của năm 2014 như vậy cũng thấp hơn dự báo gần đây là 7,2%.
Theo ADB, đà tăng nhẹ của GDP Việt Nam trong hai năm 2014 và 2015 không có gì đặc biệt trong bối cảnh trên thế giới, kinh tế Mỹ và khu vực đồng Euro cũng đang trên đường hồi phục. Hoa Kỳ và Châu Âu chính là hai thị trường xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam.
Đối với Ngân hàng Phát triển Châu Á, Việt Nam khó có thể trở lại mức tăng trưởng nhanh như trong thời kỳ trước đây do tốc độ quá thận trọng của tiến trình cải tổ khu vực ngân hàng và quốc doanh.
Trong lãnh vực doanh nghiệp Nhà nước chẳng hạn, ABD ghi nhận chỉ tiêu tư nhân hóa 432 doanh nghiệp trong hai năm 2014-2015. Thế nhưng, theo ADB, chỉ tiêu đó có vẻ quá tham vì chỉ có 99 doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa trong hai năm 2011-2013.
Nhìn chung, sau mức kém cỏi của năm 2012, khi tăng trưởng của Việt Nam chỉ đạt 5,2% theo tính toán của Ngân hàng Phát triển Châu Á, kinh tế Việt Nam đang được cải thiện, nhưng với một tốc độ chậm chạp, tức là thêm được 0,2% tăng trưởng mỗi năm : 2012 : 5,2% ; 2013 : 5,4% ; 2014 :5,6% ; 2015 :5,8%.
Song song với đà tăng của GDP, Ngân hàng Phát triển Châu Á cũng ghi nhận một yếu tố tương đối tích cực khác : tỷ lệ lạm phát từ mức phi mã trong những năm 2011-2012, đã giảm sụt hẳn để đạt mức bình quân 6,2% trong năm 2014 và 6,6% trong năm tới. Mức của năm 2014 như vậy cũng thấp hơn dự báo gần đây là 7,2%.
Theo ADB, đà tăng nhẹ của GDP Việt Nam trong hai năm 2014 và 2015 không có gì đặc biệt trong bối cảnh trên thế giới, kinh tế Mỹ và khu vực đồng Euro cũng đang trên đường hồi phục. Hoa Kỳ và Châu Âu chính là hai thị trường xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam.
Đối với Ngân hàng Phát triển Châu Á, Việt Nam khó có thể trở lại mức tăng trưởng nhanh như trong thời kỳ trước đây do tốc độ quá thận trọng của tiến trình cải tổ khu vực ngân hàng và quốc doanh.
Trong lãnh vực doanh nghiệp Nhà nước chẳng hạn, ABD ghi nhận chỉ tiêu tư nhân hóa 432 doanh nghiệp trong hai năm 2014-2015. Thế nhưng, theo ADB, chỉ tiêu đó có vẻ quá tham vì chỉ có 99 doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa trong hai năm 2011-2013.
No comments:
Post a Comment