Sáng 30-12, sau 15 giờ với khoảng 180 người tham gia tìm kiếm, thi thể học sinh cuối cùng trong vụ 7 học sinh đuối nước ở Cần Giờ đã được lực lượng cứu hộ tìm thấy.
Đến
trưa cùng ngày, thi thể của bảy học sinh Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khuyên
(thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương) đã được giao cho gia
đình để làm lễ an táng…
Không khí tang thương bao trùm cả thị trấn này…
“Em thấy các bạn chìm xuống”
Nói về giây phút kinh hoàng trên bãi biển Cần Giờ, em Trần Thanh Triều (học sinh lớp 9A6) kể: Khoảng 11 giờ ngày 29-12, nhóm 12 bạn nam rủ xuống biển tắm. Khi đó có một cô giáo nói: “Chỗ này tắm nhiều sình lầy, tắm dơ ráng chịu nhé”. Tuy nhiên, vì lâu không được tắm biển nên cả nhóm vẫn xuống biển tắm.
Nói về giây phút kinh hoàng trên bãi biển Cần Giờ, em Trần Thanh Triều (học sinh lớp 9A6) kể: Khoảng 11 giờ ngày 29-12, nhóm 12 bạn nam rủ xuống biển tắm. Khi đó có một cô giáo nói: “Chỗ này tắm nhiều sình lầy, tắm dơ ráng chịu nhé”. Tuy nhiên, vì lâu không được tắm biển nên cả nhóm vẫn xuống biển tắm.
“Tắm
được khoảng 30 phút, em thấy lạnh nên đã rủ các bạn lên bờ nghỉ ngơi.
Lúc này có một bạn trong nhóm lên tiếng: “Lâu rồi không được tắm biển,
tắm cho đã đi”. Vì vậy, khoảng tám bạn quay lại tắm tiếp. Khi em về chỗ
các bạn tập trung tắm nước ngọt thì khoảng 20 phút sau, một bạn chạy về
hô hoán kêu “Cứu, các bạn bị chìm hết rồi!”. Lúc này các thầy cô mới
hoảng hốt chạy ra nhưng không còn kịp nữa. Lúc đó ở khu vực không có một
người cứu hộ nào. Có một người dân gần đó nhảy xuống cứu nhưng cũng
không kịp…”.
Theo
Triều, trong tám bạn ở lại tắm tiếp thì Võ Ngọc Tuấn là người sống sót
duy nhất. Triều kể: “Hiện Tuấn rất hoảng loạn và có kể lại cho em nghe
rằng lúc cả nhóm đang tắm ở khu vực nước chỉ trên ngực. Không hiểu tại
sao khi sóng xô ngập, vươn khỏi mặt nước thì đã thấy tất cả bị cuốn ra
xa. Lúc đó Tuấn cố bơi vào bờ. Vào gần tới bờ, Tuấn nhìn lại phía sau
vẫn thấy cánh tay của các bạn vẫy cầu cứu nhưng đến con sóng tiếp theo
là không còn thấy cánh tay nào dâng trên khỏi mặt nước nữa. Các bạn đều
biết bơi hết mà không hiểu tại sao lại xảy ra như vậy”.
Cả thị trấn bàng hoàng
Thị
trấn Dầu Tiếng, nơi có bảy học sinh chết đuối đang nhuốm tang thương.
Trong căn nhà nhỏ của học sinh Nguyễn Hoàng Long (lớp 8) bị chết đuối,
mẹ của em ôm chặt lấy chiếc quan tài khóc ngất, vật vã gọi: “Con ơi,
đừng rời xa ba mẹ… Trả con cho tôi…” rồi ngất lịm bên quan tài.
Cha
của Long nói: “Hôm thứ Bảy vừa rồi nó mang giấy khen về nhà khoe rồi
nói sẽ đi tham quan ở huyện Cần Giờ cùng với các học sinh cùng trường
đạt thành tích học tập tốt. Vì thương con, vợ chồng tôi đóng 400.000
đồng cho chuyến đi. Long còn hứa sẽ mua quà cho em và ba mẹ. Vậy mà…”.
Còn
mẹ của học sinh xấu số Võ Thành Luân (học sinh lớp 9) quá đau đớn đã
ngã quỵ vì không chịu nổi việc mất đứa con duy nhất của gia đình. Trong
căn nhà nhỏ hơn 30 m2 được ghép bằng gỗ đã mục nát, cửa ra vào chỉ rộng
khoảng 1 m không đủ chỗ để đặt chiếc quan tài của em nên gia đình đã đặt
ngay ngoài sân đất trước cửa nhà. Cha của Luân thẫn thờ tâm sự: “Trước
kia kinh tế khó khăn nên sau khi sinh Luân hai vợ chồng nghĩ sẽ không
sinh thêm nữa để tập trung nuôi con ăn học nên người. Giờ như tan vỡ hết
rồi. Không biết vợ tôi có vượt qua được nỗi đau này không… Nghe Long
nói nhà trường tổ chức cho các học sinh giỏi, tiên tiến đi tham quan
cùng thầy cô giáo nên vợ chồng tôi mới cho đi. Vậy mà…”.
Ngoài
những người thân của ba mẹ em Nguyễn Hoàng Long, Đoàn Minh Tâm, Võ
Thành Luân còn bốn gia đình của em Lê Tường Duy, Lê Công Hận, Võ Tấn
Tài, Nguyễn Phan Thành Lâm đều đang quằn quại trong đau đớn, tất cả như
vẫn không thể tin nổi sự mất mát đột ngột này…
UBND tỉnh Bình Dương, Sở GD&ĐT cùng các ban ngành, UBND huyện Dầu Tiếng, lãnh đạo thị trấn Dầu Tiếng đã đến thăm hỏi gia đình bảy học sinh, hỗ trợ tổng số tiền 25 triệu đồng cho gia đình có học sinh bị nạn.
Hiện UBND tỉnh mới nhận được báo
cáo ban đầu về vụ việc thương tâm. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở GD&ĐT
tổng hợp những tường trình của các thầy cô đi và tiếp nhận thông tin của
những em đi cùng chuyến tham quan. Sau đó sẽ báo cáo chi tiết cụ thể
cho UBND tỉnh để làm rõ trách nhiệm và cương quyết xử lý nghiêm.
Ông LÊ THANH CUNG,Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương
Trước
mắt, Sở và Phòng GD&ĐT huyện Dầu Tiếng kết hợp nhà trường tổ chức
thăm hỏi, động viên và gửi lời xin lỗi đến gia đình các em bị nạn. Sau
đó Sở sẽ yêu cầu các tập thể, cá nhân liên quan báo cáo để có biện pháp
xử lý trách nhiệm thích hợp.
Ông DƯƠNG THẾ PHƯƠNG, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bình Dương
“Bốn phút vàng” sơ cứu đuối nướcTheo ông Nguyễn Minh Nhựt, Phó Giám đốc Trung tâm Huấn huyện sơ cấp cứu và phòng, chống thảm họa TP.HCM, người đuối nước được sơ cấp cứu trong khoảng “thời gian vàng” (bốn phút tính từ lúc gặp nạn) thì cơ hội sống rất cao. Theo đó, sau khi đặt nạn nhân nằm ngửa, người sơ cứu đặt lòng bàn tay dưới xương ức nạn nhân và ép tim liên tục 30 lần. Tiếp theo, bóp mũi và thổi liên tục hai hơi vào miệng nạn nhân. Ép tim 30 lần và thổi hai hơi là một chu kỳ, thực hiện liên tục năm chu kỳ. “Sau năm chu kỳ, nếu nạn nhân thở và bắt được mạch thì đặt nạn nhân nằm nghiêng để chất dịch dễ thoát ra ngoài. Trong trường hợp sau năm chu kỳ nhưng nạn nhân vẫn không thở, không bắt được mạch thì tiếp tục ép tim thổi ngạt cho đến khi nạn nhân có dấu hiệu cứu sống hoặc nhân viên y tế có mặt” - ông Nhựt lưu ý. Theo ông Nhựt, có người sơ cứu bằng cách xốc nạn nhân lên vai và chạy lòng vòng để nước trong người xốc ra là không đúng, khiến nạn nhân dễ tử vong. |
Theo Báo Pháp luật Thành phố
No comments:
Post a Comment