(TNO) Khoảng 12 giờ 15.12, ông Kerry có mặt tại bến tàu ấp Kiến Vàng, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) và có bài phát biểu tại đây. Ông cũng đi thăm chiến trường xưa tại đồng bằng sông Cửu Long.
Hôm nay 15.12 ông Kerry sẽ thăm chính thức Cà Mau - Ảnh: Đào Ngọc Thạch |
11 giờ, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam đang đứng ở bến tàu đợi Ngoại trưởng 11 giờ 45 phút, ca nô cao tốc chở Ngoại trưởng Mỹ đã tới. Bục phát biểu đã được chuẩn bị dành cho ngài Ngoại trưởng Phái đoàn đi cùng Ngoại trưởng Mỹ lên bến tàu Ông Kerry trong bộ trang phục giản dị đang bước lên bến tàu Thăm hỏi bà con địa phương Giao lưu trò chuyện cùng các sinh viên Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau - Ảnh: Sơn Duân |
Khoảng gần 12 giờ, ông Kerry đã có bài phát biểu tại bến tàu ấp Kiến Vàng trước lãnh đạo địa phương và đông đảo người dân - Ảnh: Sơn Duân |
Ông Kerry đang trò chuyện với sinh viên trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau - Ảnh: Sơn Duân
|
Các học sinh, sinh viên địa phương chào đón đoàn khách do ngoại trưởng Mỹ John Kerry dẫn đầu |
Các sinh viên trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau đang háo hức đợi gặp Ngoại trưởng Mỹ Đông đảo người dân ấp Kiến Vàng đứng chờ ông Kerry |
Ông Kerry sẽ đứng phát biểu ngay tại bến tàu này - Ảnh : Sơn Duân |
Phóng viên Thanh Niên Online đang có mặt tại đây để tường thuật trực tuyến sự kiện này.
Được biết, ông Kerry từng là chỉ huy đội tuần tra hải quân tại đồng bằng sông Cửu Long hồi cuối thập niên 1960.
Ông Kerry trò chuyện với ông Nguyễn Xuân Phong thuộc Bộ Ngoại giao VN trên trực thăng trong chuyến thăm ĐBSCL ngày 20.11.1992 |
Kerry (bìa phải) cùng các thành viên đội tàu tuần tra nhanh tại VN hồi tháng 3.1969 |
Vào thời điểm ấy, ông là cựu binh từ VN đầu tiên điều trần trước Quốc hội về kiến nghị chấm dứt cuộc chiến và bài phát biểu đã gây ấn tượng mạnh tới mức Tổng thống Richard Nixon phải thừa nhận là “cực kỳ hiệu quả”, theo tờ The Boston Globe.
Sau đó, Kerry nhanh chóng trở thành thủ lĩnh của phong trào phản chiến với những cuộc biểu tình dậy sóng, hành động ném huân chương vào tòa nhà Quốc hội cùng tuyên bố nổi tiếng: “Tôi làm điều này không phải vì bạo lực mà là cho hòa bình và công lý, cũng như nỗ lực cảnh tỉnh đất nước này một lần và mãi mãi”.
Sau chuyến thăm Cà Mau, Ngoại trưởng Mỹ sẽ khởi hành đi Hà Nội vào ngày 16.12 để thảo luận chi tiết các vấn đề hợp tác trọng tâm về nhiều mặt.
Trước
đó, sau khi đáp chuyên cơ xuống sân bay Tân Sơn Nhất trưa 14.12, Ngoại
trưởng Mỹ John Kerry và phái đoàn Mỹ đã đến thăm nhà thờ Đức Bà và dự
thánh lễ tại đây. Ông thoải mái tản bộ và còn vẫy tay chào người đi
đường trước khi chính thức bắt đầu lịch làm việc tại thành phố. Trong chuyến thăm chính thức VN, Ngoại trưởng John Kerry bày tỏ ý định của Mỹ tăng cường quan hệ về kinh tế và an ninh với VN, với điểm nhấn chính là Hiệp định TPP. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định VN là đối tác kinh tế mũi nhọn tiềm năng của Mỹ trong khu vực. Ông nhấn mạnh VN và Mỹ đã nỗ lực không ngừng để xích gần đến nhau, “thay đổi lịch sử và thay đổi tương lai”. Từ tình trạng “đóng băng”, trong vòng 20 năm ít ỏi, có thể nói VN đã đạt được thành tựu hết sức phi thường, và “đến nay quan hệ Việt - Mỹ đã bước sang kỷ nguyên mới của sự hợp tác”, theo Ngoại trưởng Mỹ. “Từ Hiệp định thương mại song phương vào năm 2001, đến sự kiện VN gia nhập WTO vào năm 2007, và đến nay là Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)”, ông Kerry nói... Ngoại trưởng Mỹ đã nhắc lại lời Tổng thống Barack Obama trước đây từng dự đoán rằng VN hoàn toàn có tiềm năng trở thành đối tác kinh tế quan trọng nhất của Mỹ trong khu vực. Ông cho hay khuôn khổ quan hệ đối tác như TPP sẽ giúp duy trì sức đẩy đến từ quá trình đổi mới, hiện đại hóa, hội nhập khu vực mà Chính phủ VN đặt ưu tiên lâu nay cho phát triển kinh tế. Theo Ngoại trưởng Kerry, TPP cũng được xem như một trong những thành quả trực tiếp từ nỗ lực VN đang tái cơ cấu các tập đoàn, công ty nhà nước và những lĩnh vực quan trọng như năng lượng. Nhân dịp này, ông Kerry cũng công bố khoản đầu tư ban đầu ở mức 4,2 triệu USD theo chương trình USAID cho các ý tưởng giúp triển khai TPP tại VN. Đồng thời, ông cho biết đã sẵn sàng bàn thảo dự án thành lập Trường đại học Fullbright với Chính phủ VN trong tương lai gần, nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Cùng ngày
14.12, Ngoại trưởng Mỹ đã chứng kiến lễ ký kết triển khai giai đoạn 2
của dự án điện gió Bạc Liêu, theo đó GE Power&Water thuộc Tập đoàn
GE của Mỹ cung cấp 52 tua bin quạt gió trị giá 92 triệu USD cho chủ đầu
tư là Công ty Công Lý. Vào ngày 15.12, ông Kerry thăm chiến trường xưa ở
đồng bằng sông Cửu Long với điểm dừng chính thức tại Cà Mau, trước khi
khởi hành đi Hà Nội vào ngày 16.12 để thảo luận chi tiết các vấn đề hợp
tác trọng tâm về nhiều mặt.
Thụy Miên
|
Ngoại trưởng Mỹ: "Tôi có thể nhắm mắt lại mà vẫn hình dung được đất nước này thời chiến tranh" Theo AP, Reuters, từ 1968 - 1969, ông Kerry phục vụ trong đơn vị tuần tra sông ngòi thuộc Hải quân Mỹ, ở vùng ĐBSCL. Hôm nay (15.12) Kerry quay lại Cà Mau với bộ trang phục lịch lãm màu ô liu với sơ mi xanh trắng, kính mát… "Tôi có thể nhắm mắt lại mà vẫn hình dung được đất nước này thời chiến tranh: những con trâu, dòng sông ngoằn ngoèo, khu rừng ngập mặn, ngư dân cùng những chiếc xuồng của họ… Đồng bằng sông Cửu Long nay đang đối mặt với những thách thức lớn lao, chúng ta phải bảo vệ và gìn giữ hệ sinh thái dễ vỡ này”, ông Kerry phát biểu trên một video clip do Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội phát nhân chuyến thăm Việt Nam. “Tôi từng đi lại trên con sông này nhiều lần”, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói khi đi ca nô trên sông Cái Nước ở Cà Mau sáng 15.12.2013, nơi ông từng tham chiến trong chiến tranh Việt Nam. Dự kiến ông Kerry có chuyến dạo trên sông nước Cà Mau bằng ca nô, thăm các dự án nông nghiệp, tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long. Ngoại trưởng Kerry, người vừa kỷ niệm sinh nhật lần 70 vào ngày 11.12 vừa qua, đang có chuyến công du dài 4 ngày đầu tiên tại Việt Nam với tư cách Ngoại trưởng Mỹ. Ông đã từng đến Việt Nam 13 lần từ 1991 - 2000, và cùng Thượng nghị sĩ John Mc Cain (cũng là một cựu binh, phi công, từng bị bắn hạ trên bầu trời Hà Nội và bị giam tại đây nhiều năm) đã tác động đến chính quyền Mỹ trong việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Kết quả là năm 1994, Tổng thống Mỹ Bill Clinton bãi bỏ cấm vận với Việt Nam, dọn đường cho tiến trình bình thường hoá quan hệ giữa hai nước năm 1995.
Anh Sơn
|
Sơn Duân
Ảnh: CNN, Boston Globe, AFP
No comments:
Post a Comment