Thông tin về sự cố dây điện trung thế bị đứt rơi xuống trước cổng Trường THCS An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An làm 2 học sinh tử vong, 4 học sinh bị thương vào cuối tuần trước hiện vẫn đang là đề tài bàn tán của nhiều người. Người ta thương cho những em học sinh gặp nạn, người ta bất bình bởi kiểu trả lời “lỗi do ông trời” của giám đốc Điện lực huyện Châu Thành, ông Nguyễn Tuấn Anh khi ông này phát ngôn: “… xác định nguyên nhân là do sét đánh đứt dây điện trong cơn mưa lớn vào chiều 13-10…”. Câu chuyện này một lần nữa phơi bày thân phận của học sinh Việt Nam hiện tại.
Tại sao lại nói đến thân phận học sinh? Xin thưa, dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, các em học sinh buộc lòng phải biết chữ trước khi vào lớp 1 nếu không sẽ thua xa bạn bè. Ở mái trường xã hội chủ nghĩa, các em buộc lòng học một ngày hai buổi (ngoại trừ một số trường bán trú), người thân phải đánh thức các em vào sáng sớm và các em phải ăn víu vắm một thứ gì đó lót bụng rồi tha nguyên một cặp sách tới trường, từ sách giáo khoa cho đến sách tham khảo, sách học dành cho các vùng miền theo quy định (mà nhiều khi là trường buộc học để lấy hoa hồng từ nhà xuất bản sách địa phương), 7 giờ 15 vào lớp, 10h30 các em ra về, 14 giờ chiều lại vào lớp, 16h30 lại về. Thử hỏi, với thời gian như vậy, nếu không có ông bà đón giùm hoặc một người trong gia đình phải ở nhà, thu xếp công việc đưa đón trẻ tới trường thì làm sao đảm bảo các em có mặt ở trường đúng giờ, đón đúng bữa?!
Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính buộc các em học tiểu học và trung học cơ sở ở Việt Nam, nhất là các vùng quê phải tự đi bộ hoặc xe đạp đến trường. Nếu như đường đi học ở các nước tiên tiến là quảng đường an toàn để các em tới lớp thì ở Việt Nam, không mấy bậc cha mẹ dám để con ra đường (trước tình trạng ý thức giao thông kém, nạn bắt cóc trẻ em…) nếu họ không còn giải pháp nào khác.
No comments:
Post a Comment