Friday, September 14, 2018

CS Tàu mở Viện Khổng Tử để xâm lăng, chúng ta dùng tư tưởng Khổng Tử để diệt CS!

Nhà Giáo Miền Nam (Danlambao) - Thời gian gần đây trên báo chí và trên thực tế, song song với việc chống Tàu cộng xâm lược, thì người VN chúng ta cũng sẵn sàng chống báng cả Đức Khổng Tử, là một triết gia và một nhà đạo đức, một thánh nhân của nhân loại! Lý do rất đơn giản vì chúng ta ngộ nhận Khổng Tử là người Tàu, kẻ đang xâm lăng đất nước chúng ta! Nhất là nhà cầm quyền CSVN theo lệnh của Tập Cận Bình để lập ra "Viện Khổng Tử" tại Hà Nội, mà Nguyễn Thị Kim Ngân đã tự tay trao chìa khóa cho tên Hán gian họ Tập, khiến toàn dân nổi giận. Tuy nhiên, những phê phán và đánh giá của nhiều người về Khổng Giáo, còn gọi là Nho Giáo, có nhiều điểm không chính xác, và đôi khi khiếm lễ với một bậc hiền nhân của nhân loại, đã được Đông Tây công nhận, chỉ vì " giận cá chém thớt". Nhất là vì chúng ta thường nghe nói chứ không tìm hiểu, những điều không phải của Khổng Giáo chính truyền, mà chỉ là những sự bóp méo lệch lạc qua các thời phong kiến, hoặc nghe dân gian truyền miệng, thiếu tính chính xác.

Dĩ nhiên đây là một hệ tư tưởng của thời đại cách nay hàng ngàn năm, ắt phải có những điều không phù hợp với thời nay, cần điều chỉnh, nhưng phải dựa trên tinh thần xây dựng chân, thiện, mỹ, mà Khổng giáo chủ trương. 

Vì vậy, bài này được viết ra để góp chút ý kiến rất hạn hẹp, hầu tránh sự đánh giá sai lệch về một triết thuyết từng làm nền tảng cho nền văn hóa và đạo đức của những xã hội ở phương Đông như Nhật, Hàn, Singapore, Đài Loan và nhiều nước ở Đông Nam Á, có cả VN chúng ta, qua hàng nhiều ngàn năm. 

Một điều rất cần lưu ý là, ngay trên nước Tàu hiện tại, trừ những vị thức giả, những người có cơ hội nghiên cứu về Khổng học, còn dân chúng và nhà cầm quyền CS Tàu hầu như không biết gì về Khổng Tử, cũng như cuộc sống của cái xã hội CS này hoàn toàn phản lại tư tưởng và đạo đức của Khổng! TC chỉ lợi dụng danh Khổng Tử để làm công cụ đi xâm lăng các nước bằng "quyền lực mềm”, núp dưới chiêu bài "phổ biến văn hóa và tư tưởng Khổng Tử", đã từng được cả Đông, Tây chấp nhận và đưa vào chương trình giáo dục cũng như nghiên cứu tại nhiều nước, trước cả thời CS. Đây chỉ là một thiện chí xây dựng, chứ không hề mang tính chất phê phán, khiến gây nên những tranh luận không cần có. 

I. Vì sao Tàu cộng dùng Khổng Tử làm chiêu bài để xâm lăng bành trướng 


Gần đây CS Tàu mở “Viện Khổng Tử” ở nhiều nước, với thâm ý đem văn hóa Tàu rải khắp nơi để nhằm cho dân toàn thế giới quy phục Tàu, hay nói rõ ra là TC muốn xâm chiếm thế giới bằng quyền lực mềm thay cho súng đạn. Trên nước Mỹ có nhiều “Viện Khổng Tử” được mọc lên ở nhiều tiểu bang. Tại Hà Nội, VC cũng cho lập “viện Khổng Học” theo yêu cầu của TC, như một món quà dâng “vua Tập” để nói lên sự thuần phục của VC với TC, khiến nhiều người dân VN phẫn nộ, coi đó là một sự hèn hạ cúi mình của VC, là dấu hiệu của sự mất nước về tay Tàu. 

Thực ra TC không hề truyền bá tư tưởng của Khổng Tử trong các "viện” đó, vì dân Tàu hiện tại hầu hết sống thiếu văn hóa, vô trật tự, dơ bẩn, ích kỷ, gian tham, vô đạo! Do chính sách giới hạn sinh sản và trọng nam khinh nữ, đưa đến tình trạng trai thừa gái thiếu, nên cả gia đình chỉ lấy một người phụ nữ cho cha con anh em sài chung, là điều Khổng Giáo kịch liệt lên án, coi đó là phi luân bại lý, một tội rất nặng không thể chấp nhận! Còn nhà nước TC thì gian ác lưu manh và bất nhân, hoàn toàn bất chính và trái ngược với chủ trương của Khổng Tử. Khi dân Tàu không áp dụng luân lý của Khổng, thì làm gì có chuyện họ đem nền đạo đức văn hóa đó đi mà truyền bá ở nước ngoài? Thực ra TC chỉ lợi dụng danh nghĩa "viện Khổng Tử" như tấm bình phong để che đậy thực tế, là những ổ gián điệp của Tàu hoạt động trong đó, nhằm mục đích chính trị, dưới muôn hình vạn trạng, từ thông tin, tuyên truyền, liên lạc cho đến ăn cắp dữ liệu, chất xám, công nghệ của các nước sở tại, là “ngón nghề chuyên môn" của bọn chệt! Đây là một chiêu thức mới của Tập Cận Bình nghĩ ra và áp dụng, những thời cũ TC chưa hề làm điều này. 

Tại sao TC lại dùng Khổng Tử để thực hiện mộng xâm lăng? Là vì Tập xét thấy nước Tàu không có gì đáng giá để đưa vào các nước mà được họ chấp nhận, ngoại trừ danh Khổng Tử là một nhân vật nổi tiếng Đông Tây, về hệ thống tư tưởng triết học và đạo đức, từng được cả thế giới công nhận và tôn trọng. Vì thế nhiều nước mới chấp nhận cho TC mở các trung tâm này trên đất nước của họ, như một hoạt động văn hóa, tôn giáo. Và họ đã mắc mưu Tập Cận Bình, vì nó không hề truyền đạt tư tưởng Khổng Giáo, bởi chính CS nói chung, và CS Tàu nói riêng, không hề học hỏi và không biết gì về triết thuyết của Khổng Tử, càng không công nhận học thuyết này vì nó là tư tưởng hữu thần, và chủ trương một lôí sống hoàn toàn trái nghịch, thậm chí nguy hiểm cho chủ nghĩa cs! Phần dưới chúng ta sẽ cùng chứng minh. 

Để có thể hiểu ý đồ của TC trong chính sách gian manh nhằm “bành trướng” chính trị núp bóng văn hóa này, và biết được sư ngu xuẩn của nó, ở chỗ nó có thể bị “gậy ông đập lưng ông”, nếu người ta tìm hiểu sâu về tư tưởng chân truyền của Khổng Tử. Chúng ta sẽ lược sơ về dòng tư tưởng này. 

II. Sơ lược về học thuyết của Khổng Tử

Khổng Tử hay còn gọi là Khổng Phu Tử, tên là Khâu, người nước Lỗ, là một nước nhỏ trong nhiều nước từ thời Xuân Thu Chiến Quốc. Các nước nhỏ này luôn có chiến tranh, sau người Hán thắng các dân tộc khác, và sát nhập các nước nhỏ lại làm một, là nước Trung Hoa hay Tàu ngày nay. Vì là một vĩ nhân, một thánh nhân nên Khổng Tử và học thuyết của ngài đã vượt hẳn khỏi biên giới quốc gia, như Chúa Giêsu không phải chỉ là của dân Do Thái, hay Đức Phật Thích Ca không phải chỉ dành cho người Ấn Độ, mà các tôn nhân, tôn giáo này đã trở thành của chung nhân loại. Chúng ta cũng thường nghe nói "tư tưởng Khổng Mạnh", sở dĩ người đời ghép hai tên đó lại với nhau vì Mạnh Tử là người học trò tâm huyết nhất của Khổng Tử, và chính vị này đã đem tư tưởng của thầy mình mà quảng bá rộng rãi khắp nơi. 

Có thể tìm hiểu tư tưởng Khổng Tử ở hai lãnh vực: Một là lãnh vực triết học, hai là lãnh vực nhân sinh và xã hội. Khổng Tử không chỉ là một triết gia, vì ông không chủ trương đưa ra một triết thuyết cho nhân loại học hỏi nghiên cứu. Khổng Tử cũng không sáng lập một tôn giáo, có giáo chủ, với những giáo điều và những nghi lễ, cho người ta tin theo và tôn thờ, như Phật Giáo,Thiên Chúa Giáo, mặc dù người đời gọi là Khổng Giáo. Đạo Khổng đúng ra chỉ là một con đường sống tại thế, để giúp cho gia đình và xã hội ôn định, có trật tự trên dưới, có tình nhân ái yêu thương, và mỗi người biết sống đúng bổn phận của mình. Vua có "đạo làm vua", cha có "đạo làm cha", dân con có "đạo" của dân, con, mỗi người phải giữ trọn đạo cho gia đình êm ấm, xã hội trật tự, cho nhà có gia phong, nước có quốc pháp, tức có kỷ cương, pháp luật. 

A. Về khía cạnh tư tưởng triết học: 

Chúng ta sẽ không đi sâu vào triết lý của Khổng Tử, vì đây là cả một kho tàng, một hệ thống tư tưởng sâu xa, phong phú, đòi hỏi phải có thời gian lâu dài và có tài liệu đầy đủ để học hỏi và nghiên cứu. 

Ngành triết học của nhân loại được phân chia làm 2 hệ thống: Triết học Tây Phương trong đó có các triết gia như Socrate, Platon, Aristote, Pascal và nhiều triết gia của Tây phương khác, với những triết thuyết riêng về các lãnh vực luận lý, siêu hình, đạo đức, nhân văn, xã hội... mà mỗi triết gia chọn lựa và trình bày. Triết thuyết của Khổng, Lão và Phật, được coi là thuộc hệ thống Triết học Đông Phương, nghiêng về xây dựng nhân sinh và xã hội, đã được lập thành một ngành học ở các đại học như Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, Đại Học Vạn Hạnh và một vài đại học khác ở miền Nam VN trước 1975, cũng như ở nhiều nước Âu, Á. Triết lý của Khổng Tử được lưu hành gồm những bộ sách rất có giá trị, được coi là tư tưởng của Đức Khổng Tử, hay do ngài tầm cứu và hệ thống hóa. Những bộ sách chính có tên Tứ Thư và Ngũ Kinh (Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch và Kinh Xuân Thu). Riêng Kinh Dịch là cuốn sách được các nhà tư tưởng, học giả Tây Phương đánh giá như một pho sách khoa học về vũ trụ, mà ngày nay người ta mới chỉ "bóc được những lớp ngoài của một củ hành, chưa ai bóc được lớp trong cùng của nó", có nghĩa là nó còn tiềm tàng rất nhiều điều bí ẩn chưa thể khám phá ra, dù với những người bình thường, Kinh Dịch chỉ được coi như một cuốn sách về bói toán. 

B. Về khía cạnh nhân văn, xã hội: 

Như đã đề cập ở trên, đạo Khổng thực chất là nhằm vạch ra một lôí sốngmột đường đi tại thế (nên hiểu đạo là đường, chứ không phải là tôn giáo), nhằm xây dựng xã hội ổn định, gia đình ấm êm trên thuận dưới hòa, khi mỗi người biết giữ đúng vai trò, trách nhiệm của mình tại gia đình và xã hội

Vũ Trụ Quan của Khổng Tử: (cũng có thể coi là khía cạnh đạo đức tôn giáo trong đạo Khổng, mà người đời còn gọi là đạo Thánh Hiền). 

Khổng Tử không chủ trương lập ra một tôn giáo riêng như Công Giáo, Phật Giáo, hay Cao Đài..., có giáo chủ, giáo điều, giáo luật cho tín đồ theo. Khổng Tử chỉ khuyên người ta phải tin có Trời, là đấng Thượng Đế, đấng Tạo Hóa, tạo dựng nên muôn loài trong đó có con người. Đấng Tạo Hóa đó đã thương ban cho chúng ta một ngôi nhà là Mẹ Đất, để chúng ta cư ngụ và bảo vệ giữ gìn. Giữa trời, đất và con người có một sự giao hòa sâu thẳm, "Thiên - Địa - Nhân giao hỗ kỳ căn". Con người phải biết duy trì sự giao hòa này, là không chống trời, không phá hoại thiên nhiên, không hủy diệt nhau, thì mới tạo ra được một cuộc sống ổn định hạnh phúc. 

Đạo Khổng quy định bổn phận đối với Trời là phải "kính nhi viễn chi", nghĩa là chúng ta phải tôn kính Trời, nhưng không được nói hay mô tả về Người, vì chúng ta chưa được biết về Người (thời Khổng Tử, Chúa Giêsu chưa xuống thế để tỏ lộ cho con người biết về Thiên Chúa). Khổng Giáo cũng quy định những nghi lễ tế Thiên Địa để cầu an hòa cho xã hội, cho đất nước, cho mưa thuận gió hòa, mùa màng hoa trái tốt tươi, mà bổn phận các vua quan phải thay mặt dân để thi lễ hàng năm. Như thế đạo Khổng chủ trương hữu thần, chứ không vô thần như CS. 

Nhân Sinh Quan của Khổng Tử

Đạo Khổng chú trọng đến việc giáo dục con người và xây dựng xã hội. 

- Giáo dục con người: Trong quan điểm về nhân sinh, Khổng Tử nêu ra những chuẩn mực đạo đức cho mỗi con người buộc phải tuân giữ. Ngài cũng nêu ra "mẫu người chuẩn" cho xã hội thời đó, là “bậc chính nhân quân tử”, là con người đức tài toàn vẹn, và đối lại là “kẻ tiểu nhân” là loại người ti tiện xấu xa mà xã hội xa tránh, loại trừ. Ngài còn vạch định cho người nam và người nữ những bổn phận phải tuân thủ trong gia đình và ngoài xã hội: 

- Làm trai phải trải cuộc đời qua 4 giai đoạn: Tu thân, tề gia, trị quốc và bình thiên hạ. Khi nhỏ phải trau dồi trí, đức, thể dục và tài năng (tu thân), để tiến đến giai đoạn điều khiển và ổn định cho gia đình của mình (tề gia), cuối cùng là tham gia vào việc xây dựng xã hội, bằng khả năng riêng của mỗi người, góp phần làm cho xã hội trật tự và phát triển (trị quốc), và đem đến sự thái bình thịnh vượng cho muôn dân (bình thiên hạ). Có như thế mới xứng danh kẻ làm trai. Nguyễn Công Trứ, một nhà Nho, một vị quan đã sống theo quy định của Khổng, từng nói: “Đã mang tiếng đứng trong trời đất - Phải có danh gì với núi sông”. Danh với núi sông là việc góp công sức để xây dựng đất nước, xã hội, chứ không phải thứ danh hão, chỉ dùng để mưu cầu hạnh phúc cá nhân! 

- Là gái thì phải có đức hạnh và quán xuyến việc nội trợ, phục tùng cha mẹ, thủy chung với chồng và nuôi dạy con nên người. Trách nhiệm của người phụ nữ được quy định trong Tứ đứcTam tòngTứ đức là bốn đức tính: công (biết vén khéo chăm lo công việc trong nhà), dung (dung dạng bên ngoài phải thùy mị đoan trang), ngôn (lời nói phải nhẹ nhàng lịch sự), hạnh (là giữ nết na, đạo hạnh). Tam tòng là ba điều phải tuân thủ: Tại gia tòng phụ (khi chưa lập gia đình thì tuân phục mẹ cha), xuất giá tòng phu (khi lấy chồng thì chung thủy một lòng với chồng), phu tử tòng tử (chồng chết thì ở vậy thờ chồng nuôi con). 

- Giáo dục về luân lý, đạo đức: Khổng giáo đề ra Ngũ luân và Ngũ thường, còn gọi là “luân thường đạo lý”

a. Ngũ Luân: là 5 mối dây ràng buộc giữa con người với nhau. Trong các mối liên hệ đó, Khổng giáo quy định mỗi người phải giữ đúng bổn phận của mình, để gia đình êm ấm, đất nước trật tự, đó là: Quân-Thần, Phụ-Tử, Phu-Phụ, Huynh-Đệ, vàBằng-Hữu. Tất cả 5 mối ràng buộc này có kèm theo thuyết “Chính danh định phận”, sẽ giải thích bên dưới. 

Đạo Quân - Thần, tức là đạo vua - tôi: lấy chữ Trung (trung thành) làm gốc. Các thần dân, bầy tôi, đều phải giữ đạo “trung quân - ái quốc”, tức là trung thành với vua và yêu nước. Khổng giáo còn đề ra "thuyết chính danh định phận", và luôn quy định trách nhiệm cho kẻ trên rồi mới đến kẻ dưới. Bề trên phải “chính danh” tức là làm tròn trách nhiệm đã được quy định cho mình, rồi mới “định phận” cho bề dưới. Vua phải ra vua thì thần dân mới kính phục, trung thành. Vua được xem là Thiên Tử, phải lấy đạo Trời để cai trị dân nước: phải lo cho “quốc thái, dân an”. Với đất nước, vua phải giữ yên bờ cõi, với dân thì phải chăm lo cho dân “như con đỏ”, nghĩa là chăm sóc cẩn thận như chăm đứa con mới đẻ còn đỏ, từ đời sống vật chất đến tinh thần, dân phải được sống trong an bình, ấm no, hạnh phúc. Khi vua giữ “chính danh” tức chu toàn bổn phận, thì dân mới phải trung thành với vua. Lúc đó vua là đại diện cho nước, thay mặt cho Trời, nên trung với vua là trung với nước, với Trời chứ không vì cá nhân vua. Nếu vua để dân đói khổ lầm than, xã hội nhiễu loạn, hay đàn áp bóc lột dân thì đó không phải là vua, mà bị coi là hôn quân bạo chúa, sẽ đương nhiên bị dân phế bỏ như Kiệt, Trụ, và dân không lỗi đạo quân - thần hay đạo Trung, vì kẻ bị phế không chính danh là vua! Điều này cho chúng ta thấy TC và VC đã hoàn toàn sai lầm khi muốn lạm dụng Khổng Giáo để buộc dân phải trung với đảng CS, như họ đã man trá bày đặt ra: "trung với đảng là yêu nước", dựa theo đạo "Trung Quân - Ái Quốc" (yêu nước là trung thành với vua, mà hiện nay vua là đảng!) Trước nhất đảng CS không phải là vua, vì dân không bầu chọn đảng CS làm đại diện, mà do đảng đi cướp chính quyền của dân. Hơn thế, đảng đã không có chính danh, vì các lãnh đạo CS không thực hiện "đạo làm vua", là yêu nước thương dân, mà đảng chỉ hại dân, cướp giết, khủng bố, đè đầu cỡi cổ dân, thậm chí tà quyền VC còn bán cả nước cho Tàu! Đó chính là bọn giặc cướp, là "hôn quân bạo chúa" cần phải phế bỏ, theo đúng đạo Nho. 

Vì thế lợi dụng Khổng Tử để mị dân, bắt dân trung với đảng là một sự ngu xuẩn, và một sai lầm lớn lao của CS! Nếu dân mà hiểu về Khổng, thì sẽ phải đứng lên phế bỏ bọn tà quyền này! Vì thế, người dân VN và Tàu cần bám vào học thuyết Khổng Tử mà bọn CS đang đưa ra, để vạch trần sự sai trái vô đạo của CS mà lật đổ nó! 

Thời Đức Khổng Tử là thời phong kiến, nên vua đứng đầu, nhưng thời chúng ta là thời dân chủ, thì phải hiểu rộng ra, vua là chính quyền, là người lãnh đạo đất nước cũng như đứng đầu các tổ chức, cơ quan, công và tư, với đủ danh nghĩa chủ tịch, giám đốc, trưởng các ban ngành, đoàn thể, tóm lại là các cấp chỉ huy..., tất cả những người này đều phải tuân thủ đạo “chính danh”, phải tròn trách nhiệm trong công việc, với cấp dưới coi như "thần dân" của mình, nếu muốn người khác tôn trọng mình như một lãnh đạo. 

Đạo Phụ - Tử, tức đạo cha con: trước hết kẻ làm cha làm mẹ phải giữ đạo Từ, rồi con sẽ giữ đạo Hiếu, nghĩa là làm cha thì phải nhân từ, yêu thương, phải chu toàn bổn phận sinh thành dưỡng dục con cái, phải “chính danh” là cha mẹ, thì buộc con cái phải kính trọng, hiếu nghĩa với cha mẹ cho trọn đạo. Do đó Khổng Giáo cũng lên án những người làm cha mẹ mà thiếu bổn phận hay bất xứng. Cha mẹ cũng không thể xử sự bất công, vô lý hay ác độc với con cái như câu "phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu", hay ông vua xử sai trái bất công với triều thần, mà kẻ bề dưới buộc phải tuân thủ: "quân xử thần tử, thần bất tử bất trung", cả hai đều do xã hội phong kiến đã đặt ra! 

Đạo Phu - Phụ (hay phu-thê), tức đạo vợ chồng: lấy chữ Tiết, tức sự thủy chung tiết liệt làm gốc, không chấp nhận sự lăng nhăng, vợ chồng đảo lộn. Nếu đạo Khổng muốn người vợ giữ sự chung thủy tiết nghĩa với chồng, thì cũng quy định người chồng phải ăn ở xứng đáng là người trên, yêu thương bảo vệ, là nơi dựa nương cho vợ. Đạo Nho ví người chồng như thân tùng bách vững vàng, và người vợ yếu mềm như dây cát đằng, sẽ quấn quanh cây tùng bách để được chở che:"Nghìn tằm núp bóng tùng quân - Tuyết sương che chở cho thân cát đằng!". Đó là sự trật tự trong yêu thương và tôn trọng, chứ không hề là sự đè ép bắt nạt. Vợ chồng đối xử với nhau phải “tương kính như tân”, tức là kính nể nhau như những người khách, chứ không xuồng xã xúc phạm nhau. Điều này giải thích câu “chồng chúa vợ tôi” hay quan niệm "trọng nam khinh nữ" không phải là chủ trương của Khổng, vì vợ chồng cùng "tương kính" nhau thì sao có thể nói là khinh nữ? Những điều sai đó là do xã hội phong kiến đã xuyên tạc, rồi gán ghép cho Khổng, để áp đặt người khác theo ý riêng mình một cách bất chính! 

Trong 3 mối tương quan vua tôi, cha con, vợ chồng, tóm lại là bề trên với kẻ dưới, luôn kèm theo thuyết "chính danh định phận", và một cảnh báo kèm theo: "thượng bất chính, hạ tắc loạn". Nếu bề trên ăn ở sai quấy, sẽ gây loạn, tức là sự bất tuân của bề dưới, lỗi ấy trước nhất là do bề trên gây ra và chịu trách nhiệm. 

Huynh-Đệ, tức đạo anh em: Khổng giáo quy định anh chị em phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau vì cùng máu mủ, thậm chí anh hay chị lớn trong nhà còn phải thay cha mẹ để lo cho đàn em nhỏ: "quyền huynh thế phụ". Những sự thù hằn, ganh ghét, hại nhau đều lỗi đạo anh em và bị coi là kẻ xấu đáng chê trách. 

Bằng-Hữu, tức đạo bạn bè: Đạo Nho yêu cầu khi đã kết bạn với nhau phải giữ Tình Bằng Hữu, cư xử với nhau có tình có nghĩa, biết tương thân tương ái, giúp nhau khi khó khăn hoạn nạn, sống chết có nhau mới là tình bạn thật. Ngày xưa đã có những tình bạn vô cùng cao quý và thủy chung, sống chết cũng không để mất bạn, từng được ghi trong sử sách như tích Lưu Bình-Dương Lễ. 

Tóm lại, đạo Khổng đi sâu vào đời sống gia đình và xã hội, để nhằm ổn định tôn ty trật tự và tạo tình người, mọi người phải sống với nhau đầy tình nghĩa và có bổn phận với nhau. Chính vì thế các xã hội Đông phương xưa theo Khổng giáo đã rất ổn định và tốt đẹp, hoàn toàn khác xa chủ trương vô thần, vô tổ quốc, vô gia đình, phản trắc, đồng chí giết hại nhau của CS! 

b. Ngũ Thường: tức 5 điều đạo đức thường hằng mà mọi người đều phải tuân thủ tuyệt đối, nếu không thì gia đình và xã hộị sẽ hỗn loạn, đầy giả trá, lọc lừa và tội ác. Ngũ thường gồm có: 

1. Nhân: Là lòng nhân đạo hay nhân ái. Làm người phải biết yêu thương đồng loại, đồng bào, tức lòng bác ái như bên Công Giáo, hay từ bi của Phật Giáo. Phải biết nghĩ đến người xung quanh, và sẵn sàng chia cơm sẻ áo, giúp đỡ nhau khi cần, như những câu “Bầu ơi thương lấy bí cùng - Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, hay “Thương người như thể thương thân”. Do đó sự hại người, ích kỷ, vô cảm trước những khổ đau, bất công là không thể chấp nhận được trong xã hội nhân loại. 

2. Nghĩa: Là ơn nghĩa hay tình nghĩa, do mọi người đã làm điều tốt cho nhau, khiến nảy sinh những ân và tình, gắn bó mọi người. Dù là anh chị em, bạn bè, lối xóm, đồng hương, dù thân hay sơ, dù không cùng máu mủ ruột thịt, thì khi sống với nhau cũng cần tạo nên cái nghĩa, bằng cách sẵn lòng tương trợ nhau. Chính cái "nghĩa" đó đã khiến người ta cư xử tốt và tìm cách đáp trả cho nhau, gọi là "đền ơn đáp nghĩa"

3. Lễ: Là những nghi thức trong giao tế, giữa con người với Trời, và giữa con người với nhau. Cũng có thể coi Lễ là phép lịch sự trong giao tiếp, từ lời nói đến cử chỉ, hành động, đều được Khổng Tử quy định rõ ràng, khít khao, ví dụ đứng trước ông bà, cha mẹ, người bề trên, dù ta còn nhỏ hay khi đã lớn, vẫn phải cung kính lễ độ khi nghe người trên dạy bảo, truyền đạt. Từ cách con cái cư xử với cha mẹ, học trò cư xử với thày dạy, cách đối xử với người thân, kẻ sơ... đều có nghi thức rõ ràng phù hợp, để tránh sự thất lễ, bất lịch sự, nó biểu lộ văn hóa, lễ giáo của con người. Chữ lễ ngày nay bị coi nhẹ hoặc bị bỏ qua với nhiều người, nên sinh ra xuồng xã, thiếu lịch sự và khiếm lễ. 

4. Trí: Là sự hiểu biết thấu đáo tường tận, về người, vật hay sự việc, để tránh nhận định, đánh giá, phê phán sai lệch gây hậu quả khó lường. Chữ “trí” hơn chữ “tri” một bậc, vì “tri" mới chỉ là biết, nhưng chưa đến mức thấu đáo, rõ ràng, thường gây ra sự hiểu không đúng về người và việc, sẽ đưa đến quyết định hay đánh giá sai. Như thế, chúng ta mới thấy tư tưởng Khổng Tử từ ngàn xưa đã rất kỹ càng, thấu triệt và chu tất. 

5. Tín: Là niềm tin giữa mọi người. Từ trong gia đình đến ngoài trường đời, mọi người phải cư xử chân thành thật thà, phải nói đúng, làm đúng, lời nói đi đôi với việc làm, đã hứa thì phải giữ, để người khác tin được mình, và mình cũng tin được mọi người. Từ đó mới tạo ra cái "uy"” gọi là uy tín, là sức mạnh cho mình, khi mình nói sẽ được mọi người tin tưởng và mến nể, sẵn sàng cộng tác, cậy nhờ, giúp đỡ để ta đi đến thành công dễ dàng. Mọi sự gian trá lừa đảo nhau đều bị lên án, tẩy chay triệt để, bị coi là kẻ “thất tín" không thể tin cậy, kẻ đó sẽ bị xã hội khinh khi xa tránh, khó mà sống với mọi người! 

Ngoài Ngũ Luân và Ngũ Thường, đạo Nho còn có thuyết Chính Danh và thuyếtTrung Dung

-Thuyết Chính Danh: để buộc mọi người tuân giữ đúng bổn phận được quy định cho mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội, như đã giải thích trong “ngũ luân”, để tránh sự bất công, lạm dụng quyền vị, ép chế, lấn lướt, hay ăn ở bất xứng. 

- Thuyết Trung Dung: Khổng Tử chủ trương mọi thứ, mọi việc, từ ăn uống, nghỉ ngơi, ham muốn, làm việc, cho đến những suy nghĩ, quan điểm riêng, tất cả đều ở mức vừa phải, không thái quá cũng không bất cập, để dễ cho mọi người hòa hợp, thích nghi, không bị ức chế, đè nén, ép uổng. 

Với tất cả những điều nêu trên, Khổng Giáo đã đem đến cho các nước Đông Phương trong đó có VN trước thời CS, một xã hội tôn ti trật tự nề nếp, một mẫu gia đình ấm êm, một mẫu người đầy đủ phẩm chất tốt đẹp. Tất cả những quy định đó, các nước Á Đông đã coi như một căn bản cho nền đạo đức và nhân bản cao, rất đáng duy trì và trân trọng. Chính nền đạo lý đó đã sản sinh cho VN những vị minh quân hết lòng vì nước vì dân, những vị quan liêm chính xứng danh “dân chi phụ mẫu”, đã đem hết tài năng phụng sự tổ quốc và dân tộc, như Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bỉnh Khiêm…, và những anh hùng hào kiệt như như Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Nguyễn Trãi..., với lối sống hào hùng và xây dựng đất nước vinh quang. Cũng phải kể đến những văn hào thi sĩ, mang phẩm chất Nho Giáo, được thể hiện trong các tác phẩm lưu danh muôn thuở, và làm mẫu sống cho cháu con mọi thời, như Nguyễn Du với tác phẩm Truyện Kiều, Đặng Trần Côn với Chinh Phụ Ngâm, Nguyễn Đình Chiểu với Lục Vân Tiên, hay Nguyễn Trãi với bộ sách giáo dục Gia Huấn Ca..., từng được Bộ Giáo Dục ở miền Nam đưa vào chương trình giảng dạy cho học sinh, và các phụ huynh dạy dỗ con cháu trong gia đình. 

Trước năm 1975, miền Nam đã coi tư tưởng Khổng Mạnh là nền tảng cho gia đình, xã hội và giáo dục. Mọi người khi sinh ra đều được dạy dỗ những tinh thần tốt đẹp đó, khiến xã hội miền Nam được ổn định và phát triển mọi mặt, chứ không xô bồ nhũng loạn như xã hội miền Bắc bị nhồi nhét và phá hoại bởi tà thuyết CS vô thần bất nhân. Sau 1975 thì CS đã biến cả nước thành hỗn loạn, mất nhân tính, vô đạo đức, xã hội chỉ toàn kẻ tiểu nhân ham danh lợi mà bỏ quên chính nghĩa, thậm chí cả "cha già dân tộc" là HCM do CS đưa lên, hay "anh hùng cách mạng" Lê Văn Tám của CS cũng là đồ giả, đồ bịa đặt! 

Khi CS chiếm miền Nam, vì đã có điều nghiên kỹ, nên mục tiêu họ nhắm đánh phá đầu tiên là nền giáo dục căn trên Nho Giáo của VNCH. Chúng bắt giáo sư, giáo viên đi tẩy não trong các khóa gọi là " bồi dưỡng chính trị", buộc phải hủy bỏ không được dạy tư tưởng Khổng giáo. Chúng gọi Đức Khổng Tử là loại "tứ chi bất động, ngũ cốc bất phân”, và đánh giá những điều luân thường đạo lý căn trên tư tưởng Khổng Mạnh là hủ bại, lỗi thời, cản trở bước tiến của nhân loại! Chỉ có hủy bỏ chữ hiếu, điều nhân nghĩa, sự thành tín, thì chúng mới có thể kêu gọi con tố cha, vợ tố chồng, cách ly con cái khỏi cha mẹ, chia lìa vợ chồng, tách rời anh em, bè bạn, bằng sự nghi kỵ, và khuyến khích mọi người tố giác nhau để lập công lấy điểm với "cách mạng". Ngày nay thì Nam Bắc đã "thống nhất" để cùng "xuống hố cả nút"! 

III. CS tàu lợi dụng Viện Khổng Tử để đi xâm lược, chúng ta dùng tư tưởng khổng tử để diệt trừ CS! 

Lướt qua như trên để chúng ta thấy Khổng Giáo và CS hoàn toàn trái nghịch nhau, thậm chí loại trừ nhau. Khổng Giáo với đầy nhân bản và đạo đức, còn CS với đầy tội lỗi xấu xa. Một bên tạo dựng con người đầy nhân bản, một bên hủy hoại tính người, tình người. Một bên xây dựng gia đình, xã hội ổn định, phục vụ cho con người, một bên gây xáo trộn, bất công, phi luân bại lý, gieo tai họa cho nhân loại. Nếu Khổng Tử được coi là bậc thánh nhân, là “máng thông ơn” của Thượng Đế xuống cho nhân loại, thì CS là loài quỷ sứ, là thế lực của Satan chống lại Thượng Đế và con người! 

Do đó, nếu CS dùng Khổng Tử để mị dân, lừa những người không biết, để đi xâm lăng cướp bóc, ràng buộc người dân phải trung với một đảng cướp, thì tại sao chúng ta không dùng chính tư tưởng, đạo đức của Khổng Tử để triệt tiêu cái chủ thuyết và chế độ phi nhân tính tàn bạo này, để cứu dân tộc chúng ta thoát khỏi nạn diệt vong về tay CS? Khi có thể, hãy tổ chức lại Viện Khổng Tử ở Hà Nội, cả đền thờ Đức Khổng Tử vốn có từ trước. Người dân hãy xuống đường kêu gọi thay đổi nền giáo dục, phục hồi nhân nghĩa tín trung, phát huy mẫu sống nhân bản của Khổng Tử trong toàn dân và xã hội, thì bọn CS sẽ bị đào thải vì sự gian tà bất chính bất nhân, vô luân thường đạo lý, phản quốc và hủy hoại dân tộc! 

Nền đạo đức Khổng Mạnh cũng rất cần thiết cho đất nước chúng ta sau khi thay đổi chế độ, có tự do dân chủ. Tinh thần Khổng giáo sẽ làm cơ sở cho việc giáo dục lại lớp người đã hư hỏng do CS, và xây dựng một xã hội mới trật tự kỷ cương,với những người lãnh đạo là chính nhân quân tử, có phẩm chất hào hùng và có trách nhiệm cao trong việc trị quốc an dân, để đem lại thanh bình, dân chủ, tự do cho VN. 

Nước ta từng có những mẫu người của đạo Nho, đầy trách nhiệm với non sông như Hai Bà Trưng, Bà Triệu..., đã lừng danh thế giới. Những anh hùng đầy khí phách và đức tài như Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Quang Trung..., với những trận đánh thần tốc, tiêu diệt giặc xâm lăng hung bạo và đầy sức mạnh, khác nào châu chấu đá voi, đã được các nước biết đến và khâm phục! Cũng hiếm có một chính quyền dân chủ nào từ xưa đến nay, lại có được những việc làm biểu trưng cho dân chủ và văn minh như việc vua Trần Nhân Tông mở Hội Nghị Diên Hồng để trao quyền quyết định việc nước cho toàn dân, và kêu gọi sự tham gia của toàn dân hầu đánh tan quân thù hùng mạnh vào bậc nhất thế giới như quân Mông Nguyên. Ngày nay toàn dân hãy phục hồi truyền thống ái quốc và kiêu hùng ấy để không còn ươn hèn, hầu cứu tổ quốc thoát khỏi gian nguy. 

Cầu mong ngày tươi sáng mau đến cho dân tộc VN, và những nước đang bị khống chế bởi các chế độ độc tài phi chính nghĩa còn lại trên thế giới. 

14.09.2018

No comments:

Post a Comment