Friday, September 14, 2018

Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân hơi bị phản động!

CTV Danlambao - Chỉ trong 2 ngày qua, bà chủ tịch quốc hội đã hơi làm phiền "đảng ta" với những phát biểu hơi được lòng dân và không hợp ý đảng chút nào. Những phát biểu của bà liên quan đến nền giáo dục VNCH và chính sách Hán hoá Việt Nam của "đảng ta" trong việc cho phép chính thức sử dụng đồng tiền của các đồng chí quan thầy tại các tỉnh biên giới giáp Tàu.

Trong Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng ngày 12/9, phần bàn về những thiên tai giáo dục dưới sự lãnh đạo của thiên tài đảng ta, bà Ngân đem nền giáo dục VNCH ra so sánh với nền giáo dục Hồ Chí Minh: 

“Thực nghiệm thì mấy chục năm rồi, chắc từ hồi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam học phổ thông, Công nghệ giáo dục này đã được thực nghiệm rồi. Thực nghiệm gì mà mấy chục năm như vậy. 

Giờ tôi thấy thương bọn trẻ con quá, sao học hành giờ khổ sở quá vậy. Chúng tôi ngày xưa đi học đâu đến mức vậy mà từ tên núi, tên sông, tên cao nguyên, thể hiện trên bản đồ sẽ ở đoạn nào giờ vẫn không thể quên được, lịch sử các trận đánh, các triều đại từ Lý, Trần, Tiền Lê đến giờ cũng vẫn nhớ nguyên. 

Còn giờ hỏi bọn trẻ những thứ đó hầu hết đều không biết. Tôi có người bạn là giáo viên, xem sách của cháu nội tôi học mà bảo rất khó, khác hẳn thời xưa mình học. Sao không để cho học sinh được học hành một cách dễ dàng. Chúng ta làm khổ con em quá”. (1)

Trong một câu bà "chửi xéo" ba chuyện: 

- Chửi xéo trò "thực nghiệm" "công nghệ giáo dục vuông tròn tam giác" của Hồ Ngọc Đại bởi Bộ giáo dục cộng sản. Câu "thực nghiệm mấy chục năm rồi" làm dân ta phải nghĩ đến trò đem cả nước ra thực nghiệm XHCN mấy chục năm mà hết thế kỷ này không biết có nghiệm xong hay không - qua câu nói trước đây của Nguyễn Phú Trọng. 

- Ca ngợi nền giáo dục VNCH, nền giáo dục mà bà Ngân đã thụ hưởng nhưng sau đó quay sang phản phé đất nước VNCH đã dạy bà tên sông, tên núi, tên người nước Nam. 

- Phê phán hệ quả của nền giáo dục cộng sản trong đó học sinh không biết gì về địa lý, lịch sử và cho đó là một nền giáo dục hành hạ (làm khổ) học sinh. 

Chỉ thắc mắc hỏi bà cựu sinh viên đại học Văn Khoa trước khi bỏ trường vào bưng là: Khi nói "chúng tôi ngày xưa đi học đâu đến mức vậy mà từ tên núi, tên sông, tên cao nguyên, thể hiện trên bản đồ sẽ ở đoạn nào giờ vẫn không thể quên được" - vậy bà chủ tịch quốc hội còn nhớ cái Ải Nam Quan nằm ở đâu và thuộc nước nào không? 

Sang đến vụ Mao tệ chạy đầy đường ở nước ta thì ngày hôm sau - 13/09/2018, bà Ngân đặt vấn đề "vi hiến": "Có người nói vi hiến. Liệu có vi hiến, có vi phạm pháp luật không, vì trên một đất nước sử dụng 2 đồng tiền? Phải trả lời câu hỏi này. Tất nhiên, quy định này chỉ ở khu vực biên mậu, tức là khu vực thương mại ở biên giới thôi, nhưng cũng phải xem lại". (2) 

Phải trả lời câu hỏi này? Bà là chủ tịch đứng đầu cơ quan lập pháp mà không trả lời thì còn ai? Chỉ có thể giải thích hiện tượng chủ tịch ngành lập pháp mà không trả lời được chuyện vi hiến hay không bằng lý do: trên quốc hội là đảng! Muốn hỏi thì đi hỏi cái ông lu lú đứng đầu đảng ấy. 

Bà chủ tịch Bến Tre cũng đặt vấn đề về luận điệu cho là quy định dùng tiền của một quốc gia khác tại đất nước sở tại đã có tiền lệ và bà cho rằng phải xem lại xem tiền lệ đó có hợp lý không? Từ đó bà Ngân tuyên bố: "Tôi đã chỉ đạo anh Nguyễn Hồng Thanh (Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội) và anh Phùng Quốc Hiển (Phó chủ tịch Quốc hội) xem lại, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước xử lý vấn đề này"(2). 

Cần nhắc lại là vào ngày 28/08/2018, Lê Minh Hưng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - đã ký ban hành Thông tư 19/2018/TT-NHNN cho phép việc sử dụng chính thức tiền Tàu tại Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Điện Biên. 

Thông tư này dự kiến có hiệu lực từ ngày 12/10/2018. Thắc mắc của bà Ngân xảy ra vào ngày 13/10/2018. 

Chỉ có ở nước CHXHCNVN, sau khi một thông tư đã quá ngày có hiệu lực mà chủ tịch của cơ quan lập pháp, những người làm ra luật lại thắc mắc hỏi rằng thông tư nào có vi hiến không!? Và mới đủng đỉnh chỉ đạo thuộc cấp cùng nhau xử lý! 

Chú thích:



14.09.2018

No comments:

Post a Comment