Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật. Ảnh: Người Lao Động.
Bộ Giao Thông Vận Tải gần đây đã nhiệt tình đề xuất dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam với ước toán lên tới 230,000 tỷ đồng, trong đó đòi ngân sách chi đến 93,000 tỷ đồng. Không những thế, bộ này còn đòi chính phủ cho cơ chế chỉ định thầu đối với dự án khổng lồ trên.
Chỉ sau khi công luận xã hội lên án căn bệnh hoang tưởng thời đại của Bộ Giao Thông Vận Tải và ý đồ “hốt cú chót”, một quan chức của bộ này là Thứ trưởng Nguyễn Nhật mới qua báo chí thanh minh rằng, dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam mới chỉ dừng lại ở ý tưởng trình lên Chính phủ, nên chưa thể bàn sâu về vấn đề nguồn vốn vay từ đâu.
Khác với không khí hô hào ban đầu như thể chính Bộ Giao Thông Vận Tải là chủ đầu tư, mới đây ông Nguyễn Nhật lại cho rằng các chủ đầu tư của dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phải đứng ra vay, chứ Bộ không phải là người đứng ra bảo lãnh.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội – nói thẳng là không ủng hộ xây dựng dự án này. Cần phải đẩy mạnh phát triển giao thông thủy và giao thông hàng hải. Dự án này chắc chắn phải trình ra Quốc hội. Có hai cách, một là Bộ Giao Thông Vận Tải sẽ trình cả gói, hai là trình từng dự án nhỏ. Nếu sử dụng chiêu trò láu cá, chẻ nhỏ dự án thì bắt buộc Bộ Giao Thông Vận Tải phải trình phương án duyệt ngân sách hàng năm, bao gồm ngân sách cho phát triển trung hạn và ngắn hạn. Với cách thức này, đến một hào Bộ Giao Thông Vận Tải cũng phải trình.
Sau “triều đại” Đinh La Thăng và “ý tưởng” dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam có dự toán lên đến hơn 50 tỷ USD, việc Bộ Giao Thông Vận Tải cố “mồi’ dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam cho thấy nhóm lợi ích ODA ở Việt Nam vẫn quyết liệt thực hiện chiến dịch không nương tay với những món vay mượn khổng lồ từ nước ngoài, bất chấp ngân sách cùng kiệt vì tham nhũng và tiêu xài lãng phí, nợ công đã vọt lên hàng trăm phần trăm GDP và dân chúng chỉ chực chờ nổi loạn vì phải gồng mình đóng thuế.
Một kênh “hút tiền” mà giới lãnh đạo Bộ Giao Thông Vận Tải tìm cách “mồi chài” là phát hành trái phiếu quốc tế. Thế nhưng, sự thật trần như nhộng là kênh phát hành trái phiếu quốc tế cho tới nay đã hoàn toàn bế tắc. Nếu vào cuối năm 2015 chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhiệt liệt tuyên truyền cho kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế giá trị 3 tỷ USD, thì đến giữa năm 2016 chính giới quan chức Bộ Tài Chính đã phải gián tiếp xác nhận rằng kế hoạch này đã phá sản.
Mới đây, Bộ Tài Chính đã phải có văn bản trả lời về dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam, trong đó đánh giá dự án này là “chưa có cơ sở,” “không hợp lý,” và chưa biết lấy đâu ra tiền cho dự án lên tới 230,000 tỷ đồng khi nợ công đã sát trần.
Thời hoàng kim “mổ nội tạng” ngân sách cũng đã qua. Không phải là chục ngàn tỷ đồng, mà bây giờ thì tìm ra một ngàn tỷ cũng đã khó!
Lê Dung / SBTN
No comments:
Post a Comment