Giáo Già (Danlambao) - Khởi phát từ ngày 06-4-2016 và liên tiếp nhiều ngày sau đó, ngư dân sống quanh Vũng Áng, thuộc huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, phát hiện hàng chục ngàn tấn cá chết đủ loại phơi trắng dọc dài 240 cây số bãi biển, tới tận Lăng Cô, tỉnh Quảng Nam. Cùng với những phát hiện sơ khởi, từ các thợ lặn và các ngư phủ địa phương, nghi vấn về nguyên nhân cá chết được qui cho tổ hợp gang thép Formosa, một công ty xuất xứ từ Đài Loan nhưng về mặt kỹ thuật được trao phó cho MCC, một tổ hợp hóa chất đặt dưới quyền điều hành trực tiếp của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Bằng chứng được trưng dẫn là anh Lê Văn Ngày, người đầu tiên cùng với các đồng nghiệp thợ lặn sau đó, đã tìm ra miệng ống xả chất thải dưới đáy biển Vũng Áng, nối từ nhà máy Formosa. Anh Lê Văn Ngày bị nhiễm độc chất cực mạnh, phải nhập bệnh viện, và không lâu đã qua đời một cách bí ẩn. Điều đáng quan tâm là cái chết của anh Ngày đã bị giới y tế địa phương do lệnh thượng cấp tìm cách ém nhẹm, tương tự như những trường hợp bị nhiễm độc chất thủy ngân, chì, của người bị bệnh và chết sau đó…
Sau nhiều tháng dập dình, cuối cùng Nhà nước CS Việt Nam cho công bố nguyên nhân tại sao cá biển ở 4 tỉnh miền Trung bị chết. Đúng ngày 28/6/2016, Công ty Formosa Hà Tĩnh nhận trách nhiệm về việc gây ra biến cố môi trường, làm hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh, từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, trong thời gian vừa qua. Trong một cuộc họp báo, Nhà nước chiếu video dài khoảng 5 phút cho thấy ông Trần Nguyên Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, thay mặt ban lãnh đạo công ty, cùng hơn 6.300 cán bộ, nhân viên, đã cúi đầu xin lỗi người dân Việt Nam; và có bài phát biểu cam kết 5 vấn đề cụ thể như sau:
1. Thứ nhất, công khai xin lỗi Nhà nước và nhân dân Việt Nam vì để xảy ra biến cố môi trường nghiêm trọng.
2. Thứ hai, thực hiện việc bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; bồi thường xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung của Việt Nam với tổng số tiền tương đương trên 11.500 tỷ đồng (500 triệu USD).
3. Thứ ba, khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế của hệ thống xử lý chất thải, nước thải, hoàn thiện công nghệ sản xuất, đảm bảo xử lý triệt để các chất thải độc hại trước khi thải ra môi trường, theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước của Trung ương và tỉnh Hà Tĩnh để không tái diễn biến cố môi trường như đã xảy ra.
4. Thứ tư, phối hợp với các bộ, ngành của Việt Nam và các tỉnh miền Trung xây dựng các giải pháp đồng bộ để kiểm soát môi trường biển miền Trung, bảo đảm phòng, chống ô nhiễm, không để xảy ra biến cố môi trường tương tự, để tạo niềm tin với người dân Việt Nam và quốc tế.
5. Thứ năm, thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết nói trên, không để tái diễn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước; nếu vi phạm thì sẽ chịu các chế tài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Sau đó, chuyện nhùng nhằng chẳng đi đến đâu, vì Formosa nhận lỗi nhưng không nhận tội. Phần Nhà nước thì tự ý đứng ra nhận tiền trong khi thiệt hại là phần dân, chớ Nhà nước đâu có thiệt hại. Phần khác Nhà nước cũng đâu biếtnhững thiệt hại gồm những gì: Thiệt hại nào đối với môi trường, thiệt hại nào đến kinh tế, thiệt hại nào đến sức khoẻ và đời sống của người dân; chúng nghiêm trọng ra sao, mà hí hửng nhận tiền cho xong chuyện. [Xem phụ đính 1].
Chuyện không xong, nên chiều 26-9, hàng trăm ngư dân kéo đến trụ sở TAND thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) nộp đơn khởi kiện Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (đóng tại thị xã Kỳ Anh) yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Được biết, sau những buổi cầu nguyện và chuẩn bị, sáng sớm hôm Thứ Hai 26-9-2016, dân tập trung ở Giáo xứ Phú Yên, Nghệ An, để đi Hà Tĩnh [xem hình]. Nhờ sự trợ giúp phương tiện của đồng bào, Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam đã thuê 20 xe buýt để chở 600 đồng bào (con số dự kiến ban đầu) lên thị xã Kỳ Anh nạp hồ sơ khiếu kiện. Nhưng vì an ninh nhà nước dùng uy quyền áp lực với chủ nhân các hãng cho thuê xe buýt nên vào giờ chót số xe hiện diện chỉ đủ chỗ cho 540 người.
Vượt qua những sách nhiễu và cản trở từ nhà cầm quyền, đoàn xe buýt gồm 15 chiếc do Linh mục Nam dẫn đầu, đưa 540 người dân thực hiện cuộc hành trình 2 ngày tới tòa án ở thị xã Kỳ Anh, tâm điểm thảm họa cá chết hồi tháng 4; cũng là nơi công ty Formosa đặt trụ sở, để nộp đơn khởi kiện. Tất cả hơn 540 người, nam cũng như nữ, trang phục áo thung trắng in những biểu tượng bảo vệ môi trường, nghiêm chỉnh xếp hàng bước vào trụ sở thị xã Kỳ Anh dưới ánh nắng gay gắt [xem hình]. Với những bà con thuộc nhiều giáo xứ lân cận đứng bên ngoài trụ sở thị xã yểm trợ tinh thần cho các nạn nhân khiếu kiện bên trong, cha Nam cũng nhắc nhở mọi người tuyệt đối giữ thái độ ôn hòa nếu có kẻ cố tình gây sự, và hiệp thông cầu nguyện cho anh chị em mình thành công trong vụ kiện. Đúng thời điểm cha Nam hướng dẫn các nạn nhân đi khiếu kiện, nguyên TGM Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt đã vượt mấy trăm cây số từ Nho Quan đến tiếp xúc với giáo dân Đông Yên, Kỳ Anh, như một biểu thị tình liên đới và sự quan tâm của Mục tử đối với đoàn chiên.
Trong ngày đầu bạo quyền đã điều động lực lượng công an ngăn chặn, gây khó dễ các nạn nhân đi kiện, nhưng hôm sau chúng đã mở cửa đón nhận cha Nam và mọi người vào trụ sở thị xã nạp hồ sơ pháp lý kiện công ty gang thép Formosa và những thế lực đứng đàng sau.
Sau những trì hoãn vì thủ tục rườm rà, cho đến trưa Thứ Ba 27-9, với tư cách đại diện được các nguyên cáo ủy quyền, cha Nam đã hoàn tất việc đệ nạp 506 hồ sơ khiếu kiện Formosa. Cha Nam cho biết: Tòa sẽ thông báo quá trình “giải quyết đơn” cho cha Nam là người đại diện cho 506 cá nhân đứng tên kiện. Điều đặc biệt đáng lưu ý là ngay từ bước đầu CSVN đã giở ngay trò gian ác. Chúng đòi án phí cho 506 hồ sơ của ngư dân vào khoảng 4 tỉ VNĐ để giải quyết vụ kiện trong vòng 30 ngày, kể từ ngày 27.09.2016 là ngày nhận đơn.
Chia sẻ với Trà Mi của đài VOA Việt ngữ về những nỗ lực của ông trên đoạn đường đã qua và trong chặng đường sắp tới Linh mục Đặng Hữu Nam cho biết:“506 bộ hồ sơ đã được tòa án tiếp nhận dù gặp nhiều khó khăn, người ta đánh phá và tìm mọi cách gây khó dễ, cản trở chúng tôi làm việc này. Là một linh mục đứng ra hỗ trợ bà con, chúng tôi cũng đang gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí. Với 506 đơn kiện vừa nộp, mức án phí tôi ước tính xấp xỉ 4 tỷ đồng, tương đương 200 ngàn Mỹ kim. Hiện còn rất nhiều bộ hồ sơ chúng tôi đang hoàn thiện. Theo pháp lý Việt Nam, sau khi nộp đơn được tòa án thông báo thụ lý thì lúc đó sẽ phải nộp án phí... Trong vụ kiện này, chúng tôi cũng có niềm tin sẽ chiến thắng bởi vì còn hàng ngàn hồ sơ đang được tiếp tục hoàn thiện... Với sự quan tâm của truyền thông thế giới, sự lên tiếng của các tổ chức NGO và các chính phủ dân chủ, với sức mạnh của sự đoàn kết và đấu tranh giữa các tổ chức xã hội trong và ngoài nước, chúng tôi đã thắng từ ngay lúc đầu... Chúng tôi đi nộp đơn kiện hôm nay gồm những giáo dân giáo xứ Phú Yên và các giáo xứ lân cận thuộc Quỳnh Lưu, Nghệ An, chứ không phải ở tâm điểm thảm họa. Còn rất nhiều nơi khác nữa từ Nghệ An tới Thừa Thiên-Huế tiếp tục kêu gọi chúng tôi hỗ trợ để tham gia… Chúng tôi khởi kiện hôm nay nhắm tới mục đích chính là đấu tranh cho sự thật, cho quê hương đất nước. Lúc nào đó, con cháu chúng ta sẽ hỏi rằng khi đất nước lâm nguy, biển bị ô nhiễm, cha mẹ ông bà đã làm gì để cứu biển và cứu chúng con? Chúng tôi phải trả lời thế nào cho thế hệ cha ông đi trước, đã để lại gia sản này cho chúng tôi? Đó là con đường chúng tôi đấu tranh, chứ không phải vì quyền lợi mỗi mình chúng tôi. Các ngư dân muốn làm đơn khởi kiện, xin liên hệ trực tiếp với tôi: quản xứ Phú Yên, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Suốt 3 tháng qua, tôi có đội ngũ tình nguyện viên hơn 20 người. Dù họ làm với tinh thần thiện nguyện, nhưng mọi kinh phí ăn uống, đi lại và các kinh phí liên quan về phương tiện, máy móc v.v... tôi đang phải tự lo liệu vì chúng tôi không thu bất cứ đồng tiền nào của ngư dân. Đây cũng là khó khăn rất lớn cho tôi. Chắc chắn sẽ còn những chuyến sắp tới. Còn hồ sơ thì chúng tôi còn tiếp tục chương trình…”
Nhìn chung, dư luận nhận thấy: “Nếu không lôi kéo thêm được sự tham gia của hàng trăm ngàn ngư dân khác, cùng những nạn nhân gián tiếp trong các ngành nghề liên quan đến thủy, hải sản như chế biến cá, làm nước mắm, cào muối… kể cả ngành du lịch…, trên 4 tỉnh miền Trung, sẽ không tạo được đủ áp lực, buộc Formosa phải đóng cửa, rời khỏi Việt Nam. Đừng để vụ kiện Formosa của 506 ngư dân Quỳnh Lưu, Nghệ An sẽ trở thành một phiên tòa vô định…”
Phải chăng vì vậy mà “Sáng ngày 2.10.2016, khoảng hàng chục ngàn người dân ở thị xã Kỳ Anh và nhiều nơi khác đã kéo đến biểu tình trước cổng khu công nghiệp Formosa, yêu cầu công ty này rời khỏi Việt Nam. Cảnh sát cơ động, công an đã kéo đến rất đông, đàn áp biểu tình; nhưng sau đó vì bị chống trả, dù bất bạo động, nhưng rất quyết liệt; lực lượng này bỏ chạy, rút vào bên trong phạm vi nhà máy. Hy vọng đây là những báo hiệu khởi đầu của cơn đại hồng thủy sẽ ập đến nay mai, cuốn đảng CSVN trôi ra biển… Ðây là lần đầu tiên, lực lượng cảnh sát cơ động và các quân nhân được điều động để bảo vệ khu công nghiệp Vũng Áng bị người biểu tình mà đa số là giáo dân giáo phận Vinh đẩy lui. Các video clip được đưa lên Internet cho thấy, một số cá nhân thuộc lực lượng vũ trang bị mắc kẹt giữa rừng người đã cởi cảnh phục (công an) hoặc quân phục (quân nhân) để có thể thoát ra an toàn…” [Xem hình].
Tường thuật cuộc biểu tình này, trong bản tin “Hàng ngàn người biểu tình trước nhà máy Formosa Hà Tĩnh”, ngày 2-10-2016, BTV Mặc Lâm của đài RFA cho biết: “…Nhiều giáo dân của các giáo xứ trong hạt Kỳ Anh như Đông Yên, Dũ Yên, Quý Hòa, Dũ Thành, Dũ Lộc, Xuân Sơn sau khi dự thánh lễ đã lần lượt tập trung tại trước hai cổng vào nhà máy Formosa, đặt tại Vũng Áng Hà Tĩnh… Ban đầu khoảng 4000 người ở cổng trước; hơn 2 ngàn người còn lại tập trung ở cổng sau của nhà máy…”.
Ông Xuân một giáo dân có mặt trước cổng chính nói với Mặc Lâm: “Hiện nay thì nhiều giáo xứ tập trung trước cổng Formosa của Đài Loan; cả 7-8 ngàn dân tập trung từ 7 giáo xứ. Họ giơ băng rôn khẩu hiệu không ngoài mục đích đòi cá cần nước sạch, dân cần minh bạch. Cuộc biểu tình này đòi hỏi môi trường sạch cho dân, mang lại cuộc sống cho con em sau này, cũng như tránh thảm họa môi trường sau này” [Xem hình người biểu tinh trên nóc cổng của Formosa]
Trong khi đó, tại cổng sau, một thanh niên nói với Mặc Lâm: “Hôm nay toàn thể giáo dân tập trung đến Formosa để đòi quyền lợi, và đòi đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam. Đòi họ bồi thường thiệt hại những gì đã xảy ra. Hiện tại bây giờ em đang đứng tại cổng hai của Formosa, có khoảng hơn hai ngàn người; còn ở cổng một có tới ba giáo xứ tầm khoảng 4 đến 5 ngàn người…”
Có hàng trăm người dân địa phương không phải là giáo dân cũng đã tham gia vào đám đông; và “Hàng trăm cảnh sát cơ động có mặt tại cổng trước và sau. Họ giăng hàng ngang không cho người biểu tình tràn vào. Thật ra người biểu tình rất trật tự; họ chỉ bao chung quanh cổng và không hề có một hành động khiêu khích nào.…”
…Tới hơn 10 giờ sáng, một số người dân trèo qua cổng phía sau. Một vài xô xát nhỏ xảy ra, khiến bảo vệ, công an cơ động, rút vào sâu trong khu vực của Formosa. Tại cổng trước lực lượng bảo vệ cũng như công an cơ động đã rút vào bên trong, không còn chắn trước cổng, khi số người biểu tình lên cao gần 8 ngàn người ở cổng chính. Một số người dân leo lên nóc nhà bảo vệ và phất cờ đòi Formosa rút khỏi Việt Nam. Loa hướng dẫn liên tục nhắc nhở: “Chúng ta không vào, chúng ta chỉ nhắc lại những khẩu hiệu nội dung mà chúng ta yêu cầu, ví thế chúng ta không vào trong. Nếu vào trong chúng ta sẽ gặp nguy hiểm và gặp khó khăn trong công cuộc đấu tranh bất bạo động…”
Đây là lần đầu tiên trong nhiều chục năm, một cuộc biểu tình có tổ chức lớn và kỷ luật không bị đàn áp. Cho tới thời điểm hơn 11 giờ sáng cuộc biểu tình vẫn tiếp tục và người dân địa phương đang kéo tới tham gia vào đám đông nhiều hơn… Lúc 11 giờ 45 đoàn người khổng lồ ấy rút lui về nhà giống như khi họ kéo tới.
Hôm sau, trong bài viết: “Những gì còn lại sau cuộc biểu tình chống Formosa”Mặc Lâm ghi nhận: “Cuộc biểu tình chống Formosa vào sáng Chủ Nhật 2 tháng 10 năm 2016 quy tụ hơn 10 ngàn người được người dân cả nước xem là một cuộc cách mạng của người dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Không một vết thương, không một tì vết nào sau khi cuộc biểu tình kết thúc, tuy nhiên cuộc biểu tình này có thực sự đóng lại hay chưa khi nguyện vọng của người dân không được một cấp chính quyền nào chính thức trách nhiệm giải quyết?...”
Anh Nguyễn Anh Tuấn, một người hoạt động trong lĩnh vực xã hội dân sự từng bỏ nhiều thời gian, công sức, ra tận Kỳ Anh, Hà Tĩnh để quan sát, và viết nhiều bài viết hiện trạng của người dân tại đây, cho biết góc nhìn của anh, sau khi cuộc biểu tình kết thúc: “Tôi nghĩ cuộc biểu tình ngày hôm qua nó không kết thúc mà đôi khi nó mới bắt đầu. Nhiều sự kiện sôi động khác trong thời gian sắp tới cũng theo chiều hướng như thế. Thứ hai nữa là tuy tôi không bất ngờ nhưng rất cảm động khi thấy được rằng đa số người dân tham gia biểu tình tại Kỳ Anh đã giữ được thái độ ôn hòa, các linh mục còn ra sức kêu gọi những người biểu tình tránh tối đa những hành vi bạo lực, tránh xô xát, va chạm với phía lục lượng cảnh sát đang ở đấy. Cái điểm này đã làm cho tôi xúc cảm hơn vì trong tình huống như vậy, trong cơn sôi sộng như vậy, mà người ta vẫn giữ được hoàn toàn không gây ra bất kỳ thiệt hại nào về người và của cho nhà máy Formosa, thì đấy là điều rất đáng quý.”
Qua cái nhìn của một cán bộ công an cao cấp, từng công tác tại Bộ Công an, Đại tá Nguyễn Đăng Quang cho rằng đây là sức mạnh của nhân dân mà không một thế lực nào có thể kềm giữ nỗi: “Cuộc biểu tình của bà con giáo dân ở thị xã Kỳ Anh Hà Tĩnh thì tôi cảm nhận được thứ nhất người dân Hà Tĩnh nói riêng và người dân cả nước nói chung thì hình như đã vượt qua nỗi sợ. Họ dám biểu thị cái ý muốn của mình. Thứ hai nữa qua hình ảnh cuộc biểu tình này tôi cảm nhận một điều nữa, đó là sức mạnh của quần chúng nhân dân rất vô địch, không một thế lực nào, không lực lượng quân đội hay cảnh sát nào có thể ngăn cản được, đấy là hai cảm nhận của tôi sau khi xem những hình ảnh hầu như tường thuật tại chỗ cuộc biểu tình của bà con.”
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, cũng từng có mặt tại Đông Yên, Kỳ Anh, Hà Tĩnh, sau khi thảm họa môi trường do Formosa gây ra, đã quan sát cuộc biểu tình này với niềm tin của một người làm báo: “Cái mà người ta để lại sau khi rút đi là niềm tin của người dân cả nước hướng vào đồng bào Hà Tĩnh, Nghệ An và người ta tin rằng cuộc đấu tranh phải thắng lợi. Vời thái độ, với cư xử như vậy tôi tin cuộc dấu tranh này sẽ thắng lợi với phương pháp bất bạo động như vậy.”
Có điều rất đáng lưu ý là bài báo “Hàng ngàn người dân Kỳ Anh tập trung phản đối Formosa gây ô nhiễm” của Khánh Hoan-Nguyên Dũng đăng trên báo Thanh Niên đã bị gỡ bỏ chỉ sau 6 tiếng. Xin ghi lại như sau: [Xem hình: Người dân đứng bên ngoài cổng Formosa, bày tỏ thái độ bất bình với việc xả thải gây ô nhiễm của Formosa. Ảnh N.Dũng]
“Sáng nay (2.10), hàng ngàn người dân ở thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã kéo đến cổng của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh phản đối việc công ty này gây ô nhiễm môi trường biển. Từ 8 giờ sáng, nhiều người dân ở xã Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh) chạy xe máy mang theo các biểu ngữ tập trung trước cổng chính dẫn vào khu hành chính và nhà máy của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Tiếp đó, hàng ngàn người dân ở các xã lân cận cũng kéo đến phản đối Formosa gây ô nhiễm môi trường biển, khiến cuộc sống của họ trở nên khó khăn vì cá biển chết, hải sản đánh bắt không tiêu thụ được. Ông Chu Văn Thiện, Trưởng Công an xã Kỳ Lợi cho biết, một số người dân quá khích có dùng đất đá ném lại lực lượng công an giữ gìn trật tự trị an tại đây. Tuy nhiên, sau đó, trật tự được vãn hồi. Theo ghi nhận của cộng tác viên Thanh Niên, người dân chủ yếu tập trung đứng phía trước cổng Formosa để bày tỏ thái độ bất bình đối với hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường biển của công ty này. Một số người leo lên tường rào bảo vệ ngăn cách khu vực bên ngoài với khu hành chính của Formosa, tuy nhiên người dân không vào bên trong nhà máy và cũng không có việc đập phá tài sản. Đến 11 giờ cùng ngày, người dân bắt đầu rời khỏi khu vực cổng của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa về nhà.”
Điều đáng ghi nhận là thông điệp mà họ để lại trên bức tường trụ sở Formosa Hà Tĩnh. Đó là “Đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam”, “We need our sea”, “Tấn Dũng chó bán nước”, “Võ Kim Cự chết đi”, “Fomosa get out”.[xem hình]. Nhận xét về việc nhiều tên công an, bộ đội đã cởi bỏ sắc phục, rời bỏ hàng ngũ trong hoảng hốt khi những người biểu tình bao vây trụ sở Formosa Hà Tĩnh sáng nay có người cho rằng: “Chúng không đàn áp được thì phải trốn chạy để thoát thân, bởi trước đó chúng đã được lệnh phải đàn áp người biểu tình, như cuộc biểu tình tại Trung tâm thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) hôm 1/9, đúng một tháng trước, với mấy ngàn người tham gia, là một ví dụ, chúng được huy động đến để bảo vệ Formosa, và đã đàn áp người dân khiến một số người bị thương…”.
Những chuyển biến dồn dập, từ đơn kiện Formosa cho đến cuộc biểu tình hàng chục ngàn người trước cả cổng trước lẫn cổng sau của Formosa, cho thấy CSVN đang từng bước lùi mau trên đường “tháo chạy” trước “sức mạnh của quần chúng”, như lời của Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang phát biểu. Nó còn hiện rõ qua hành động nhún nhường đến độ “đi bằng đầu gối” của Ủy viên Bộ Chánh trị CSVN Nguyễn Thiện Nhân, khi ông này bất ngờ đến chúc mừng Hội đồng Giám Mục Việt Nam, nhân dịp các Giám mục của Công Giáo Việt Nam về họp theo định kỳ thứ 13, từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 10, 2016, tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Sài Gòn, với sự tham dự của các Giám mục Công Giáo Việt Nam từ nhiều nơi trên toàn Việt Nam, một việc làm chưa bao giờ có trước đây.
Theo lời ông Nhân thì chính quyền Việt Nam “luôn lắng nghe ý kiến của các tôn giáo nói chung và của đồng bào Công Giáo nói riêng” và “cam kết sẽ đồng hành cùng các tôn giáo nói chung, đồng bào Công Giáo nói riêng để đoàn kết xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.” Dịp này ông Nhân cũng nhận định: “Ở đâu có Công Giáo, ở đó có bình an.”
Bình luận về sự kiện này, nhà báo Osin Huy Ðức viết trên trang facebook cá nhân rằng: “Ðừng tìm đến chỗ dễ mà nên thực tâm đối thoại với những lãnh tụ tôn giáo tâm huyết với đất nước như Ðức Cha Ngô Quang Kiệt, Ðức Cha Nguyễn Thái Hợp. Một khi chế độ vẫn coi trọng việc giành đất hơn là giành (giáo) dân thì không thể có ‘đoàn kết và bình an’ thật sự”.
Dù vậy, chưa ai đoán được bao giờ “Đại Nạn Formosa” kết thúc. Nhưng, cho dù Formosa có bị tống xuất khỏi VN, thì “Đại Họa Môi Sinh” vẫn còn dài dài; và dân tộc Việt vẫn còn gánh chịu thảm họa ngày nào vùng biển miền Trung chưa được làm sạch, mà kinh nghiệm của nước Nhựt từ vịnh Minamata tới nay vẫn còn là bài học không người dân Việt nào được quên [Xem phụ đính 2].
6.10.2016
_________________________________________
Phụ đính 1
Formosa Nhận Lỗi, Đảng Nhận Tiền, Nhân Dân Nhận Thảm Họa
Người Quan Sát (Danlambao) - Formosa nhận lỗi nhưng chưa nhận tội. Cũng không cho biết trong những lỗi đó đã thải xuống biển những chất độc gì và hàm lượng bao nhiêu. Đảng nhận tiền nhưng không biết những thiệt hại đối với môi trường đến kinh tế, sức khoẻ và đời sống của người dân nghiêm trọng ra sao. Đảng cũng cương quyết không nhận lỗi, lẫn nhận tội, khi đã biết rõ nguyên nhân cá chết cả tháng trước, nhưng vẫn phớt lờ để ngư dân ra biển, vẫn không một cảnh báo chính thức về hiểm họa tiêu thụ thức ăn hải sản có nguy cơ nhiễm độc. Chỉ có người dân là đóng vai trò nạn nhân lẫn khán giả và nhận thảm hoạ trong bi kịch Cá Chết Formosa.
*
Chiều 30/6/2016, các cơ quan chức năng đã có câu trả lời chính thức cho toàn thể nhân dân Việt Nam về nguyên nhân gây ra thảm hoạ cá chết tại 4 tỉnh ven biển miền Trung.
Trả lời báo VnExpress, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường - ông Trần Hồng Hà công bố nguyên nhân như sau:
“Formosa Hà Tĩnh không thể chối cãi vì chúng tôi đã đưa ra 53 hành vi mà họ vi phạm, từ các sai sót trong thiết kế, thi công, xây dựng cho đến vận hành. Nhưng có thể nói, mấu chốt chính là phát hiện: Từ ngày 1/4 đến ngày 5/4, lượng điện tiêu thụ giảm bất thường, chỉ bằng 15% so với ngày trung bình. Điều đó khiến chúng tôi tập trung vào nghi ngờ có vấn đề trong quá trình vận hành chạy thử của Formosa Hà Tĩnh.
Sau nhiều ngày thu thập bằng chứng, đấu tranh, cuối cùng Formosa phải thừa nhận có sự cố chập điện liên quan đến việc vận hành của quá trình kích hoạt vi sinh ở khu xử lý nước thải. Đây là khâu quyết định việc có xử lý được phenol hay không. Hệ thống này tê liệt dẫn đến nước thải bị đổ ra biển mà chưa qua xử lý.”(1)
Chen Yuan-cheng chủ tịch HĐQT Formosa (trái) và Bộ trưởng bộ TN&MT Trần Hồng Hà (phải)
Formosa Hà Tĩnh là một nhà máy được đầu tư với số tiền lên tới 10 tỷ đô la Mỹ. Và thảm hoạ môi trường xảy ra do nhà máy 10 tỷ đô bị chập điện trong 5 ngày?
Hiện nay, Formosa đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm chứ chưa hoạt động hoàn toàn hết công suất.
Và hãy thử tưởng tượng, với sự cố chập điện tương tự lần này thì hậu quả sẽ xảy ra thế nào khi nhà máy đi vào hoạt động hết công suất như kế hoạch?
Thành tích hủy hoại môi trường ở các nước mà Formosa xây dựng nhà máy có lẽ ai cũng biết.
Vào năm 2009, một tổ chức môi trường Đức là Quỹ Ethecon - tự tuyên bố là một tổ chức vì đạo đức và kinh tế - đã bình chọn và trao giải “Hành tinh Đen năm 2009” cho Formosa Plastics và tập thể lãnh đạo Formosa vì hành động thải chất độc hại ra môi trường của tập đoàn này tại nhiều nơi trên thế giới.
Chẳng hạn ở Mỹ, tại bang Texas và Louisiana, các nhà máy của Formosa bị phát hiện chôn chất thải độc hại xuống lòng đất, gây ô nhiễm nước ngầm và thậm chí thải những chất độc hại xuống sông Mississippi.
Ngay tại Đài Loan, mặc dù có công đóng góp lớn cho sự phát triển về kinh tế và công nghiệp hóa cho lãnh thổ này, nhưng Formosa lại “nổi tiếng” với thương hiệu tập đoàn phá hoại môi trường.
Vào năm 1998, Formosa đưa 3.000 tấn chất thải độc hại (nhiễm thủy ngân vượt gấp nhiều lần so với mức cho phép, cực kỳ độc hại cho con người) đến cảng thành phố Sihanoukville, Campuchia, với âm mưu để số chất thải này xuống biển. Khối chất thải này khiến nước biển, đất, tại đây bị nhiễm độc và nhiều người dân sống gần cảng bắt đầu bị bệnh; sau đó có 5 người tử vong. Vụ việc này đã châm ngòi làn sóng bạo loạn phản đối.(2)
Ông Trần Hồng Hà tiếp tục thừa nhận trên VnExpress:
“Sau rất nhiều khảo sát, đánh giá, các nhà khoa học đã xác định, chất thải của Formosa Hà Tĩnh đã trộn với nhau ra một hợp chất phức. Hợp chất này nặng hơn nước biển, chìm xuống đáy và hút các chất độc hại phenol, xyanua vào nó. Chúng ta hình dung một cách đơn giản là nó như một tấm chăn khổng lồ chứa độc cứ thế trôi ngầm theo dòng hải lưu, đi đến đâu sẽ làm xảy ra các phản ứng hóa học ở đó và khiến cá ở tầng đáy chết hàng loạt.”
Những ai am hiểu về kiến thức sinh thái biển đọc đoạn trên sẽ hiểu đơn giản như sau: Nơi có cá chết hàng loạt trong sự cố thảm hoạ môi trường tháng 4 vừa qua là những vùng biển chết. Và hiện tượng biển nhiễm độc khó có thể kiểm soát khi các dòng hải lưu và nước ngầm trôi qua.
Trong vài năm tới, những người đã ăn cá và tắm biển trong suốt thời gian ô nhiễm môi trường xảy ra liệu có được hướng dẫn và chăm sóc sức khỏe như những nạn nhân thảm hoạ ở các nước khác hay không? Trong vài năm tới liệu có ông lớn nào dám bảo đảm cho sự an toàn của ống xả thải khổng lồ nằm dưới lòng biển Vũng Án hay không?
Sau khi Formosa “nhận lỗi” trước đảng và chính phủ theo chỉ đạo một ngày trước buổi họp báo công bố nguyên nhân chính thức thì tập đoàn tai tiếng này đã kịp khẳng định "công ty sẽ tiếp tục hoạt động trong bất kỳ tình huống nào" như một lời tuyên bố thách thức với toàn thể người dân Việt Nam(3).
500 triệu đô được quy đổi thành 11 ngàn tỷ tiền đồng là số tiền đền bù mà các lãnh đạo đảng Cộng sản đã đứng ra “nhận giùm” nhân dân Việt Nam bất chấp các thành tích huỷ hoại môi trường. Nhà máy 10 tỷ đô Formosa không thể bị đóng cửa bởi số tiền bôi trơn cho các quan chức từ trung ương đến địa phương ngay từ khi đặt bút phê duyệt dự án đến nay là không thể hoàn lại. Vì thế, màn trình diễn “nhận lỗi” chỉ là khúc dạo đầu để đảng Cộng sản tiếp tục trục lợi trên lưng người dân Việt Nam - những người sẽ tiếp tục nhận thảm họa bởi cung cách độc tôn lãnh đạo và điều hành đất nước của đảng cộng sản.
01.07.2016
Phụ đính 2
Từ Minamata (Nhật Bản) tới Vũng Áng (VN), một bài học lớn về thảm họa môi trường biển
Trần Phong Vũ
2-10-2016
Minamata, một thị trấn ven biển của đất nước Phù Tang. Chính tại nơi này, nhà máy hóa chất Chisso đã cho xả thải chất methyl thủy ngân (methylmecury hay thủy ngân methyla) xuống long biển suốt từ năm 1932 đến 1968. Hóa chất cực độc này đã tích tụ sinh học lại trong cá, sò, nghêu, ở vịnh Minamata và biển Shiranui, khiến nạn nhân sau khi ăn bị ngộ độc thủy ngân dẫn tới tử vong. Tiến trình trước khi chết, ban đầu nạn nhân bị rối loạn về thị giác, thính giác, tiếp theo bị điên loạn và tê liệt tứ chi. Những loài gia súc như chó, mèo, heo, cùng với người, khi ăn hải sản nhiễm độc chất thủy ngân, bị bệnh và tử vong liên tục trongsuốt 36 năm. Trong nhiều trường hợp, giới chức Y Tế Nhật Bản còn phát hiện những di lụy lâu dài của hiện tượng hủy hoại môi trường ở vịnh Minamata, qua trường hợp các em bé bị bệnh ngay từ khi còn là bào thai trong lòng mẹ.
Vịnh Minamata và nhà máy Chisso (nguồn: Internet)
Cho đến tháng 3 năm 2001; 2,265 nạn nhân chính thức được xác nhận đã bị nhiễm bệnh Minamata[1] (trong đó 1,784 người đã chết) và khoảng hơn 10,000 người nhận được bồi thường kinh tế từ Chisso. Đến năm 2004, Tập đoàn Chisso đã chi trả 86 triệu đô la Mỹ tiền bồi thường phần lớn theo kiểu thương lượng bên ngoài tòa án. Cũng trong năm đó, công ty này bị yêu cầu phải thanh tẩy vùng biển bị ô nhiễm về độc chất thủy ngân. Có tin cho hay, để trả lại nguyên trạng trong lành cho vùng biển này, tổ hợp Chisso đã phải chi ra hàng tỷ đồng Yên. Ngày 29 tháng 3 năm 2010, một khoản thanh toán lớn cũng đã được tiến hành để bồi thường cho những nạn nhân khác.
(Tổng hợp, tóm gọn thông tin trên NET)
Vũng Áng, một vùng chài lưới hiền hòa, nơi cư ngụ và sinh sống an vui no ấm của đông đảo ngư dân thuộc huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, từ bao đời nay. Cho đến khi xuất hiện tổ hợp Formosa được Hànội thuận cho thuê đài hạn hàng trăm mẫu đất để thiết lập công ty sản xuất gang thép Formosa thì đất bằng nổi sóng! Ngày 06-4-2016, bỗng dưng hàng ngàn tấn tôm cá đủ loại chết phơi trắng dọc theo 250 cây số bãi biển bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, từ Vũng Áng tới Lăng Cô, Đà Nẵng và có khả năng lan tới các tỉnh miền Nam thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Các tổ hợp nuôi cá trong lồng ở ven biển của ngư dân địa phương cũng trở thành nạn nhân độc chất. Ngay cả đến những rặng san hô cũng bị úa vàng, suy sụp cùng với các loại cá lớn nằm chết dưới lòng biển sâu. Ít ngày sau, ngư dân địa phương phát hiện miệng ống xả thải độc chất trực tiếp từ Formosa xuống biển.
Sau cái chết đầy nghi vấn của người thợ lặn Lê Văn Ngày, nhiều trường hợp mang bệnh cấp kỳ dẫn tới tử vong đã được các trang mạng nói tới với danh tính nạn nhân, trong khi giới hữu quyền vẫn im lặng cách khó hiểu. Trả lời cuộc phỏng vấn về hệ quả vụ hủy hoại môi trường biển ở Vũng Áng tới sinh mạng và sức khỏe con người, trong cuộc phỏng vấn của VietCatholic, hôm Thứ Ba 13-9-2016, Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, Giám Mục Giáo phận Vinh, cho hay, chính Ngài đã gặp một linh mục tại Quảng Bình khi đi xét nghiệm, phát hiện trong máu có độ chì và thủy ngân cao hơn nhiều so với mức cho phép. Ngoài ra, vẫn theo GM Hợp thì một số người đi Hàn Quốc làm công nhân theo chương trình hỗ trợ của chính phủ nhưng không đi được vì xét nghiệm thấy lượng chì và thủy ngân trong máu quá cao.
Trên đây, chúng tôi tóm gọn hai sự kiện liên quan tới hành vi trực tiếp gây ra hệ quả hủy hoại môi trường sinh thái dẫn tới biển chết, tôm cá chết, người chết. Một xảy ra ở cảng Minamata, Nhật Bản giữa thế kỷ trước và một vừa bộc phát tháng tư năm nay (2016) ở Vũng Áng, miền Trung Việt Nam.
Trong thời gian qua, đã có nhiều tác giả đề cập về tại họa Minamata, Nhật Bản. Nhưng phần lớn chỉ chú trọng tới thời gian lâu dài và kinh phí lớn lao được vận dụng để làm sạch môi trường biển nhưng không đi sâu vào chi tiết liên quan tới diễn tiến sự việc. Từ mưu toan gian dối nhằm chạy tội và giảm thiểu số tiền bồi thường của công ty hóa chất Chisso, tới thái độ tắc trách của chính quyền Nhật đương thời, nhất là sự chia rẽ ngay trong đám đông thành phần nạn nhân trực tiếp lúc bấy giờ, chỉ vì lý do ích kỷ.
Chi tiết về những sự kiện này hiện đang ứng vào vụ Formosa Vũng Áng, với một mức độ trầm trọng khó lường hơn nhiều, so với trường hợp các nạn nhân ở cảng Minamata, Nhật Bản, thế kỷ trước. Phần vì đất nước ta hiện đang nằm dưới chế độ độc tài chuyên chế cộng sản. Trong khi chế độ này ngày càng lệ thuộc Bắc Kinh vốn bị coi là một trong những tác nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng môi trưởng biển bị tàn phá. Vì thế vấn đề bạch hóa tai họa khủng khiếp ảnh hưởng trực tiếp tới an sinh, mạng sống lúc này của hàng triệu ngư dân Việt Nam cũng như những hệ lụy kéo dài qua nhiều thế hệ tương lai hiện đang gặp không ít khó khăn tuồng như bất khả khắc phục.
Trước hết vì tệ trạng tham nhũng dẫn tới những toa rập giữa hệ thống đảng & nhà nước Việt Nam với tập đoàn Formosa. Do đó, công việc trước tiên cần làm như tiến hành việc thử nghiệm đến tận căn mức độ ô nhiễm trong nước biển, công khai hóa những trường hợp ngư dân bị bệnh và tử vong sau khi ăn cá, nhưng vẫn đang gặp trở ngại vì thái độ thiếu minh bạch của nhà cầm quyền. Ngoài ra, vấn đề cấp bách là áp dụng kỹ thuật tân tiến để làm sạch môi trường biển Vũng Áng chưa hề được ai nói tới, như tiết lộ của Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, GM Giáo phận Vinh, khi trả lời cuộc phỏng vấn của LM Trần Công Nghị, Giám Đốc VietCatholic News, hôm 13-9-2016. Chuyện đảng và nhà nước CSVN đơn phương nhận 11 tỷ đồng tương đương 500 triệu USD của Formosa được sử dụng ra sao trong việc trợ giúp hàng trăm ngàn nạn nhân; và ngăn ngừa tác hại ô nhiễm môi trường biển, cho đến nay không ai được biết, cũng là một vấn nạn không thể không quan tâm. Vẫn theo phản ánh của vị lãnh đạo tinh thần Giáo phận Vinh, trong cuộc phỏng vấn trên đây, hiện dư luận trong nước còn đặt ra nghi vấn là nhà cầm quyền Hà nội nhận 500 triệu USD hay 1 tỷ, 2 tỷ, hay 20 tỷ USD… ai biết?
Chính vì những lý do ấy, dựa vào tài liệu tổng hợp trên mạng, xuất xứ từ Bách khoa toàn thư Wikpedia, người viết muốn nhìn sâu vào trường hợp Minamata hơn nửa thế kỷ trước. Từ đấy, đối chiếu với thảm nạn môi trường biển Việt Nam tại bốn tỉnh miền Trung hiện nay, hy vọng tìm ra bài học quý cho các nạn nhân Vũng Áng.
I.- Câu chuyện ở Nhật từ thế kỷ trước
Năm 1956, lần đầu tiên, bệnh Minamata được phát hiện ở thành phố Minamata, Kumamoto, Nhật Bản. Nhưng phải chờ tới năm 1968, tức 12 năm sau, nhà cầm quyền Tokyo mới chính thức tuyên bố bệnh Minamata là do nhà máy hóa học của tập đoàn Chisso làm ô nhiễm môi trường biển gây nên, sau khi căn bệnh nguy hiểm này tái phát ở tỉnh Niigata vào năm 1965. Theo suy luận chung, sự chậm trễ này do hai nguyên nhân. Thứ nhất vì trở ngại đương nhiên về tình trạng kỹ thuật chưa đủ cao vào thời ấy. Thứ hai cũng có thể vì thái độ lươn lẹo thiếu lương thiện phát sinh từ tinh thần con buôn, chỉ biết phục vụ lợi nhuận của tập đoàn Chisso, tác nhân gây ta thảm họa môi trường.
Theo tài liệu của Wikpedia thì tập đoàn Chisso cho mở xí nghiệp hoá chất đầu tiên ở Minamata vào năm 1908. Ban đầu họ chỉ chế tạo phân bón. Sau đó nhà máy đã đi theo xu hướng mở rộng công nghiệp hoá chất toàn quốc. Họ tiến hành phân nhánh để chế tạo nhiều hoá chất trong đó có acetylen, acetaldehyde, axit acetic, vinyl chloride, và octanol. Các chất phế thải từ quá trình sản xuất những hóa phẩm kể trên được xả thẳng xuống vịnh Minamata. Sự kiện này ảnh hưởng trầm trọng tới môi trường biển, khiến cho nghề đánh bắt cá của ngư dân Nhật và các nghề phụ như công nghệ làm muối, lần hồi bị tổn hại nặng. Sản lượng tôm cá và muối suy giảm nghiêm trọng đẫn tới những cuộc biều tình phản đối ngày càng gia tăng của ngư dân địa phương.
Ban đầu, Chisso tìm cách tránh né. Nhưng trước những đòi hỏi quyết liệt của các nạn nhân, Chisso đã phải nhân nhượng bằng cách chấp nhận bồi thường cho ngành công nghiệp cá trong hai đợt vào những năm 1926 và 1943. Điều cần nhấn mạnh, việc bồi thường này của Chisso cho đến thời gian ấy vẫn chưa chính danh, mà chỉ được thực hiện qua những cuộc thương lượng bên ngoài tòa án[2].
Một viên chức làm việc trong ngành khai thác thủy sản ở vịnh Minamata trong một lần nhận tiền bồi thường đã ngậm ngùi thốt lên câu nói: “In order to end the anxiety of the citizens, we swallow our tears and accept” – Tạm dịch: “Nhằm làm dịu tâm trạng bực bội/âu lo của quần chúng, chúng tôi đành nuốt lệ để nhận số tiền bồi thường”.
Người đương thời mệnh danh những ngân khoản bồi thương nhỏ nhoi bất đắc dĩ ban đầu của tập đoàn Chisso trả cho các nạn nhân ngư phủ Nhật Bản ở vịnh Minamata khi ấy là “Sympathy money – Tiền thông cảm”. Đây là một hình thức bồi thường rẻ mạt qua thương lượng, theo cung cách đảng và nhà nước công sản Việt Nam đã ngửa tay nhận của tập đoàn Formosa 11 tỷ đồng, tương đương nửa triệu USD không cần hỏi ý kiến nhân dân, đặc biệt các nạn nhân trực tiếp của thảm nạn hủy hoại môi trường biển.
* Bước đầu của những tai ương
Vào năm 1932, nhà máy Chisso Minamata bắt đầu sản xuất acetaldehyde, với sản lượng 210 tấn hàng năm. Ngót 20 năm sau, chính xác là năm 1951, tổng sản lượng đã lên đến 6,000 tấn một năm và đạt kỉ lục 45,245 tấn vào năm 1960. Chi tiết cần quan tâm là trong số hóa chất do Chisso dùng để chế tạo ra acetaldehyde có sử dụng thủy ngân sulfat làm chất xúc tác. Một phản ứng phụ của sự kiện này đã tạo ra một sản lượng hợp chất thuỷ ngân vô cơ, tên là methyl thuỷ ngân (methylmercury). Hợp chất kịch độc này đã được xả xuống vịnh Minamata từ khi nhà máy thay thế chất cộng xúc tác trong suốt 17 năm, từ năm 1951 cho đến khi bị ngưng hoạt động vào năm 1968.
Ngày 21 tháng 4 năm 1956, một bé gái 5 tuổi đã được xét nghiệm tại bệnh viên xí nghiệp của tập đoàn Chisso ở Minamata, Kumamoto, thị trấn nẳm ở bờ tây hòn đảo phía nam Kyushu. Các bác sĩ đã bối rối trước những triệu chứng của cô bé. Em gặp khó khăn khi di chuyển, tiếng nói trở nên ngọng nghịu lúc phát âm. Cùng lúc toàn thân em bị co giật. Hai ngày sau, chị cô bé cũng bắt đầu có những biểu hiện tương tự và cũng phải nhập viện. Thân mẫu hai bé gái này đã thông báo cho các bác sĩ về trường hợp các con bà. Thời gian ấy, con gái người hàng xóm của gia đình này cũng có những dấu hiệu tương tự. Sau khi xét nghiệm từng gia đình trong xóm, tám bệnh nhân khác được phát hiện và phải vào nhà thương. Ngày 01 tháng 5, 1956, giám đốc bệnh viện báo cáo với văn phòng sức khoẻ cộng đồng địa phương là các y sĩ tại đây đã tìm ra một bệnh dịch liên quan tới hệ thần kinh trung ương trước nay chưa hề biết. Sự kiện mới mẻ này là bước khởi đầu cho sự phát hiện chính thức căn bệnh Minamata. [Mẹ tắm cho con gái bệnh Minamata (Ảnh: William Eu. Smith)].
Trong quá trình điều tra, nghiên cứu, giới hữu quyền tình cờ phát giác một sự kiện bất bình thường nơi những gia súc như chó, mèo, heo trong nhà các bệnh nhân. Bỗng dưng chúng có triệu chứng co giật, hoảng loạn một thời gian trước khi chết. Cùng lúc ấy người ta chứng kiến những con quạ đang bay trên không trung bỗng dưng bị chết rơi xuống đất, hàng loạt tôm cá chết nổi trên mặt biển, các loại rong rêu tự nhiên héo rũ rồi biến mất. Tình trạng khác thường này khiến giới hữu quyền cấp cao phải quan tâm. Các nhà khoa học danh tiếng từ Trường đại học Kumamoto được mời tới quan sát để khởi đầu một công trình nghiên cứu rộng rãi.
Họ thường xuyên ghé thăm Minamata, đưa bệnh nhân vào bênh viện của trường để tiến hành xét nghiệm chi tiết. Nhờ thế, y giới thấy rõ hơn các triệu chứng biểu hiện nơi người bệnh. Bệnh chứng phát triển không có báo hiệu gì trước, người bệnh chỉ than phiền về sự mất cảm giác, tê liệt tay chân. Sau đó hai tay bị run rẩy, co giật và bắt đầu biến dạng, không cầm ly chén để tự ăn uống cũng như không thể cài khuy áo được. Những bước đi bắt đầu nghiêng ngả không vững. Nhiều bệnh nhân bị suy giảm trầm trọng về thị giác và thính giác. Những triệu chứng này ngày càng trầm trọng. Trước khi chết, người bệnh trải qua một thời kỳ bị co giật rồi hôn mê. Cho đến tháng 10 năm 1956, 40 bệnh nhân đã được phát hiện, 14 người trong số này bị tử vong.
* Căn nguyên của bệnh do độc tố trong nước biển và tôm cá
Sau một thời gian dài theo dõi, các y sĩ và khoa học gia phát hiện ra những nạn nhân, thường là thành viên trong một gia đình, tập trung ở những thôn xóm đánh bắt cá dọc bờ biển thuộc vịnh Minamata. Thực phẩm chính yếu các nạn nhân thường dùng hàng ngày là các loại cá biển. Những con mèo trong khu vực vì ăn thức ăn thừa của gia đình và đã chết vì những triệu chứng tương tự như ở người khi tìm thấy sau này.
Ngày 04-11-1956, nhóm nghiên cứu đã đưa ra báo cáo đầu tiên: “Bệnh Minamata được xác định là bệnh ngộ độc kim loại nặng, chủ yếu được đưa vào cơ thể người qua tôm cá đánh bắt trong vùng biển kế cận vịnh Minamata”. [Kazumitsu Hannaga, một nạn nhân cá – 1991. Ảnh: Soha]
Ngay sau khi kết quả điều tra xác định kim loại nặng là chất gây ra căn bệnh, nguồn nước thải của nhà máy Chisso được chỉ danh là nguồn gốc gây ra những vụ chết chóc từ cá, rong biển, chim trời, tới gia súc và con người. Sự kiện hiển nhiên đến nỗi chính tập đoàn Chisso cũng không thể chối bỏ sự thật và phải gián tiếp nhìn nhận chất thải của nhà máy chứa quá nhiều kim loại nặng bao gồm chì, thủy ngân, mangan, asen, tali và đồng… với nồng độ cao đến mức đưa tới thảm nạn cho biển, các hải sản.
Tuy vậy, việc xác minh cụ thể loại hóa chất nào gây ra chuyện chết chóc ban đầu không dễ. Phải chờ tới những công trình nghiên cứu tiếp trong hai năm 1957/1958, nhà thần kinh học người Anh Douglas McAlpine mới nêu lên được giả thuyết là các triệu chứng Minamata tương tự với các triệu chứng của nhiễm độc thủy ngân hữu cơ, để từ đấy các khoa học gia tập trung hướng nghiên cứu vào thủy ngân.
Cho tới tháng 02 năm 1959, người ta tìm ra một lượng lớn thủy ngân trong cá, sò bị bệnh và chết trong vùng biển quanh vịnh Minamata. Nồng độ cao nhất tập trung xung quanh ống thoát nước thải của nhà máy Chisso đặt tại vịnh Hyakken và giảm dần theo giòng thủy lưu dẫn ra biển khơi. Điều này chứng tỏ cụ thể hơn chính chất thải do Chisso xả xuống biển là căn nguyên cơ bản tạo ra ô nhiễm đưa tới căn bệnh gây tử vong cho ngư dân và thân nhân họ.
Ngày 12-11-1959, phân ban ngộ độc thực phẩm Minamata của Bộ y tế và phúc lợi Nhật Bản đã cho công bố kết quả sau đây:
“Bệnh Minamata, một bệnh ngộ độc là căn nguyên chính tác hại tới hệ thần kinh trung ương của các nạn nhân vì đã tiêu thụ một lượng lớn cá và nhuyễn thể sống ở vịnh Minamata và khu vực lân cận. Tác nhân gây hại chính được xác định là một hợp chất thuỷ ngân hữu cơ nào đó.”
* Những vùng vẫy né tránh của tập đoàn Chisso
Trong suốt quá trình điều tra của các nhà nghiên cứu trường đại học Kumamoto, hợp chất gây ra căn bệnh đã được xác định là kim loại nặng và nhà máy Chisso đã bị quy kết là nguồn gốc gây ra ô nhiễm. Trước viễn cảnh bị kiện cáo đòi bồi thương của các nạn nhân, Chisso bắt đầu tìm mọi cách mong làm chệch hướng chỉ trích của công luận. Chisso ý thức rất rõ về tác hại phá hủy môi trường do nước thải của nhà máy gây ra và cũng cảm nhận tập đoàn đã trở thành mục tiêu cho sự hoài nghi của các nạn nhân qua kết quả cuộc điều tra căn bệnh Minamata do đại học Kumamoto thực hiện mấy năm qua. Đầu tiên, Chisso tỏ ý muốn hợp tác với các nhà nghiên cứa thuộc đại học Kumamoto với mưu toan ảnh hưởng tới diễn tiến nghiên cứu, nhưng bị thất bại, vì không được chấp nhận. Vì thế tháng 7 năm 1959, tập đoàn này tự đứng ra thành lập một phòng thí nghiệm nằm trong bộ phận nghiên cứu riêng do Giám đốc bệnh viện của nhà máy Chisso điều hành, với hy vọng đưa ra được những phán quyết khác về căn nguyên bệnh Minamata.
Sau hai tháng cặm cụi hoài công, cuộc nghiên cứu riêng này bị thất bại. Tập đoàn Chisso giấu kín không cho công bố kết quả. Tuy vậy, Chisso vẫn tiếp tục theo đuổi nỗ lực bác khước phán quyết về ngộ độc thủy ngân hữu cơ của các nhà nghiên cứu trường đại học Kumamoto để mong trút bỏ trách nhiệm. Lần này, tập đoàn Chisso hợp tác với các thế lực trong công quyền có chung lợi ích như Bộ Ngoại Thương/Công nghiệp và Hiệp Hội Công Nghiệp Hóa Chất trong chính phủ Nhật Bản khi ấy. Đôi bên đã chi thêm tiền cho nghiên cứu các nguyên nhân có thể gây ra căn bệnh khác ngoài chất thải của chính công ty, với hy vọng câu thời gian để tìm cách chạy tội.
* Những khúc mắc trong chuyện bồi thường
Sau cơn bùng phát của căn bệnh Minamata, tình trạng đánh bắt cá của ngư dân trong vùng ngày càng trở nên khó khăn. Sản lượng tôm cá bắt được giảm tới 91% từ năm 1953 đến 1957. Chính quyền tỉnh Kumamoto buộc phải ban hành lệnh cấm cục bộ việc bán cá do ngư dân thu hoạch được trong vùng vịnh Minamata bị ô nhiễm. Với lệnh cấm này vào thời điểm đó đương nhiên sẽ đưa tới hệ quả ép buộc một cách hợp pháp nhà máy Chisso phải bồi thường thiệt hại cho ngư dân. Nắm được cơ hội này, hợp tác xã đánh bắt cá vận động ngư phủ và các nạn nhân xuống đường phản kháng chống lại Chisso. Đoàn người đông đảo đã giận dữ kéo đến công ty nhiều ngày để đòi bồi thường thiệt hại cho họ. Lý do vì không thể ra khơi đánh bắt hải sản nuôi gia đình và cũng vì những căn bệnh lạ bắt đẩu bùng phát.
Trước phản ứng quyết liệt của đám đông, Chisso đã vận động thị trưởng Minamata là Todomu Nakamura làm trung gian đứng ra thành lập một hội đồng điều giải. Điều bất hạnh cho các nạn nhân là trong hội đồng này có nhiều người đứng về phía tổ hợp Chisso nên việc bồi thường vẫn chỉ mang tính tượng trưng không bù đắp được những thiệt thòi về nhân mạng và an sinh của các ngư dân cùng gia đình họ. Hợp tác xã miễn cưỡng phải đồng ý bản đề nghị của hội đồng hoà giải để nhận một ngân khoản không xứng tầm.
Như trong đoạn trước người viết đã đề cập, khi miễn cưỡng phải nhận ngân khoản bồi thường nhỏ nhoi của tập đoàn Chisso là 20 triệu yên (tương đương 55,600 đô la Mỹ) và 15 triệu yên (41,700 đô la Mỹ) nói là để xúc tiến việc trợ giúp ngư dân phục hồi nghề cá, người đại diện hợp tác xã ngư nghiệp đã ngậm ngùi thốt lên câu nói sau đây: “In order to end the anxiety of the citizens, we swallow our tears and accept” – Tạm dịch: “Nhằm làm dịu tâm trạng bực bội/âu lo của quần chúng, chúng tôi đành nuốt lệ để nhận số tiến bồi thường này.”
Mâu thuẫn trong nội bộ các nạn nhân
Một trong những căn nguyên khác khiến cho việc đòi hỏi bồi thường của các nạn nhân vụ ô nhiễm môi trường biển quanh vùng vịnh Minamata không đạt được kết quả như ý, luôn bị nép vế trong những thương lượng với tập đoàn Chisso, chỉ vỉ thái độ hẹp hòi, ích kỷ, thiếu đoàn kết của không ít trong số những nạn nhân.
Trong những năm cực thịnh của nhà máy Chisso, phải công bằng nói là tập đoàn này đã giúp cho nền kinh tế địa phương phát triển khá mạnh[3]. Đời sống những gia đình ngư dân nơi đây, nói chung đã được cải thiện. Vì thế, khi nạn cá chết bùng nổ, vì không phải tất cả mọi gia đình ngư dân đều là nạn nhân trực tiếp, ít nhất là trong nhà có người nhiễm bệnh, do đó điều này đã trở thành nguyên nhân gây ra những rạn nứt về phía quần chúng trong khi cần phải đoàn kết để tranh đấu cho quyền lợi chung.
Với tâm trạng nuối tiếc thời kỳ vàng son bị sụp đổ vì căn bệnh Minamata bất ngờ bộc phát, thành phần ngư dân chưa phải là nạn nhân khi ấy bỗng dưng như thấy bị xúc phạm trước phản ứng chống đối quyết liệt của kẻ khác. Điều này góp phần làm cho phong trào đấu tranh đòi Chisso bồi thường vốn đã yếu thế vì mưu toan chạy tội của Chisso lại càng yếu thêm do sự chia rẽ trong tập thể.
Nỗ lực làm sạch môi trường biển
Chuyện đôi co về vần đề bồi thường tiếp tục kéo dài trong nhiều năm sau đó. Dù ngoan cố, nhưng tập đoàn Chisso cũng đã phải bồi thường cách này hay cách khác cho các nạn nhân bệnh Minamata trong nhiều đợt.
Riêng về vấn đề làm sạch môi trường biển, nhà cầm quyền Nhật Bản đã tỏ ra mẫn cán với tinh thần trách nhiệm rất cao. Với phần bồi thường của tập đoàn Chisso, giới hữu quyền Nhật đã chi ra một ngân khoản là 48 tỷ 500 triệu Yên (tương đương với hơn 10 ngàn tỷ đồng VN, tức ngót 500 triệu USD) cho việc nạo vét lớp bùn nằm sâu dưới đáy biển tồn đọng những độc chất do nhà máy Chisso thải ra trong một chiểu dài 50 cây số dọc bờ biển trong vịnh Minamata.
Công việc nạo vét này kéo dài trong suốt 14 năm ròng rã, cộng với 9 năm kế, tiếp tục đánh bắt tất cả những sinh vật trong lòng biển, bao gồm đủ loại tôm cá, sò ốc. Sau đó được chính quyền gom lại đem đi tiêu hủy để tuyệt căn những độc chất còn lại.
Di lụy lâu dài của bệnh Minamata với thai nhi
Qua những tài liệu tìm được trên mạng, năm 1961, các chuyên gia y tế, trong số đó có Dr Masazumi Harada[4] đã tiến hành xét nghiệm lại các trẻ được chẩn đoán là bại não. Các triệu chứng của trẻ em lặp lại y hệt các triệu chứng của người lớn mắc bệnh Minamata trong khi mẹ các em không hề có biểu hiện mắc bệnh. Thực tế các em bé này đã được sinh ra sau đợt bùng phát bệnh Minamata đầu tiên và chưa bao giờ ăn cá bị nhiễm độc đã khiến mẹ các bé tin rằng con mình không thể là nạn nhân. Thời gian đó, y học tin rằng nhau thai của người mẹ có thể bảo vệ bào thai khỏi độc tố trong máu. Sự tin tưởng này không sai đối với hầu hết các hoá chất khác, trừ thủy ngân metyla. Những phát kiến sau này cho hay, nhau thai tự động tách thuỷ ngân ra khỏi máu người mẹ và tập trung lại ở bào thai.
Sau vài năm nghiên cứu và khám nghiệm tử thi của 2 trẻ em, các bác sĩ nhìn nhận những em bé này đã phải chịu đựng một dạng bẩm sinh chưa được biết đến của bệnh Minamata. Một hội đồng y khoa đã họp lại vào ngày 29 tháng 11 năm 1962 và đồng loạt đưa ra phán quyết chung là 2 trẻ em đã chết cũng như 16 em bé khác vẫn còn sống cần được xác nhận là bệnh nhân do di lụy từ bệnh Minamata. Kết quả của phán quyết này giúp cho tất cả 18 em đều được nhận khoản bồi thường từ Chisso theo pháp lý, căn cứ theo hiệp định ký kết năm 1959.
II.- Chuyện Formosa ở Vũng Áng hôm nay
Nhìn chung, tất cả những diễn tiến của thảm họa hủy hoại môi trường biển, phản ứng của nạn nhân, phản ứng của tập đoàn gây ra vụ biển chết, cá chết, người chết, những di lụy nhiều thập niên sau… cũng như thái độ của giới cầm quyền Nhật Bản thế kỷ trước quanh trường hợp vịnh Minamata, đối chiếu với trường hợp xảy ra ở Vũng Áng, Việt Nam hiện nay, có rất nhiều nét tương đồng. Khác chăng là ở quy mô, mức độ, không gian, thời gian, sự phát tiển tin học và dị biệt về thể chế chính trị dẫn tới phản ứng và cung cách gỉải quyết thảm nạn không giống nhau.
* Khác biệt về quy mô thảm nạn cá chết
Ảnh hưởng vụ công ty Chisso xả thải độc tố xuống vùng vịnh Minamata, Nhật Bản khởi đầu chỉ giới hạn trong vòng 50 cây số. Trong khi ấy, hành vi tập đoàn Formosa gây ô nhiễm môi trường biển ở Vũng Áng gấp 5 lần hơn. Sau phát hiện lẻ tẻ ngày 06-4-2016, trong vòng vài tuần lễ, hàng trăm, hàng ngàn tấn cá đủ loại nằm chết phơi trắng trên một chiều dài tới 250 cây số dọc bãi biển bốn tỉnh miền Trung, từ Kỳ Anh, Hà Tĩnh tới tận Lăng Cô, Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam.
Chỉ cần nhìn vào sự khác biệt cụ thể về không gian này, người ta đã nhận ra quy mô và mức độ thiệt hại trầm trọng tới an sinh của cả triệu người dân trong vùng phải gánh chịu trong vụ đầu độc môi trường biển do Formosa gây ra. Trực tiếp là hàng trăm ngàn ngư phủ cùng với gia đình họ cả đời sống bám vào nghề đánh bắt tôm cá, sò hến, nuôi trồng thủy hải sản. Ảnh hưởng của biến cố thảm khốc này cũng không loại bỏ đám dông dân cư chuyên sống nhờ vào các công nghệ phụ thuộc nước biển như nghề làm muối.
* Khác biệt về thời gian & thể chế chính trị
Biến cố xảy ra ở vịnh Minamata, Nhật Bản từ đầu cho tới thập niên 60 thế kỷ trước, trong khi thảm họa cá chết chụp xuống thân phận người dân bốn tỉnh miển Trung Việt Nam bùng nổ giữa thập niên thứ hai ngàn năm thứ ba. Sự khác biệt về thời gian này liên hệ tới hai sự kiện quan trọng. Thứ nhất là về kiến thức y khoa, thứ hai là những bước tiến về công nghệ thông tin.
Dĩ nhiên sự khác biệt này phải được coi là khá quan trọng. Nhờ những phát kiến mới mẻ trong lãnh vực y khoa, việc chỉ danh các loại độc tố trong nước biển, trong cá chết, nỗ lực trị bệnh và phòng bệnh sẽ dễ dàng, chính xác hơn. Cùng lúc sự bùng nổ về tin học ngày nay so với giữa thế kỷ trước là một khoảng cách khó tưởng tượng. Dĩ nhiên, các bên liên hệ, nhất là những kẻ có quyền sinh sát có muốn tận dụng những ưu thế của hai lãnh vực này hay không lại là chuyện hoàn toàn khác.
Dù vậy, xét trên nhiều mặt, nó không quan trọng bằng những khác biệt nền tảng về thể chế chính trị giữa nước Nhật thế kỷ trước và Việt Nam dưới chế độ cộng sản 70 năm qua. Vào thập niên 30/40 thế kỷ 20, nước Nhật tuy nằm dưới chế độ quân phiệt, tương đối người dân nơi đây vẫn chưa đến nỗi bị cư xử quá nghiệt ngã và giới cầm quyền ít nhiều còn tỏ ra tôn trọng quyền làm người. Vì thế, thái độ thiên lệch trong cung cách ứng xử giữa những thế lực tiền bạc và đại khối dân đen của chế độ đương thời không tránh khỏi, nhưng tương đối vẫn còn dễ thở. Bằng chứng là vào thời gian ấy, sau khi bị quy kết trách nhiệm đối với thảm họa môi trường, tập đoàn Chisso cũng đã phải miễn cưỡng bồi thường cho các nạn nhân, dù nhỏ giọt.
Sau đệ nhị thế chiến, thảm bại trước quân đồng minh, từ đổ nát hoang tàn nước Nhật bắt đầu thay đổi, tuy vẫn còn tình trạng phân biệt đối xử, vẫn có hiện tượng Chisso được ưu đãi cách này cách khác –kể cả mục tiêu chính đáng cho ưu tiên phát triển kinh tế- tình hình chung đã sáng sủa hơn nhiều. Trong điều kiện như thế cũng ảnh hưởng tới việc giải quyết vụ ô nhiễm môi trường biển ở vịnh Minamata.
Về điểm này, dư luận trong và ngoại nước Nhật vào đầu hạ bán thế kỷ 20 vô cùng cảm kích hành động tích cực của nhà cầm quyền trong việc sử dụng một ngân khoản lớn để nạo vét những độc chất tiềm ẩn sâu dưới lòng đại dương trong suốt 14 năm trường để trả lại cho tôm cá, cho ngư dân của họ bầu khí trong lành của biển. Chưa hết, sau khi làm sạch đáy biển sâu, trong 9 năm kế tiếp, để phòng ngừa hậu họa, Tokyo còn tận lực đánh bắt tất cả tôm cá, hải sản còn bị nghi nhiễm độc chất thủy ngân, gom lại đem đi tiêu hủy.
Nhìn về Việt Nam thì sao?
Tính đến cuối tháng 9-2016, thảm nạn cá chết bùng nổ tại bốn tỉnh miền Trung đã trải qua gần 6 tháng. Trước sự ngậm miệng của nhà cầm quyền, trong mấy chục ngày đầu tập đoàn Formosa tiếp tục lẩn trốn trách nhiệm, chưa kể, còn có những cử chỉ lời lẽ xúc phạm tới quốc thể và các nạn nhân. Nhưng khi kết quả những cuộc nghiên cứu độc lập của giới trí thức, các nhà khoa học –kể cả dư luận dân chúng và báo chí Đài Loan, quê hương của Formosa- được công bố rộng rãi trên NET, giới hữu quyền không thể bao che những sự thật ngày càng bộc lộ. Vì thế, hôm 30-6 tổ hợp gang thép này đã phải nhận tội và công khai xin lỗi người dân Việt Nam, chịu bồi thường 11 tỷ đồng tương đương nửa triệu USD cho thảm họa môi trường biển. Có điều ẩn sâu bên trong những mưu toan đi đêm với tập đoàn Formosa và những trò gian trá bịp bợm của đảng và nhà nước CSVN, chuyện xin lỗi và bồi thường này cũng lại chỉ là một trong những màn kịch hạ đẳng rẻ tiền!
Hàng trăm nghi vấn tiềm tàng trong những thắc mắc, những câu hỏi của đồng báo khắp nước đặt ra cho CSVN. Bí ẩn nào khiến nhà cầm quyền Hànội không những tránh né không quan tâm tới hoàn cảnh khó khăn của cả triệu đồng bào trong thảm nạn cá chết, biển chết, người chết ở Vũng Áng mà còn có thái độ toa rập với thủ phạm đã xả thải độc tố xuống biển, lại còn điều động công an, bộ đội bảo vệ Formosa, đàn áp những đồng bào biểu tình? Đảng và nhà nước CSVN có quyền gì để nhận ngân khoản bồi thường bèo bọt của Formosa? Trong ngót ba tháng kể từ ngày ngửa tay nhận bồi thường, số tiền này do ai ký nhận và đã được sử dụng ra sao? Nó có tương xứng không khi so sánh với việc chính phủ Nhật Bản vào những năm đầu hậu bán thế kỷ trước đã phải sử dụng một ngân khoản tương đương 11 tỷ đồng chỉ để nạo vét đáy biển với một chiều dài so sánh chỉ bằng 1/5 dọc theo bãi biển bốn tỉnh miền Trung? Việt Nam đã có động thái nào để trả lại nguồn nước trong xanh, lành mạnh cho ngư dân sau vụ Formosa xả thải độc tố xuống lòng biển Vũng Áng đưa tới thảm họa cá chết phơi trắng 250 cây số bờ biển?
Trả lời câu hỏi liên quan tới vấn nạn này trong cuộc phỏng vấn của VietCatholic News, Đức GM Nguyễn Thái Hợp nói:
“Đó là một quan ngại mà mọi người và bản thân tôi đang âu lo. Vì cho đến hôm nay, sau 5 tháng rồi, chúng ta vẫn chưa sử dụng công nghệ tiên tiến để trả lại môi trường biển sạch cho miền Trung. Chúng ta biết rằng những trầm tích ở đáy biển chỉ có thể giải quyết bằng công nghệ cao. Trong cuộc hội nghị vừa rồi ở Hà Tĩnh cũng có người băn khoăn đặt câu hỏi đó với quan chức của bộ Môi trường cũng như một số chuyên viên đến từ Hà Nội. Họ hỏi tại sao không dùng công nghệ để làm sạch biển và câu trả lời của những chuyên viên, quan chức là vì quá đắt. Họ nói, có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau nhưng rẻ nhất là 3 USD trên một mét vuông và đắt nhất là lên đến mấy ngàn USD/mét. Phải chăng chính vì vậy mà VN cho đến hôm nay không xử lý, không làm sạch môi trường bằng công nghệ cao. Và hiện tại, đã bắt đầu phát hiện những căn bệnh. Tôi đã gặp một linh mục tại Quảng Bình khi đi xét nghiệm phát hiện trong máu có độ chì và thủy ngân cao hơn nhiều so với mức cho phép. Một số người đi Hàn Quốc làm công nhân theo chương trình hỗ trợ của chính phủ nhưng không đi được vì xét nghiệm thấy lượng chì trong máu quá cao. Bây giờ mới bắt đầu, nhưng rồi trong tương lai sẽ như thế nào! Phải chăng tại vùng biển miền Trung sẽ xảy ra như ở Nhật mà người ta gọi là căn bệnh Minamata. Với những căn bệnh thê thảm cho người hiện tại và cho cả thế hệ trẻ tương lại. Đó là âu lo lớn nhất! Và chúng ta biết rằng thảm họa bên Nhật chỉ xảy ra trong khoảng 50km, ở ta thảm họa đó trải rộng trên phạm vi 250km. Chính vì vậy hậu quả của nó sẽ càng lớn”.
Khi ông Nguyễn Xuân Phúc với tư cách người cầm đầu nhà nước CSVN hân hoan nhắc tới số tiền Formosa hứa bồi thương, ông ta đã gián tiếp cho thấy ý định “tha Tào” cho tập đoàn này qua lời tuyên bố “đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại”.
Chính lời tuyên bố này cùng với thái độ hỗn xược, kẻ cà của Formosa đã dẫn tới những cuộc xuống đường liên tiếp, có lúc số người tham dự lên tới ba, bốn chục ngàn đồng bào địa phương, nhắm vào bốn mục tiêu. Thứ nhất, đòi buộc Formosa phải bồi thường xứng đáng cho cả triệu nạn nhân bị mất nguồn sống, bị bệnh hoặc bị tử vong vì nhiễm độc tố do Formosa thải ra. Thứ hai, làm sạch môi trường sinh thái dọc theo 250 cây số bờ biển 4 tỉnh miềng Trung. Thứ ba, trục xuất vĩnh viễn Formosa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Và cuối cùng, trừng phạt đích đáng những cá nhân, cơ quan tỏ ra tắc trách và có những lời nói hành động bao che để chạy tội cho Formosa.
Để đạt được những mục tiêu tối hậu trên đây, trong những ngày gần đây, giải pháp truy tố Formosa ra trước pháp luật đã được các nạn nhân đặt ra. Ngay lập tức, giới trí thức ở quốc nội cùng với 23 tổ chức Xã Hội Dân Sự và các chính đảng đã lên tiếng tích cực yểm trợ giải pháp này.
_____
[1] Sau này, người ta đã lấy vịnh Minamata để gọi tên căn bệnh phát sinh từ ô nhiễm môi trường biển này.
[2] Qua những cuộc “đi đêm” để tránh bị đưa ra tòa án xét xử công khai/
[3] Dù vậy, khi thảm nạn môi trường bùng nổ, nhiều người đã lên tiếng chỉ trích chính sách phát triển kinh tế bằng mọi giá của chính quyền thời ấy là căn nguyên cội rễ. Trước hết vì quá o bế tập đoàn Chisso. Thứ đến, vì thiếu cảnh giác trong việc duyệt xét và theo dõi những hoạt động của tập đoàn này.
[4] Dr Masazumi Harada từng được Liên Hiệp Quốc trao tặng huân chương danh dự nhờ những công trình nghiên cứu của ông về bệnh Minamata.
No comments:
Post a Comment