TRÀ VINH (NV) – Dân chúng thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đang đòi phải có biện pháp giải quyết tình trạng ô nhiễm do khói, bụi càng ngày càng trầm trọng ở vùng này.
Ông Võ Minh Cầm, phó chủ tịch thị xã Duyên Hải xác nhận, tuy Trung Tâm Ðiện Lực Duyên Hải chỉ mới vận hành một trong bốn nhà máy phát điện bằng than nhưng dân chúng đã kêu trời.
Tuy mới chỉ có một nhà máy đốt than phát điện nhưng mỗi năm đã thải ra khoảng 1.6 triệu tấn xỉ trong khi bãi chứa xỉ chỉ có 39 hecta. Do không được che chắn tốt, gió đã phát tán xỉ than khắp nơi, trong phạm vi khoảng ba cây số. Ngoài xỉ than, khói và tro phát sinh khi đốt than phát điện thường xuyên che phủ nhiều xã, khiến cây cối trên ruộng, vườn héo úa, cá trong ao hồ chết, diêm dân mất sinh kế vì không xử lý được tro, xỉ rơi xuống các ruộng muối, lẫn vào muối. Ngoài ra còn có những dấu hiệu cho thấy, nhà máy phát điện bằng than của Trung Tâm Ðiện Lực Duyên Hải đang gây ô nhiễm do nước thải xả ra biển. Ông Cầm bảo rằng kiểm soát chất lượng nước thải xả ra biển là chuyện vô vọng vì đường ống dẫn nước thải được chôn sâu dưới đất.
Tình trạng vừa kể chẳng khác gì chuyện đã từng xảy ra quanh nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2. Ðó cũng là lý do dẫn tới bạo động tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, hồi tháng 4 năm ngoái. Dù Tập Ðoàn Ðiện Lực Việt Nam (EVN) đã làm đủ cách nhưng không thể ngăn chặn ô nhiễm. Cuối cùng, chính quyền tỉnh Bình Thuận đành dời toàn bộ dân chúng sống quanh nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đi nơi khác.
Ðến nay, vì không thể ngăn chặn tình trạng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 gây ô nhiễm biển, chính quyền tỉnh Bình Thuận đã đề nghị giảm diện tích Khu Bảo Tồn Biển Hòn Cau từ 12,500 hecta xuống 11,440 hecta. Cần lưu ý là dù cách đất liền tới 10 cây số nhưng Khu Bảo Tồn Biển Hòn Cau vẫn bị ảnh hưởng bởi tình trạng ô nhiễm do nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 gây ra.
Ðó cũng là lý do người ta tin rằng dân chúng đồng bằng sông Cửu Long sắp chết ngộp bởi từ nay đến năm 2030, vùng này sẽ có tới 14 nhà máy phát điện bằng than, rải đều từ Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng cho tới Bạc Liêu!
Sau khi đã chứng kiến hậu quả do các nhà máy phát điện bằng than gây ra đối với môi trường ở miền Bắc và miền Trung, giới lãnh đạo chính quyền nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long giờ bắt đầu phát hoảng về viễn cảnh chết ngộp vì các nhà máy phát điện bằng than. Chẳng hạn chính quyền tỉnh Bạc Liêu đã đề nghị chính phủ Việt Nam rút dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Bạc Liêu 1 ở huyện Long Hải khỏi quy hoạch phát triển nguồn điện.
Chính quyền tỉnh Long An thì tuyên bố sẽ gom hai nhà máy nhiệt điện dự trù xây dựng ở Long An về xã Phước Vĩnh Ðông, huyện Cần Giuộc. Vì xã này nằm bên cạnh sông Soài Rạp mà theo qui hoạch đã được phê duyệt thì hai nhà máy nhiệt điện sẽ xây dựng tại tỉnh Tiền Giang cũng nằm bên cạnh sông Soài Rạp – đoạn chảy qua huyện Gò Công Ðông nên tương lai của sông Soài Rạp coi như đã được định đoạt khi có tới bốn nhà máy phát điện bằng than tọa lạc bên cạnh. Chưa kể nếu tỉnh Long An gom hai nhà máy phát điện bằng than về xã Phước Vĩnh Ðông, huyện Cần Giuộc thì có thêm các huyện Nhà Bè và Cần Giờ của Sài Gòn lãnh đủ vì chỉ cách một con sông.
Tuy mới chỉ có một nhà máy đốt than phát điện nhưng mỗi năm đã thải ra khoảng 1.6 triệu tấn xỉ trong khi bãi chứa xỉ chỉ có 39 hecta. Do không được che chắn tốt, gió đã phát tán xỉ than khắp nơi, trong phạm vi khoảng ba cây số. Ngoài xỉ than, khói và tro phát sinh khi đốt than phát điện thường xuyên che phủ nhiều xã, khiến cây cối trên ruộng, vườn héo úa, cá trong ao hồ chết, diêm dân mất sinh kế vì không xử lý được tro, xỉ rơi xuống các ruộng muối, lẫn vào muối. Ngoài ra còn có những dấu hiệu cho thấy, nhà máy phát điện bằng than của Trung Tâm Ðiện Lực Duyên Hải đang gây ô nhiễm do nước thải xả ra biển. Ông Cầm bảo rằng kiểm soát chất lượng nước thải xả ra biển là chuyện vô vọng vì đường ống dẫn nước thải được chôn sâu dưới đất.
Tình trạng vừa kể chẳng khác gì chuyện đã từng xảy ra quanh nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2. Ðó cũng là lý do dẫn tới bạo động tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, hồi tháng 4 năm ngoái. Dù Tập Ðoàn Ðiện Lực Việt Nam (EVN) đã làm đủ cách nhưng không thể ngăn chặn ô nhiễm. Cuối cùng, chính quyền tỉnh Bình Thuận đành dời toàn bộ dân chúng sống quanh nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đi nơi khác.
Ðến nay, vì không thể ngăn chặn tình trạng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 gây ô nhiễm biển, chính quyền tỉnh Bình Thuận đã đề nghị giảm diện tích Khu Bảo Tồn Biển Hòn Cau từ 12,500 hecta xuống 11,440 hecta. Cần lưu ý là dù cách đất liền tới 10 cây số nhưng Khu Bảo Tồn Biển Hòn Cau vẫn bị ảnh hưởng bởi tình trạng ô nhiễm do nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 gây ra.
Ðó cũng là lý do người ta tin rằng dân chúng đồng bằng sông Cửu Long sắp chết ngộp bởi từ nay đến năm 2030, vùng này sẽ có tới 14 nhà máy phát điện bằng than, rải đều từ Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng cho tới Bạc Liêu!
Sau khi đã chứng kiến hậu quả do các nhà máy phát điện bằng than gây ra đối với môi trường ở miền Bắc và miền Trung, giới lãnh đạo chính quyền nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long giờ bắt đầu phát hoảng về viễn cảnh chết ngộp vì các nhà máy phát điện bằng than. Chẳng hạn chính quyền tỉnh Bạc Liêu đã đề nghị chính phủ Việt Nam rút dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Bạc Liêu 1 ở huyện Long Hải khỏi quy hoạch phát triển nguồn điện.
Chính quyền tỉnh Long An thì tuyên bố sẽ gom hai nhà máy nhiệt điện dự trù xây dựng ở Long An về xã Phước Vĩnh Ðông, huyện Cần Giuộc. Vì xã này nằm bên cạnh sông Soài Rạp mà theo qui hoạch đã được phê duyệt thì hai nhà máy nhiệt điện sẽ xây dựng tại tỉnh Tiền Giang cũng nằm bên cạnh sông Soài Rạp – đoạn chảy qua huyện Gò Công Ðông nên tương lai của sông Soài Rạp coi như đã được định đoạt khi có tới bốn nhà máy phát điện bằng than tọa lạc bên cạnh. Chưa kể nếu tỉnh Long An gom hai nhà máy phát điện bằng than về xã Phước Vĩnh Ðông, huyện Cần Giuộc thì có thêm các huyện Nhà Bè và Cần Giờ của Sài Gòn lãnh đủ vì chỉ cách một con sông.
Liên Minh Bảo Vệ Nguồn Nước Quốc Tế từng ước đoán, nếu phát điện bằng than, mỗi MWh điện cần khoảng 4,100 lít nước mà đồng bằng sông Cửu Long thì đang thiếu nước. Liên Minh Năng Lượng Bền Vững Việt Nam thì cảnh báo, khi 14 nhà máy phát điện bằng than tại đồng bằng sông Cửu Long cùng hoạt động, mỗi ngày, hệ thống này sẽ thải ra bên ngoài 70 triệu khối nước nóng 40 độ C. Lượng nước nóng khổng lồ đó sẽ hủy diệt hệ sinh thái dưới nước. Cả triệu người sẽ mất sinh kế, sinh hoạt xã hội sẽ bị đảo lộn.
Hồi tháng 9 năm 2015, nhóm mô hình hóa học khí quyển thuộc Ðại Học Harvard từng công bố kết quả nghiên cứu của về “các tác động tới sức khỏe do gia tăng phát thải từ than” ở Ðông Nam Á và Việt Nam. Theo đó, hàng chục ngàn người Việt sẽ chết dần, chết mòn vì những nhà máy phát điện bằng than.
Lúc đó, tại hội thảo về “than và nhiệt điện dùng than” do Trung Tâm Phát Triển Sáng Tạo Xanh (GreenID) tổ chức, GreenID đã cảnh báo, mỗi năm, tại Việt Nam có khoảng 4.300 người Việt thiệt mạng do sức khỏe suy giảm bởi tình trạng ô nhiễm từ nhiệt điện dùng than. Nếu chính quyền Việt Nam tiếp tục cho phép đầu tư-vận hành các nhà máy nhiệt điện dùng than theo “qui hoạch” đã được phê duyệt thì số người thiệt mạng sẽ tăng lên thành 25,000 người/năm. Quá trình đốt than để tạo điện sẽ thải vào không khí 15 triệu tấn tro, một lượng lớn đủ loại chất nguy hiểm, chúng sẽ phá hủy hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, tăng nguy cơ bị ung thư phổi, đột quị, mắc các bệnh về tim mạch, bệnh mãn tính hoặc bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp… Chưa kể các loại khí độc còn gây ra mưa acid, hủy hoại những dòng suối, những cánh rừng.
Suốt thập niên vừa qua, giới chuyên gia về kinh tế, môi trường đã liên tục khuyến cáo chính quyền Việt Nam nên gạt bỏ các dự án xây dựng nhà máy phát điện bằng than nhưng chính quyền Việt Nam không thèm đếm xỉa đến những khuyến cáo này.
Năm 2011, ngoài 19 nhà máy phát điện bằng than hiện hữu, chính quyền Việt Nam phê duyệt “Tổng sơ đồ điện VII” (kế hoạch phát triển nguồn điện tại Việt Nam đến năm 2030). Theo đó, đến 2020, các nhà máy phát điện bằng than sẽ chiếm 46.8% cơ cấu năng lượng của Việt Nam. Tới 2030, tỷ lệ này là 56.4%.
Theo các chuyên gia, nếu có 52 nhà máy nhiệt điện dùng than, cần nhập cảng khoảng 85 triệu tấn/năm thì cần phải tính toán xem dùng than để phát điện có thật sự rẻ như EVN cho biết hay không (?). Họ lưu ý, tính toán hiệu quả đầu tư vào các nhà máy phát điện bằng than phải tính cả đến thiệt hại do môi trường và sức khỏe con người bị hủy hoại, cũng như chi phí xử lý chất thải.
Tuy nhiên chính quyền Việt Nam đã có Bộ Chính Trị đảng CSVN mà nhóm này thì không bao giờ phải chịu trách nhiệm về bất kỳ quyết định nào nên không cần chuyên gia! (G.Ð)
No comments:
Post a Comment