S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Dân Việt cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, khi đau ốm phải nằm chất chồng lên nhau trong hành lang bệnh viện, lúc chết thì phải bó chiếu hoặc bó chăn, và số nợ công trên mỗi đầu người mỗi ngày một tăng mà vẫn sẵn sàng hy sinh hàng vạn lực lượng lao động chỉ để “bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài” của một ông bác thổ tả (nào đó) hay sao? Ông Phúc Nổ nói lấy được như thế mà gần hai tháng qua không thấy ai lên tiếng nói một điều gì phải/quấy với thằng chả hết trơn hết trọi. Cứ nhắc đến “Bác” là cả nước đều xuôi xị, im re (mặt ngẩn tò te) cứ y như dân bán khai nghe đến thần vật (taboo) cấm kỵ của bộ lạc mình vậy. Bởi vậy nên Việt Nam mãi mãi là một quốc gia nhất định không chịu phát triển vì nếu đất nước thoát khỏi cảnh đói nghèo và dốt nát thì bác sẽ không còn chỗ để nằm, và các chú (chắc chắn) cũng sẽ không còn ghế để ngồi....
*
Tượng đài "bác" chỉ ngàn tư tỷ
Xác dân lành bó chiếu chạy rông
Những tấm hình ngang tầm thế kỷ
"Thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ" - điên khùng. - JB Nguyễn Hữu Vinh
Tui hay viết lăng nhăng đủ chuyện nhưng riêng chuyện tình yêu đôi lứa, hay tình cảm lứa đôi thì chưa. Lý do – giản dị – vì không ai chịu yêu tui hết trơn, hết trọi. Tui cũng chả yêu ai cả. Yêu thầm, yêu trộm, yêu lén, yêu mình ên (nghĩa là yêu một chiều, yêu đơn phương, đơn tuyến) cũng miễn có luôn.
Nói tóm lại, và nói cách khác, và nói theo ngôn ngữ đương đại là tôi chưa từng trải nghiệm tình trường nên không đủ tư cách để mà chọc bút vô cái lãnh vực bao la (và mù mịt) mà mình hoàn toàn mù tịt.
Tui cũng hay đọc lung tung đủ thứ nhưng loại thơ văn lãng mạn thì không. Lý do, vẫn giản dị thôi, tôi không cách nào hiểu nổi lý lẽ của một kẻ đang yêu. Có lần, tôi nghe ông Trần Ninh Hồ ngâm nga như vậy đây:
Có gì đâu một lá thư
Giấy như giấy trắng, mực như mực thường
Cũng chưa một chữ rằng thương
Mà tôi đọc cả đêm trường sang mai
Không nhớ nữa ngắn hay dài
Hình như tôi đọc cả ngoài trang thư.
Làm sao mà “đọc cả ngoài trang thư” được cà? Tôi thắc mắc hoài cho tới tuần qua mới tìm ra câu giải đáp. Tuần qua, chính xác là vào ngày 14 tháng 9 năm 2016, báo Dân Việt cho hay:
“Công an tỉnh Sơn La đã làm rõ thông tin, người đàn ông đi xe máy chở người chết cuốn chiếu phía sau nhưng để lộ 2 chân... là thi thể người đã chết nhưng vụ việc không có dấu hiệu hình sự.
Do không có tiền thuê xe ô tô nên gia đình chị P đã nhờ người quen sử dụng xe máy chở thi thể về mai táng. Ảnh & chú thích: Dân Việt
Theo điều tra, danh tính người chết là chị P, trú ở xã Mường Sại, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Chị P mắc chứng bệnh lao phổi được gia đình đưa đi điều trị tại Bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh Sơn La (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La). Do bị bệnh nặng, chị P đã tử vong.
Do không có tiền thuê xe ô tô nên gia đình chị P đã nhờ người quen sử dụng xe máy chở thi thể chị P về huyện Quỳnh Nhai để mai táng.”
Tác giả bài báo cũng không quên kèm theo phóng ảnh tờ đơn (“Đơn Xin Về”) của gia đình nạn nhân.
Đơn của người anh trai xin đưa bệnh nhân Lò Thị Phanh xuất viện về nhà. Ảnh & chú thích: Vnexpress
Có gì đâu một lá đơn
Giấy như giấy trắng, mực như mực thường
Cũng không một chữ kiện thưa
Mà tôi đọc cả đêm trường sang mai
Không nhớ nữa ngắn hay dài
Hình như tôi đọc cả ngoài tờ đơn.
Tôi “đọc” ra “cả ngoài tờ đơn” là nỗi khốn cùng của những người dân đói ăn, thất học, ở Sơn La – nơi mà bằng giờ này năm ngoái báo chí nhà nước đều đồng loạt và ái ngại đưa tin:
“Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La vừa ban hành Nghị quyết thông qua Đề án xây dựng Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với quảng trường tại TP.Sơn La. Theo đó, tổng vốn đầu tư của dự án lên đến 1.400 tỷ đồng.
Trao đổi với phóng viên sáng 4.8, ông Trần Bảo Quyến, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Sơn La cho biết, mục đích chính của Đề án là nhằm đáp ứng nguyện vọng và tình cảm của đồng bào các dân tộc Tây Bắc nói chung và nhân dân các dân tộc Sơn La nói riêng đối với Bác Hồ kính yêu.
‘Với tình cảm biết ơn sâu sắc với lãnh tụ, chúng tôi đề xuất với tỉnh, Bộ VH-TT-DL và được Trung ương nhất trí cho phép xây dựng tượng đài tại Sơn La’, ông Quyến nói.
Ông Quyến cũng cho biết, xây dựng tượng đài cũng là một nét văn hóa đặc biệt quan trọng, mang tính lịch sử, tính giáo dục, tính truyền thống và nhân văn sâu sắc, là di sản văn hóa vô giá cho các thế hệ.
Đặc biệt, sau khi xây dựng tượng đài, Sơn La sẽ có cơ hội quảng bá về du lịch. Đây sẽ là điểm đến thú vị cho người dân đến tham quan và tìm hiểu về lịch sử Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng.”
Ảnh: daikynguyenvn
Ảnh: Soha News
Dù chưa bao giờ có cơ hội đặt chân đến “Sơn La nói riêng và Tây Bắc nói chung” nhưng qua tờ đơn nguyệch ngoạc chưa tới một trăm chữ (gần nửa viết sai lỗi chính tả) của ông Lò Văn Muôn, và qua hình ảnh những đứa bé trần truồng ở vùng đất này thì tôi hiểu tại sao tỉnh Sơn La có thể ban hành nghị quyết thông thông qua đề án xây dựng tượng đài Bác Hồ – với tốn phí 1.400 tỷ đồng – mà không gặp phải bất cứ sự chống đối nào của dân chúng địa phương. Ở một nơi mà người dân có cơm ăm tạm đủ no, áo mặc tạm đủ ấm, và có sự hiểu biết tối thiểu về hệ thống thuế má thì dễ gì họ để yên cho (cái gọi là) Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh “đáp ứng nguyện vọng và tình cảm” của mình theo cái kiểu khốn nạn và bất nhân như thế!
Và vì thế nên nghèo đói cùng dốt nát không chỉ là tệ trạng của đất nước mà còn là là chủ trương (lớn) và xuyên suốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam, kể từ khi họ cướp được quyền bính ở đất nước này. Chả phải chỉ riêng qúi vị lãnh đạo tỉnh Sơn La mới có cái kiểu nói (“xây dựng tượng đài … xuất phát từ tình cảm”) lấy được vậy đâu.
Ở bình diện quốc gia, người đứng đầu chính phủ hiện nay, ông T.T. Nguyễn Xuân Phúc cũng có cái thứ miệng lưỡi hồ đồ và hàm hồ (y) như thế. Ngày 12 tháng 8 vừa qua, tờ Viettimes loan tin:
“Hôm nay, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì...
Nhân dịp này, Thủ tướng bày tỏ cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Chính phủ, nhân dân Liên Xô trước đây, Liên bang Nga hiện nay và các nhà khoa học của Nga đối với nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thủ tướng khẳng định, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, người lao động của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều cố gắng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị đặc biệt mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, giữ gìn, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Bác ...”
Phải nhờ đến những chuyên gia nước ngoài mới có thể “giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh” thì có gì hay ho mà tổ chức lễ đón nhận huy chương?
Sợ thế lực thù địch, phản động nào phá hoại mà cần phải có cả một Bộ Tư Lệnh Bảo Vệ “tuyệt đối an toàn thi hài Bác” như thế?
Hơn mười lăm năm trước, giáo sư Trần Khuê và tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân đã có lần “đề nghị” như sau:
“Chúng ta đề nghị Tổng cục Thống kê và Bộ Tài chính thử tính sổ xem 30 năm qua ta đã tiêu tốn vào lăng Người tổng số là bao nhiêu tiền của… Và thử xem riêng ngân sách dự chi cho năm 2000 xem có thể xây được bao nhiêu trường học cho một ngàn xã hãy còn vắng về giáo dục ở miền cao. Có thể xây bao nhiêu căn nhà để nuôi trẻ mồ côi… Có thể xây bao căn nhà dưỡng lão cho người già lão cô đơn, không nơi nương tựa. Có thể xây bao nhiêu nhà thương làm phúc chữa bệnh cho người nghèo…”
Mạng xã hội lại xuất hiện thêm hình ảnh một thi thể được bó trong chăn, chiếu, chở về nhà từ một bệnh viện ở Sơn La. Ảnh:Vnexpress
Dân Việt cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, khi đau ốm phải nằm chất chồng lên nhau trong hành lang bệnh viện, lúc chết thì phải bó chiếu hoặc bó chăn, và số nợ công trên mỗi đầu người mỗi ngày một tăng mà vẫn sẵn sàng hy sinh hàng vạn lực lượng lao động chỉ để “bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài” của một ông bác thổ tả (nào đó) hay sao?
Ông Phúc Nổ nói lấy được như thế mà gần hai tháng qua không thấy ai lên tiếng nói một điều gì phải/quấy với thằng chả hết trơn hết trọi. Cứ nhắc đến “Bác” là cả nước đều xuôi xị, im re (mặt ngẩn tò te) cứ y như dân bán khai nghe đến thần vật (taboo) cấm kỵ của bộ lạc mình vậy.
Bởi vậy nên Việt Nam mãi mãi là một quốc gia nhất định không chịu phát triển vì nếu đất nước thoát khỏi cảnh đói nghèo và dốt nát thì bác sẽ không còn chỗ để nằm, và các chú (chắc chắn) cũng sẽ không còn ghế để ngồi.
21.9.2016
No comments:
Post a Comment