Tuesday, February 9, 2016

Trung cộng phải chấn chỉnh tình trạng thao túng chỉ số GDP: Còn Việt Nam?

Ngày 26/1/2016, Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật Trung ưởng Đảng Trung cộng thông báo trên website rằng Cục trưởng Cục Thống kê Quốc gia Vương Bảo An (CCDI) bị điều tra vì “Vi phạm kỷ luật đảng nghiêm trọng”. Điều gây chú ý là việc CCDI thông báo điều tra chỉ vài tiếng sau khi ông Vương xuất hiện tại một cuộc họp báo để thông báo về những chỉ số tổng kết tình hình kinh tế năm 2015.

Vụ việc cục trưởng Cục Thống kê Quốc gia bị điều tra tham nhũng sau khi ông công bố số liệu kinh tế Trung Quốc 2015 cho thấy Bắc Kinh có thể muốn chấn chỉnh cách tính các chỉ số này.
Cục Thống kê Quốc gia là cơ quan chịu trách nhiệm tổng hợp và công bố những số liệu chính thức về nền kinh tế Trung Quốc, bao gồm chỉ số GDP. Tuy ông Vương khẳng định những số liệu do NBS công bố đều "đáng tin cậy và có giá trị", nhưng nhiều năm qua, các nhà phân tích, kinh tế học thường chỉ trích những số liệu thống kê kinh tế do chính quyền công bố chính thức là không trung thực.
Theo CNN, những người hoài nghi về độ tin cậy của chỉ số GDP chính thức cho rằng các số liệu này giống như để "thờ cúng", vì đây là một cách để thăng tiến, đề bạt nhanh chóng tại Trung cộng. Nếu một quan chức địa phương đạt các chỉ tiêu tăng trưởng hoặc thậm chí vượt mức, những tin tức này sẽ được truyền tới chính phủ trung ương. Một điện tín ngoại giao của chính phủ Mỹ mà Wikileaks công bố cũng từng đề cập đến việc chính quyền Trung cộng chỉnh sửa chỉ số GDP. 
Andy Xie, nhà phân tích kinh tế độc lập, cho biết "Trung Quốc không có một cơ quan thống kê độc lập. Họ phụ thuộc vào các chính quyền địa phương báo cáo số liệu từ cấp cơ sở. Do vậy, nhiều địa phương có xu hướng bóp méo để làm đẹp số liệu".
Chỉ số tăng trưởng năm 2015 của Trung cộng được công bố chính thức là 6.9%, mức chậm nhất trong hơn hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn hoài nghi về phương pháp thống kê của Trung cộng.
Báo Wall Street Journal ngày 27/1 dẫn một nghiên cứu của giáo sư Xu Dianqing, chuyên gia kinh tế tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, cho thấy chỉ số GDP của Trung cộng chỉ có thể ở khoảng 4.3% - 5.2%. Nhiều phân tích của các cơ quan, tổ chức quốc tế khác, như công ty Capital Economics (Canada), Barclays Bank (Anh), The Conference Board (Mỹ), Oxford Economics (Anh) cũng đưa ra nhận định tương tự, rằng tăng trưởng năm qua của Trung cộng chỉ khoảng 4 - 6%.
Một trong những trường hợp đáng chú ý như tỉnh Liêu Ninh. Cách đây 3 năm, địa phương này báo cáo tăng trưởng đến 9.5%, nhưng số liệu của 3 quý đầu năm 2015 chỉ đạt 2.7%. Tương tự, tỉnh Cát Lâm báo cáo tăng trưởng 12% cách đây 3 năm nhưng chỉ số hiện tại chỉ 6.3%. Các tỉnh này đều là những địa phương có mức tăng trưởng thấp nhất trên toàn quốc.
Năm 2015, một đánh giá của giới chuyên gia phản biện ở Hồng Kông còn cho biết GDP thực chất của Trung cộng chỉ khoảng 2-3%.
Còn Việt Nam thì sao?
Năm 2013, Trưởng ban kinh tế trung ương Vương Đình Huệ đã phải hài hước một khái niệm hoàn toàn mới “GDP có chân”. Trong khi rất nhiều tỉnh thành báo các GDP địa phương luôn ở mức 10-15%, thì GDP bình quân của quốc gia lại chỉ khoảng 5%. Số còn lại “chạy” đi đâu?
Báo cáo láo là một đặc thù ăn mòn trong não trạng của giới cầm quyền Việt Nam từ trên xuống dưới. Trong hoàn cảnh rất gần với Trung cộng về “các điều kiện phát triển”, nhiều khả năng GDP thực tế ở Việt Nam không thể như số báo cáo từ 5-6%, mà thấp hơn nhiều.
2015 là năm thứ 8 liên tiếp nền kinh tế Việt Nam rơi vào suy thoái. Có đánh giá cho rằng trong tình hình khốn khó ấy, GDP tực tế của Việt Nam chỉ vào khoảng 1-2%.
Lê Dung / SBTN

No comments:

Post a Comment