Tuesday, February 9, 2016

Muôn kiểu "chặt chém" đầu xuân


(Dân trí) - Mượn cớ Tết, trong những ngày đầu năm, nhiều dịch vụ ở Hà Nội liên tục tăng giá “tha hồ chặt chém” người dân du xuân. Tất cả các dịch vụ bỗng dưng bị thổi lên tới gấp 2, 3 lần ngày bình thường.

Trông giữ xe được mùa "làm ăn”
Ngày Tết, giá dịch vụ ăn uống, gửi xe ở Hà Nội, nhất là gần các điểm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, nơi vui chơi đều bị đội lên nhiều lần so với ngày thường. Không có lực lượng kiểm tra, giám sát nên người kinh doanh mặc sức thu tiền. Hà Nôi, từ sáng đến tối, đường phố lúc nào cũng tập nấp. Cùng với đó, nhiều bãi gửi xe tự phát mọc lên ở nhiều nơi và thỏa sức “chặt chém” khách hàng. Ngày thường, giá gửi xe máy theo quy định là 3.000 đồng/xe, nay được nâng lên từ 15.000 – 20.000 đồng/xe.
Mặc dù UBND thành phố Hà Nội có Công văn số 608/UBND-KT về việc tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy định Nhà nước về trông giữ phương tiện giao thông trong dịp Tết Nguyên đán và lễ hội đầu Xuân năm 2016. Tuy nhiên những ngày giáp Tết này, một số điểm trông giữ phương tiện giao thông hiện tượng thu phí giữ xe gấp nhiều lần quy định vẫn diễn ra.
Cạnh chợ hoa Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội), một bãi gửi xe tự phát mọc lên để phục vụ người bán hoa và người dân đi chợ mua sắm hoa ngày Tết. Hàng trăm chiếc xe máy được gửi tại đây với giá 20.000 đồng/xe. Trên khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm, giá trông giữ xe cũng được “hét” cao hơn ngày thường. Bãi trông xe ở cuối đường Đinh Tiên Hoàng ngày thường có giá là 5.000 đồng nay lên 15.000 đồng.
Một bãi gửi xe khác nằm trên phố Đinh Liệt (Hoàn Kiếm) cũng mọc lên trên vỉa hè. Chỉ với những tấm vé tự chế cắt từ bìa cốt-tông ghi số thứ tự và số điện thoại, chủ bãi xe lấy mỗi khách hàng 20.000 đồng/xe máy. Giá trông giữ xe ô tô cũng cao gấp đôi giá quy định với mức từ 50.000-80.000 đồng/xe. Thậm chí, một số nơi như Phủ Tây Hồ còn “hét” giá 100 ngàn đồng/xe.Vẫn biết là bị "chặt chém" nhưng người dân vẫn phải chấp nhận gửi vì không biết để xe đâu khi muốn mua sắm, đi chơi. Hoặc nếu có thắc mắc, hầu hết các chủ bãi xe đều giải thích: “Ngày Tết mà, đắt hơn ngày thường cũng là chuyện bình thường. Không gửi thì đi ra cho người khác còn gửi”. Các điểm trông giữ xe gần các bệnh viện cũng chớp cơ hội ngày Tết để tăng giá. Giá gửi xe ở cổng bệnh viện Việt Đức ở mức 10 ngàn đồng/chiếc.
Tình trạng này dự đoán sẽ tiếp tục hoành hành trong những ngày du xuân và tháng lễ hội sắp tới.
Bún, miến chém
Dường như đã trở thành quy luật, đến ngày này, các mặt hàng phục vụ Tết Nguyên đán lại “thi nhau” tăng giá, đặc biệt là những quán ăn, gánh hàng rong phục vụ ăn vặt. Thanh niên đi chơi Tết, ngắm pháo hoa về ai nấy cũng đều vui vẻ khi thấy quán ăn vẫn mở dù đã 1 - 2 giờ sáng, thế nhưng chỉ cần ngồi vào chỗ, ăn no nê xong, không ít thực khách phải chóng mặt, buốt ruột, nhăn nhó khi móc ví trả tiền.
"Cả năm chỉ một vài ngày kiếm như này là đủ ăn cả tháng" đó là “tư duy” của những người bán hàng kiểu chặt chém. Chính vì thế nếu vào ngày thường bạn là khách quen của chủ quán, nhưng ngày Tết bạn sẽ vẫn “bị chém” như thường. Với những chủ quán kinh doanh kiểu này thì dịp tết là cơ hội làm ăn của họ. Cho nên bao giờ cũng thế, cứ đến Tết là họ huy động an hem họ hàng ra bán hàng với tần suất 24/24 để mong “gặt hái”. Chính vì thế vào dịp Tết, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều hàng quán dọc các phố Đường Thành, Hàng Bông, Phủ Doãn, Hàng Gà, Hàng Ngang, Hàng Bè, Cầu Gỗ, Hàng Buồm,... từ đêm 30 tới sáng mùng 1 Tết, hàng nào tấp nập khách ra vào ăn uống. Có những quán hàng rong bán bún ốc, bún riêu từ đêm 30 Tết, sáng mùng 1 đã đẩy giá bán lên 70.000 đồng/bát (so với mức 25.000 đồng của ngày thường). Một bán bún riêu được bán ra trong ngày thường từ 30.000 đồng Tết đã lên 80.000 đồng/bát, 1 đĩa quẩy 10 cái được tính 50.000 đồng. Một bán bún sườn thường chỉ có giá 30-40 ngàn nhưng ngày Tết đã lên tới 150 ngàn đồng. Một bán bún lươn cũng lên tới 80 ngàn đồng. Khách hàng cứ thế “ngậm đắng nuốt cay” trả tiền trong ngay đầu năm mới.
Dịch vụ làm đẹp cũng không là ngoại lệ
Cận Tết, một số dịch vụ làm đẹp bao gồm từ cắt tóc, gội, hấp, sấy,... đến nhận trang điểm du xuân, làm nail,... đang trong tình trạng quá tải. Nhiều khách hàng luôn trong tình trạng mệt mỏi vì chờ đợi. Có những vị khách kiên trì đợi vài, ba tiếng là điều rất bình thường vào dịp này.
Những cửa hàng có uy tín, họ tuân thủ rất tốt bảng giá được niêm yết. Cho dù, mỗi ngày họ tiếp cả trăm lượt khách nhưng vẫn không có tình trạng tăng giá. Ngược lại, các cửa hàng có quy môt, hai người làm thường có tâm lí "chờ tết" để tăng giá, hét giá.
Giá tăng, nhưng khách vẫn đông khiến nhiều du khách đã phải ngồi chờ gần cả tiếng trong cảnh chen chúc mới đến lượt mình. Nhiều khách hàng phản ánh, Lần trước cũng tại chính cửa hàng họ thường hay làm, nhưng vào dịp Tết năm nay khi thanh toán họ đã phải một phen hoảng hốt khi đã phải trả thêm 500 ngàn đồng so với lần trước.Biết là bị “chém” nhưng khách cũng không dám nói gì. Bởi đi đâu, vào cửa hàng nào chẳng đông kín người, mà chắc gì sẽ không bị “chặt chém”.
Nhiều chủ quán, chủ dịch vụ tự cho mình là có lý khi tăng giá trong những ngày đầu Xuân, vì “mọi người đi chơi còn tôi vẫn phải làm việc!”. Thế nhưng, khi việc tăng giá bị nâng lên quá mức, trong khi chất lượng cung cấp cho khách hàng lại chẳng hề xứng đáng thì thật dễ hiểu nếu sau vài ngày nữa, mọi thứ trở lại nhịp sống bình thường, khách hàng sẽ tự động tẩy chay và lên án những nơi “chặt chém”. Suy cho cùng, một khi đã làm ăn chộp giật, kiểu “được một lần rồi thôi” thì phía chịu thiệt chính là những chủ quán, chủ dịch vụ sẵn sàng bán uy tín của mình chỉ trong vài ngày Tết.
Choáng với dịch vụ rửa xe ngày Tết
Những ngày đầu năm mới, nhiều dịch vụ, hàng quán đã ăn nên làm ra đáng kể. Thế nhưng, không phải nhờ chất lượng hay một ưu điểm nào để kéo khách hàng tới, thay vào đó, tiền lời của họ có được nhờ việc… “chặt chém” đầu Xuân. Ngày Tết giá dịch vụ rửa xe ô tô, xe máyở Hà Nội khiến nhiều người sốc. Đa số các cửa hàng rửa xe không thông báo trước giá cả cho khách, và các “thượng đế”cũng không hỏi giá trước, đến khi thanh toán mới ngớ người vì giá quá chat. Đơn cử như giá rửa xe máy ngày thường chỉ khoảng từ 20.000 - 30.000 Đồng/xe thì đã tăng lên 50.000-80.000 đồng/xe. Trong khi đó, giá rửa xe ô tô cũng đã tăng từ 50.000 - 70.000 Đồng/xe lên tới 150.000 - 200.000 đồng/xe.
Đã vậy, chất lượng dịch vụ không tốt được như ngày thường, xe xếp hàng rửa dài dằng dặng khiến khách phải ngồi đợi hàng tiếng đồng hồ, xe rửa chỉ được lau không được hút bụi và không được rửa kỹ. Có khách còn éo le hơn, phải ngồi đợi lâu quá nên đi làm việc khác đến khi quay lại lấy xe phải trả thêm phí gửi. Mặc dù biết mình bị chém giá quá chát nhưng phải ngậm ngùi chấp nhận vì “sự đã rồi”.Và cố nghĩ thoáng, tết đến có người phục vụ là may,mất thêm chút ít coi như tiền típ. Một số người khác bị hét giá quá khiếp,quyết định về nhà tự rửa lấy để tiết kiệm tiền. Đồng thời rút kinh nghiệm đi đâu cũng phải hỏi giá trước để tránh bị chặt chém không đáng. Không chỉ có giá rửa xe tăng mạnh mà ngay cả giá bơm lốp xe cũng tăng vọt khi mà khách hàng phải chi trả 5.000 đồng cho 1 lốp xe trong khi ngày thường với số tiền này họ có thể bơm được cả 2 lốp xe.
Với người Hà Nội, tất cả những nỗi khổ bị chặt chém ngày Tết không trở thành nỗi bức xúc lớn bởi họ đã… quá quen với điều đó.Khách du lịch đến với Hà Nội những kiểu “chặt chém” như thế này có thể là Hà Nội sẽ trở thành một hình ảnh xấu xí trong mắt họ.
Thứ Ba, 09/02/2016 - 14:10
Hữu Thắng (Tổng hợp)

No comments:

Post a Comment