Monday, February 15, 2016

Độc tài: Chính trị và tôn giáo

 VietnamDaily.News-02-15-2016
1
  1. Trung Cộng (TC) điển hình cho một nước độc tài chính trị
Theo dõi những sinh hoạt của TC, nhà nước cố đưa những bộ mặt đẹp ra trước quốc dân và thế giới để đánh bóng hình ảnh một cường quốc đang vươn lên với tinh thần dân tộc, chủ nghĩa ái quốc trong khi lý tưởng Cộng Sản suy tàn và hình ảnh lãnh tụ Mao phai mờ trong dân gian nhưng vẫn sáng ngời trong tâm các lãnh tụ hiện đại.
Trước sự đe dọa về một tình trạng suy thoái kinh tế có thể đưa TC trở về thời Mao (Bước Nhảy Vọt Vĩ đại), Tập Cận Bình sẵn sàng xiết chặt sự kiểm soát của đảng CS một khi bất ổn kinh tế đưa tới bất ổn xã hội, chính trị.
Nhìn những khuôn mặt trí thức, khoa học gia, nghệ sĩ, học giả, thương gia, báo chí TC đứng ra biện minh cho một Trung Hoa hòa mình với thế giới chỉ thấy một sự lường gạt trơ trẽn vì chỉ nhắc tới hoa lợi, thành công, tương lai (chưa xảy tới) của những chương trình hòa tấu của đảng CS, độc tài, tàn bạo, thủ đoạn. Điển hình nhất là sự đối xử với láng giềng: Nhật, VN, Phi, Đài Loan …
Rồi “con đường tơ lụa” và Ngân Hàng Đầu Tư (AIIB) như miếng mồi sáng giá và hấp dẫn nhất.
Tất cả chỉ che dấu một mục đích: Trung Hoa sẽ là, phải là số một Thế Giới = thống trị Thế Giới. Vì Trung Hoa từ xưa đã là trung tâm vũ trụ hàng ngàn năm trước khi Mỹ thành lập. Cai trị bằng sự tàn bạo và thủ đoạn TC phải bành trướng bằng mọi cách vì Trung Hoa đã có những cái vĩ đại: Vạn Lý trường thành, địa bàn, thuốc sung … và Trung Hoa có đông dân nhất thế giới. Nếu 1.3 tỷ người Trung Hoa chọn đảng CS lãnh đạo thì TC phải tiếp tục đứng đầu và lãnh đạo … thế giới. Còn chuyện chết hàng triệu người vì đói, chiến tranh, bệnh tật … chỉ là chuyện nhỏ và không phải lỗi của ban lãnh đạo CS (?). TC cho rằng chỉ có những người theo lý tưởng CS mới thực sự có khả năng cai trị Trung Hoa và thế giới mặc dù họ biết nếu không sử dụng bạo lực để kềm kẹp thì chẳng có ai theo CS cả. Tất cả những gì tốt thì nhà nước vơ về cho đảng CS, còn chuyện xấu xa (tham nhũng, chết người, chậm tiến, nghèo đói…) thì không phải do đảng (tuy nắm quyền cai trị, sinh sát) mà do kẻ thù bên ngoài (ở 8 ngàn dặm bên kia bờ Thái Bình Dương).
Vì TC tự hào có đông dân nhất nên tự cho quyền chiếm biển (Nam Hải ) tối đa theo nhu cầu hay ý muốn của đảng CS và chỉ có luật lệ của TC mới đúng còn luật thế giới (cho dù hàng trăm nước tôn trọng) là…đồ bỏ.
Sự trơ trẽn vô liêm sĩ của TC là cũng tổ chức các cơ quan, văn phòng mang các danh hiệu, chức năng y như của các nước dân chủ Tây Phương nhưng tất cả chỉ là bù nhìn của Đảng. Và TC tin rằng cứ nói láo và làm bừa (theo ý đảng CS) thì “để lâu, cứt trâu hóa bùn” là xong chuyện. Tiếc thay đa số dân Trung Hoa tin vậy và…tự hào là dân của nước Trung Hoa vĩ đại.
Vì độc tài, TC rơi vào tình trạng mất quân bình vì không có đối lập phê phán nên sẽ không thể tìm ra trung đạo.Trung Hoa mà không tìm ra trung đạo thì sẽ sụp đổ.
  1. Iran điển hình cho một nước độc tài tôn giáo
Độc tài tôn giáo có khuyết điểm lớn nhất là không có tranh luận. Lời nói của thánh (Mohammed) là không sửa đổi. Không biết có đúng không nhưng kẻ truyền đạo (inmam) thường diễn dịch lời thánh nhân theo ý mình mà không có ai có thể kiểm chứng. Khuyết điểm thứ hai là sự khác biệt sinh-tử giữa hai phái Suni và Shi’ite. Thứ ba là hệ thống đóng kín khiến tôn giáo không chuyển hóa theo thời đại. Bản chất con người là ham vui, thích đẹp, muốn cái gì mới lạ … khi bên ngoài có thứ hấp dẫn mà đạo giáo ngăn cấm thì dân phá rào là chuyện dĩ nhiên. Thứ tư là hệ thống đạo giáo tuy kỷ luật khắt khe nhưng lại thiếu kiểm soát, ai cũng có thể xưng là giáo sĩ (inmam) để giảng đạo. Vì không phát triển nên quay về quá khứ: chuyện thánh chiến, chuyện đế quốc Ottoman, lời tiên tri thống nhất thế giới dưới chế độ Hồi Giáo, các tôn giáo khác là dơ bẩn phải tiêu diệt thì mới đúng lời tiên tri (giá trị của những lời tiên tri này không được kiểm chứng). Nếu tiên tri đã đúng thì khối Hồi Giáo đâu có tệ hại như ngày nay?
Khi đảng chính trị nắm chính quyền thì không thể kỳ thị tôn giáo nhưng khi tôn giáo nắm chính quyền thì kỳ thị tôn giáo gần như chắc chắn xảy ra. Iran cũng như TC, tổ chức chính quyền giống như Tây Phương nhưng quyết định cuối cùng vẫn do Giáo Chủ (supreme leader tương đương với chủ tịch đảng). Khi báo chí, tự do ngôn luận, hội họp, đi lại, tòa án… đều bị nhà nước kiểm soát thì dân sẽ phải thụ động: lì ra, mặc kệ cho nhà nước vo tròn, bóp méo.
Độc tài giống như người đi bằng một chân, trước sau gì cũng té ngã. Tất cả chỉ vì “bản ngã” cho rằng chỉ có “tôi” mới đúng, tất cả những gì không phải “tôi” đều dẹp bỏ. Dân chủ là thay đổi, 2 chân, thì không những vững mà còn nhanh chóng phát triển.
TCL
26-1-2016

No comments:

Post a Comment