Friday, February 5, 2016

Bàn cờ Trung Cộng

1


Khi Trung Cộng (TC) gian lận
TC đã biến tàu (frigate: khu trục hạm) hải quân thành tàu tuần duyên (Coast Guard) nhưng vẫn trang bị súng là vi phạm tiêu chuẩn quốc tế vì tàu tuần duyên chỉ có súng nước (water canon). Khi tàu TC xâm phạm hải phận của Senkaku thuộc Nhật. Nhật phản đối, TC nói đó là chủ quyền của TC?
Khi 5 nhà xuất bản sách tại Hong Kong lên tiếng chỉ trích Tập Cận Bình qua báo chí, vài hôm sau 5 người này mất tích, có tin là bị bắt về lục địa. Nhà cầm quyền TC im lặng mặc dù dân HK biểu tình hàng ngày đòi trả tự do cho 5 người này. Sau 3 tuần, TC mới xác nhận việc giam giữ.
Tòa án Phi đồng ý để Phi ký nhận mở các căn cứ quân sự (9 địa điểm) cho Mỹ đóng quân. Nhật vừa giúp Phi phóng vệ tinh viễn thám, nói là dùng cho nông nghiệp, thời tiết, cấp cứu vì có thể nhận diện các vật rất nhỏ nhưng ai cấm vệ tinh này theo dõi tàu, máy bay của TC??? TC phản đối cho rằng Phi làm cho tình trạng căn thẳng thêm (TC không nhắc đến việc đem máy bay ra đảo).
Thị trường chứng khoán Thượng Hải tuy nhỏ (3,500, đến 21-1-2016 chỉ còn 3000) nhưng là bộ mặt “kinh tế tư bản” của TC. Dân Tàu vốn có máu cờ bạc nhảy vô mua bán. Nhưng tin tức bị bưng bít nên khi nền kinh tế sản xuất chậm lại, thị trường nhà cửa đứng… nhà nước quay ra kêu gọi dân tiêu xài để đẩy guồng máy kinh tế nhưng dân mất việc làm, về quê thì lấy ai tiêu xài? Chứng khoán tuột dốc, nhà nước TC bắt đóng cửa. Khi mở cửa, lại tuột dốc tiếp. Nhà nước TC bỏ 500 tỷ Mỹ kim ra để cứu vãn nhưng sự can thiệp của nhà nước đi ngược lại những lời khuyến cáo của các nhà quan sát quốc tế. IMF nói rằng trong năm qua TC đã mất 500 tỷ chạy ra khỏi nước (TC cãi rằng đó là tiền nhà nước đầu tư không phải là thất thoát).
Quốc tế tiên đoán khi nhà nước TC hết ý kiến làm sao cứu vãn kinh tế là lúc TC rơi vào hỗn loạn. Trong cuộc họp Thượng đỉnh kinh tế tại Davos (Switzerland), TC nói rằng suy thoái kinh tế của TC sẽ gây thiệt hại cho Tây Phương nhiều hơn là TC. Nhưng theo các nhà quan sát thì chỉ có Á Châu, Phi Châu và Nam Mỹ sẽ bị ảnh hưởng vì viện trợ kinh tế của TC. Đã có những công ty thép, khai thác mỏ, nguyên liệu tại các nước kể trên bị phá sản vì TC không còn nhận nguyên liệu và dĩ nhiên không trả tiền (cũng như chuyên mua dưa hấu, TC đặt mua cho nhiều rồi lúc chót không nhận hàng). Tại Ba Tây (Brazil) cả một thành phố và phi trường bỏ hoang vì TC xây qua chương trình viện trợ nhưng chẳng có ai đến ở. Rõ ràng TC làm kinh tế như chuyện trẻ con: “tao sập tiệm kinh tế, nếu mày không cứu tao thì mày thiệt hại chứ tao không sao đâu” (ý nói dân Tàu chết chứ đảng CS vẫn cầm quyền).
Ngày 21-1-2016 Xi viếng thăm Saudi, Egypt ký các hiệp ước kinh tế (nguyên liệu, đường xá) trong khi Nhật nhảy vào giúp Iran khai thác dầu hỏa nhưng lại ký hiệp ước mua dầu của Mỹ và Mỹ đưa 12 chiến đấu cơ F-22 cùng hai hàng không mẫu hạm đến đóng tại Nhật. Nhật cũng đã vừa ra mắt chiến đấu cơ tàng hình (stealth jet fighter) Made in Japan. Ngày 22-1-2016, Xi đến Iran để ký các hiệp ước thương mại, không thấy nói trị giá bao nhiêu. Xem ra TC sẵn sàng buôn bán với bất kỳ nước nào có nguyên liệu để đổi lấy những món hàng rẻ mạt sản xuất từ Trung Quốc. Sự kiện TC xin đồng Yuan vào IMF như tiêu chuẩn quốc tế, rồi sau đó liên tục phá giá đồng Yuan. Một nước có nền kinh tế mạnh thì đồng tiền phải mạnh. TC rõ ràng không thuộc vào trường hợp này.
Sau khi Xi gặp Obama, thì chuyện TC ăn cắp tin tức (hack) vẫn tiếp tục nhưng 5 nhân vật hacker bị Mỹ nhận diện và cơ quan (kể cả tòa nhà nơi các hacker làm việc) đã bị phế bỏ. Theo các chuyên gia an ninh của Mỹ thì Xi đã dẹp tiệm và mở tiệm mới, kín đáo hơn. TC đã ăp cắp đủ mọi loại tin tức và thiết lập các công ty, cơ quan giống y như vậy nhưng không người đủ khả năng kinh nghiệm để điều khiển nên hiện nay các tai nạn xảy ra hàng loạt tại các công ty, kỷ nghệ, hãng xưởng của TC. Dĩ nhiên nhà nước bưng bít và chỉ có dân bị thiệt hại. Ngoài chuyện ngăn chận ô nhiễm là Xi được thế giới đón nhận, ngoài ra những Xi mong đợi: Xi nói TC cũng bị ăn cắp tin tức nhưng chẳng nói ai, nước nào muốn ăn cắp tin và loại tin gì của TC bi ăn cắp (nói cho có chứ ai thèm ăn cắp tin tức TC vì TC có gì bí mật hay đáng để ăn cắp đâu), việc dụ dỗ các công ty kỹ thuật (Microsoft, Google, Amazone, Apple..) làm ăn với TC thì zero, chẳng được gì. Chuyện đòi các tư bản Trung Hoa trốn sang Mỹ (vì tham nhũng) thì Mỹ trả lời theo luật Mỹ, những người này không làm gì phạm pháp Mỹ nên không có lý do để bắt (chuyện họ tham nhũng tại Trung Hoa, mà TC để họ trốn thoát là chuyện nội bộ TC). Xi về tay không.
Khi TC cho máy bay hạ cánh xuống đảo đang tranh chấp. CSVN phản đối. TC nói VN cho phép, CSVN nói không. TC không đưa ra bằng chứng là VN cho phép: Lờ. Sau đó TC đưa dàn khoan sát bờ biển VN hơn. CSVN phản đối dàn khoan, quên chuyện đảo. Theo TC thì các đảo giúp bảo vệ chủ quyền TC chống xâm lăng? Ai xâm lăng, đe dọa chủ quyền TC? VN hay Phi? Tại sao TC sợ các nước nhỏ đe dọa chủ quyền TC hay chính các hòn đảo đó dùng để xâm lăng chủ quyền các nước nhỏ. Đó là chiêu gian lận của TC.
Khi TC ký kết song phương với một số nước về việc dùng tiền Yuan trong việc trao đổi kinh tế. Sau đó TC hạ giá đồng Yuan, hàng hóa TC trở nên rẻ hơn và tràn ngập các nước này. Đồng thời TC ép các ngân hàng ngoại quốc tại Trung Hoa phải nhận đồng Yuan (mất giá, không ai thích dùng hay giữ). Đó là trò gian lận của TC.
Khi TC thắng Nhật trong việc đầu tư xây đường xe lửa (high speed rail) tại Nam Dương. Chỉ vì Nhật đòi Nam Dương phải chia xẻ vốn (số tiền tuy nhỏ nhưng đòi hỏi Nam Dương có trách nhiệm) trong khi TC không đòi hỏi tiền đóng góp của ND. Khác biệt là trong tiến trình xây cất, TC tiếp tục hạ giá đồng Yuan. Lúc ký, TC cam kết : thí dụ 50 triệu yuan. Vài năm sau 50 triệu yuan chỉ còn giá trị 4/5, rồi 3/5 thì sẽ không đủ trang trải chi phí và rút cục chương trình sẽ dở dang vì hết tiền. Ai sẽ chịu sự khác biệt giá cả? Lúc đó công ty xây cất TC sẽ đòi tiền ND, trả bằng…dollars nếu không sẽ bỏ dở. ND không theo dõi vì yên chí ngồi chờ công trình hoàn tất. Bỗng dưng nửa chừng bị bỏ rơi ND biết gì mà tiếp tục quản lý? ND bỏ thì hóa ra chương trình xe lửa thành rác. Nếu có tìm công ty thay thế thì chẳng có ai muốn nhận những gì TC xây dở dang vì giá trị không bền.
Khi viên chức hàng đầu của bộ Thống Kê TC (statistics) bị điều tra vì ăn hối lộ thì tự hỏi những con số của bộ đưa ra về kinh tế TC có xác thực không?
Xem bàn cờ TC bay ra khắp nơi, xuất quân ì xèo nhưng có thực đem lại kết quả thì phải chờ xem. Nhưng thực tế, ngoài việc xây đường xá (infra structure) và khai thác nguyên liệu (dầu, mỏ) thì TC chẳng còn gì khác. Hàng đắt giá như điện thoại (thì microprocessor mua của nước ngoài), máy bay (động cơ mua nước ngoài), xe hơi (hãng Ford yểm trợ kỹ thuật) thì chẳng có lời bao nhiêu.
Mối nguy của TC là kinh tế bấp bênh mà nhà nước lại hung hăng gây hấn. Quân đội TC tuy có vẻ tân trang nhưng thực tế toàn đồ ăn cắp. Hải Quân TC muốn ra biển lớn nhưng kẹt Nhật, Phi, VN, Đài Loan… Sau kinh nghiệm Tây Tạng và Hong-kong, các nước lân bang không muốn làm mồi cho TC nữa. Liệu TC có thoát thế kẹt về kinh tế-quân sự hay không?
TCL
25-1-2016

No comments:

Post a Comment