Friday, January 8, 2016

Tự mãn đe dọa cải cách ở Việt Nam

Theo VNTB 07.01.2016
Thạch Lam Trần (VNTB) Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư của Việt Nam, cho biết trong tháng 10 về những điều kiện cuối cùng để loại bỏ giới hạn sở hữu nước ngoài (FOL) trong nhiều doanh nghiệp niêm yết. Và nó sẽ được công bố vào cuối tháng 12, tác giả Jame DiBiasio trong bài bình luận trên Financeasia cho biết.

Theo tác giả, điều hứa hẹn mà Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đưa ra đã không xuất hiện. Và các nhà đầu tư tức giận nhưng không ngạc nhiên. Hà Nội thường gặp vấn đề giữa việc công bố những cải cách lớn và thực hiện nó. 

Sở hữu nước ngoài là một ví dụ điển hình. 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người ra đã ra Quyết định bãi bỏ giới hạn sở hữu nước ngoài ở các doanh nghiệp đại chúng (49%). Thay vào đó, hội đồng quản trị có thể bỏ phiếu để thay đổi giới hạn về tỷ lệ sở hữu hoặc loại bỏ nó.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Các nhà đầu tư hoan nghênh thôngtin bất ngờ này. Kevin Snowball, CEO của PXP Vietnam Asset Managemen (Tp. Hồ Chí Minh), cho biết, "nếu không có một bước đi táo bạo để cải cách thực sự, thị trường này [Việt nam] sẽ là cơn ác mộng đối với các nhà đầu tư tổ chức lớn".

Vào tháng Chín quy định mới này được giới thiệu và nêu giới hạn FOL sẽ được xem xét cho các lĩnh vực nhạy cảm và chịu sự hướng dẫn của Bộ Tài chính. Ví dụ, Vinamilk, một công ty tư nhân được đánh giá cao, có 45% vốn thuộc sở hữu của nhà nước, đã cho thấy tin đồn về sự sự gia tăng cổ phần nước ngoài. Nhưng các nhà quản lý cho rằng, các công ty kiểu như vậy có thể được giữ lại, vì quyền sở hữu nhà nước lúc này liên quan trực tiếp đến vấn đề an ninh quốc gia.

Tiếp theo đó, một danh sách 200 "ngành" được coi là quá nhạy cảm nếu để rơi vào tay nhà đầu tư nước ngoài được đưa ra. 

DN tư nhân, một ưu tiên lớn của ông thủ tướng cũng bị co bóp lại vì lý do nêu trên. Dù ông Nguyễn Tấn Dũng đã nhiều lần khẳng định các công ty quốc doanh lớn như MobiFone, Vinatex và các công ty con lớn của PetroVietnam sẽ được bán đi, nhưng cuối cùng, mọi việc chỉ xoay quanh sự trì hoãn, chỉ đạo quanh co.

Một doanh nghiệp lớn nếu đã không được tư nhân hóa, thì nó cũng sẽ không vì lợi ích của nhà đầu tư. Ví dụ Vietnam Airlines, dù cổ phần hóa vào năm 2015, nhưng nhà đầu tư bên ngoài vẫn sở hữu vẫn khiêm tốn, chỉ 3,5%.

Thật vậy, doanh nghiệp nhà nước lớn thường "cổ phần hóa", nhưng vẫn còn trong trạng thái lấp lửng, và các doanh nghiệp này chưa được phép giao dịch thực sự trên thị trường chứng khoán.

Chính phủ Việt Nam không thống nhất, nó là một tập hợp của các phe phái và quyền lợi. Quyền lực ở Việt Nam được phân chia một cách cố tính. Văn phòng chính phủ chỉ là 1 trong 4 cơ quan chính tại Việt Nam, bên cạnh cơ quan văn phòng Quốc hội, văn phòng T.Ư Đảng và văn phòng Chủ tịch nước. Bên cạnh đó là các bộ ngành và chính quyền cấp tỉnh, tuy nhiên, có rất ít người trong chính quyền là tín đồ của sự tự do hóa tài chính hoặc doanh nghiệp tư nhân, mà đa phần đều tiếp theo con đường kinh tế chỉ huy (chủ đạo). 

Dù thế, Hà Nội cũng đã học được một bài học vào năm 2010, khi sự quản lý kinh tế yếu kém dần nhấn chìm đất nước và làm sút giảm sự tín nhiệm về mặt điều hành đất nước của Đảng cộng sản. Một nền kinh tế sôi động và phát triển là điều cần thiết để duy trì sự độc lập chính trị của Hà Nội đối với kẻ thù ngàn năm – Trung Quốc.

Do đó, dường như những nỗ lực của Thủ tướng Dũng có vẻ hấp dẫn, khi nó đưa nền kinh tế Việt Nam đi gần đến hiện đại hơn. Lạm phát, lãi suất, cho vay ngân hàng, giá bất động sản - mọi thứ dưỡng như ổn định trở lại. FDI không chỉ giúp nền kinh tế Việt Nam vượt qua thời kỳ khó khăn, mà hiện tại còn đang tiếp tục tăng nhanh, trong bối cảnh Việt Nam được đánh giá là nền kinh tế hưởng lợi nhiều nhất từ thỏa thuận TPP.

Trong một môi trường như vậy, Hà Nội dường như đã mất tập trung vào việc đảm bảo cải cách tài chính. Họ có vẻ tin vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và sự hấp dẫn của một thị trường tiêu dùng ngày càng tăng đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Nhưng rõ ràng, thời điểm bây giờ cần thực hiện những cải cách, nuôi dưỡng thị trường rộng lớn, cải thiện quản trị doanh nghiệp theo hướng minh bạch và đảm bảo một sân chơi bình đẳng hơn cho tất cả các nhà đầu tư, hỗ trợ khu vực tư nhân – vốn là cơ sở cho tăng trưởng GDP ở mức 6,5%.

Ông Terence Mahony - Phó Chủ tịch Tập đoàn VinaCapital (Tp. Hồ Chí Minh), cho biết: "Nếu Việt Nam có thể tiến lên một chút bằng cách, giảm tham nhũng, chào đón sở hữu nước ngoài, thì nó [Việt Nam] sẽ có một tương lai tốt đẹp."
Quyết định 55/2009/QĐ –TTg ngày 15-4-2009 về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài (room) trên thị trường chứng khoán giới hạn 49% tồn tại từ 8 năm nay đã chính thức bị bãi bỏ bằng Nghị định 60 ngày 26-6-2015 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 58 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.
Nhưng nếu giới cầm quyền của đất nước bê trễ hoặc cải cách cầm chừng, thì Việt Nam sẽ không thể phát triển được thị trường vốn cần thiết để hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp tư nhân, nhất là khi lãi suất FED biến động, và Trung Quốc . Nó sẽ bắt đầu nhìn thấy vốn cạn dần khi lãi suất trong sự gia tăng của Mỹ, đặc biệt là nếu Trung Quốc rơi vào tình trạng “hạ cánh nặng nề - hard landing”.

Nền kinh tế nhỏ luôn dễ bị tổng thương bởi các sự kiện toàn cầu. Và cũng dễ bị tổn thương nếu nhà đầu tư phản ứng lại quyết định trong nước. 

Trong khi đó, các lãnh đạo Việt Nam sẽ bắt tay vào một cuộc bầu bán lãnh đạo 5 năm. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự kiến sẽ “thách thức tuổi nghỉ hữu” để trở thành Bí thư Đảng Cộng sản và một trong những người thân cận của ông sẽ trở thành thủ tướng. Điều đó sẽ được hoan nghênh, nếu như ông là một nhà cải cách, nhưng nếu thực hành một đường lối cứng rắn cánh tả, thì nó sẽ đảo lộn sự mong đợi của người dân. Định hướng chung cho đất nước là điều không thể tránh khỏi, nhưng nhịp độ chắc chắn có thể thay đổi.

Việt Nam có thể thấy rằng nếu nhà đầu tư tổ chức lớn không có được điều kiện cần của họ tại thị trường Việt Nam, thì họ sẽ không quay trở lại.

No comments:

Post a Comment