Saturday, January 9, 2016

Rượu bia ngày Tết

Nhóm phóng viên tường trình từ VN 
Theo RFA-2016-01-08 
000_Hkg10144856-620
Giới trẻ uống bia tại một quán nhậu ngoài trời ở thành phố Hồ Chí Minh tháng 12/2013. AFP photo
Hầu hết từ Bắc chí Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, đâu đâu cũng bốc mùi rượu bia và inh ỏi tiếng hát lè nhè mỗi khi lễ lạc, Tết nhứt. Chuyện này trở thành một biểu trưng văn hóa Việt Nam.
Bia rượu và tinh thần yêu nước
Một cán bộ lão thành người Đà Nẵng, từng có thâm niên công tác hơn mười năm tại Hà Nội, chia sẻ: “Hồi xưa có rượu gạo, rượu mía, rượu nếp than, nói chung là rượu thông thường. Hồi đó ăn qua qua loa mấy miếng cóc ổi vậy chứ có gì đâu mà ăn, cứ như vậy mà uống. Bây giờ thì nhậu cao cấp rồi, nó uống gấp bảy, tám lần ngày xưa. Rượu gạo thì dân hạ lưu người ta uống thôi chứ dân có tiền thì uống rượu ngoại, trung lưu thì uống bia, rượu Volka. Nói chung bây giờ người ta ăn nhậu cao cấp lắm rồi…!”.
Theo ông này, trong suốt bốn mươi năm kể từ năm 1975, Việt Nam có thể thiếu lương thực, thiếu tự do, thiếu công bằng văn minh nhưng không bao giờ thiếu rượu bia. Bởi rượu bia là một kích thích tố nằm trong chiến lược bảo vệ đảng và giữ sự bình an cho đất nước.
Giải thích thêm cái điều gọi là bảo vệ đảng và giữ sự bình an cho đất nước, vị cán bộ lão thành này nói rằng tuy rượu bia khiến người ta trở nên mất tính người nhưng cũng chính rượu bia giúp cho người ta không bao giờ mất tính đảng. Bởi chỉ có đảng, nhà nước mới đảm bảo đời sống luôn có rượu bia và luôn có những cơn say thấy trời đất một màu rạng rỡ, tươi xanh.
Giải thích thêm, vị này nói rằng trong thời kinh tế tập trung bao cấp, mặc dù thiếu lương thực trầm trọng nhưng người ta vẫn cứ nấu rượu mía, rượu sắn, rượu ngô và số lượng không hạn chế. Đồng hành với rượu sắn, rượu ngô, rượu bắp có các chương trình văn nghệ quần chúng, hát cho dân tôi nghe. Mặc dù đói khổ, thiếu mọi thứ nhưng không bao giờ thiếu tiếng hát cổ động cũng như không bao giờ thiếu rượu.
Đến thời kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hàng loạt các nhãn hiệu rượu bia xuất hiện và ban đầu, rượu bia là thứ hàng hóa đánh thuế rất thấp, mãi đến khi có quá nhiều công ty rượu bia cạnh tranh và hầu như men rượu đã ngấm vào tận chân tơ kẻ tóc của các thế hệ Việt Nam, lúc này mặc dù rượu bia bị đánh thuế tương đối cao nhưng các dịch vụ hớt tóc ôm, massage, karaoke mọc ra đầy rẫy và rượu bia, tiếng hát vẫn cứ bay bổng, làm cho người ta đam mê đeo duổi nhưng trận say và những cơn đắm mình trong dục vọng… Có nhiều thanh niên khi nói chuyện, chỉ cần hỏi về tình hình đất nước thì người ta sẵn sàng trả lời rằng không có thời gian để ăn nhậu thì lấy đâu thời gian để mà quan tâm chuyện khác.
Ghê gớm hơn, có nhiều thanh niên trẻ nhưng khi hỏi về nạn xâm lăng của Trung Quốc, nói chuyện về đường lưỡi bò và những người Trung Quốc xuất hiện khắp nơi trên đất Đà Nẵng thì anh ta ù ù cạc cạc trả lời: “Trung Quốc à, quán nhậu đó ở đâu? Lưỡi bò trộn hay lưỡi bò luộc, bao nhiêu một dĩa…”. Vị này cho rằng cách hỏi như vậy, cho dù cố tình hay vô ý cũng đều cho thấy một điều duy nhất là phần đông các thế hệ Việt Nam bị chìm vào bia rượu và gái gú, hầu như họ không quan tâm đến ngay cả tương lai bản thân họ. Vì không quan tâm đến bản thân nên người ta cũng không quan tâm gì chuyện đất nước, dân tộc.
400
Một bàn ăn nhậu. RFA photo
Vị này nói rằng ông phải nói dài dòng về rượu bia và thế hệ trẻ như vậy để thấy rằng hầu như rượu bia đã làm tràn ngập tâm hồn nhiều thế hệ, làm cho người ta trở nên ngu đần và chỉ biết ăn, uống, phè phỡn. Chỉ trong dịp lễ Tết dương lịch 2016 này, có nhiều nhóm thanh niên, phụ nữ, lão thành tụ tập nhậu nhẹt. Đương nhiên chi phí này một phần do chính quyền địa phương hỗ trợ gọi là xây dựng phong trào và một phần khác do họ tự đóng góp.
Vị cán bộ hưu trí này tỏ ra thất vọng khi nói về thực trạng xã hội đầy rẫy rượu bia, sự vong thân và tính máu lạnh, quay lưng với dân tộc, quốc gia. Ông nói rằng trước đây, mỗi khi xuân về Tết đến, người ta nhấp một ngụm rượu trên môi để cảm nhận hơi ấm và hương vị của một năm mới, một mùa xuân. Còn hiện tại, những dịp năm hết Tết đến, cảm giác lẻ loi, bất lực và mất hết niềm tin vào xã hội ngày càng hiện rõ.
Người Trung Quốc đã thắng
Một vị khác tên Đồng, sống ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, chia sẻ thêm: “Thế bây giờ báo đài nó đăng đầy rẫy ra đấy. Nói chung là Trung Quốc đầy đường. Hôm qua tôi đọc báo thấy ở Khánh Hòa mỗi ngày có chín chuyến bay chở Trung Quốc sang. Còn thanh niên mình thì làm gì nào? Uống rượu, chơi gái, đua xe, đánh hội đồng… Đến bao giờ mà tụi Trung Quốc nó sang nó ngồi trên bàn ông bà của người Việt thì lúc đó không biết tụi thanh niên làm gì nữa?!”.
Theo ông Đồng, có thể nói rằng hiện tại, người Trung Quốc đã thắng trong mưu đồ xâm lược của họ bởi sự tiếp tay của nhà nước. Ông Đồng nói rằng một quốc gia có thể bị thua về kinh tế, thất bại về chiến thuật trong chiến tranh nhưng người ta còn dũng khí, còn tinh thần yêu nước nghĩa là con hy vọng. Đằng này, suốt mấy chục năm nay, dựa vào sự mở của của nhà nước Việt Nam, hầu hết men rượu và độc dược của Trung Quốc đã dồn vào Việt Nam, nhanh chóng biến đa số nhân dân Việt Nam thành những thực thể bạc nhược, yếu đuối và thiếu vắng tinh thần yêu nước cũng như nỗi trăn trở về cộng đồng, dân tộc.
Và một khi đa phần nhân dân yếu đuối, bạc nhược thì kẻ xâm lăng cũng chẳng phải tốn kém gì nhiều cho công cuộc xâm lăng, đô hộ của họ. Hiện tại, có thể nói rằng người Trung Quốc đã đạt được mục đích và đã thực hiện được âm mưu của họ. Bởi hiếm thấy một dân tộc nào mà số lượng người mê hát, mê gái và mê nhậu nhiều  như dân tộc Việt Nam hiện tại. Người ta mất tự do nhiều thứ, kể cả mất tự do bày tỏ chính kiến nhưng người ta lại rất tự do nhậu nhẹt và tự do chửi thề trên bàn nhậu.
Năm hết Tết đến, những tiếng hô trên bàn nhậu, những dàn karaoke lại thỏa sức bung hết cỡ, dân ăn nhậu gọi là ‘chơi tẹt gas’. Theo ông Đồng, đây cũng là thời điểm mà mọi cá tính của dân tộc thể hiện rõ nét nhất. Nếu nói một cách chính xác, phải nói rằng cá tính dân tộc Việt Nam sau bốn mươi năm không thể không kể đến cá tính rượu đứng và bia ôm.
Hay nói cách khác, những ngày giáp Tết cũng là những ngày mà căn tính của dân tộc hiện ra rõ nét nhất. Một dân tộc luôn tuôn tràn bia rượu nhưng lại khô khan lòng yêu nước cũng như thiếu vắng sự quan tâm đến cộng đồng, xã hội. Có lẽ chính vì vậy mà người Trung Quốc mặc sức tung hoành ngang dọc ở các thành phố lớn Việt Nam.

No comments:

Post a Comment