Saturday, November 21, 2015

Đồ chơi Trung Quốc có chất gây ung thư: Biết độc vẫn bán, vẫn mua

Theo Thanh Niên Online-09:32 AM - 21/11/2015 
Không khó để tìm mua những mẫu đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc
Mặc dù nhiều đồ chơi xuất xứ Trung Quốc được cảnh báo có nguy cơ gây ung thưvà vô sinh ở trẻ em nhưng tại TP.HCM, các mẫu đồ chơi này vẫn được ngang nhiên bày bán.
Theo RAPEX (hệ thống cảnh báo nhanh của Liên minh châu Âu đối với các sản phẩm tiêu dùng không an toàn và bảo vệ người tiêu dùng) nhiều mẫu đồ chơi xuất xứ từ Trung Quốc có chứa DEHP quá quy định, có thể gây hại cho sức khỏe và ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của trẻ.
Đồ chơi Trung Quốc có chất gây ung thư: Biết độc vẫn bán, vẫn mua - ảnh 1
Miếng dán có khả năng gây ung thư được bày bán ở nhiều cửa hiệu tạp hóa - Ảnh: Nguyên Ái
Tuy nhiên, trên thị trường TP.HCM, những mẫu đồ chơi này được bày bán la liệt trước cổng các trường học, trong nhà sách, cửa hàng lớn bé và thậm chí cả trong bệnh viện.
Đồ chơi Trung Quốc có chất gây ung thư: Biết độc vẫn bán, vẫn mua - ảnh 2
Học sinh tiểu học rất thích mẫu mã của các đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc - Ảnh: Vũ Phượng
"Biết đồ chơi Trung Quốc hiện nay có nhiều chất độc hại nhưng biết làm sao giờ vì giá rẻ, mẫu mã lại đẹp. Với lại dùng một thời gian ngắn rồi mấy đứa nhỏ cũng bỏ nên chắc cũng không hại mấy", chị Ngọc (ngụ quận Phú Nhuận) chị vô tư nói.
Đồ chơi Trung Quốc có chất gây ung thư: Biết độc vẫn bán, vẫn mua - ảnh 3
Đồ chơi Trung Quốc rẻ mà mẫu mã đa dạng nên nhiều người mua bất chấp cảnh báo có chất gây ung thư - Ảnh: Nguyên Ái
Trong khi đó, chủ một cửa hàng tạp hoá trên đường Phan Xích Long, quận Phú Nhuận, thật thà: "Biết mấy đồ chơi này là hàng Trung Quốc nhưng mà không biết là nó độc hại gì. Chỉ thấy khách tới mua ai cũng hỏi mấy cái đồ chơi Trung Quốc để mua cho rẻ mà mẫu mã lại đa dạng. Đồ chơi Thái hay Việt Nam thì có tem chứng nhận nên đảm bảo xuất xứ hơn nhưng giá lại cao, mẫu mã lại ít nên người ta không mua. Đồ chơi Việt Nam giá cao, bán không chạy nên mình chủ yếu nhập đồ Trung Quốc".
Đồ chơi Trung Quốc có chất gây ung thư: Biết độc vẫn bán, vẫn mua - ảnh 4
Hầu hết các mẫu búp bê xuất xứ từ Trung Quốc có kiểu dáng, màu sắc đẹp hơn và giá cả rẻ hơn so với hàng Việt Nam  - Ảnh: Vũ Phượng
Tương tự, một chủ cửa hàng tạp hoá khác trên đường Đinh Tiên Hoàng, quận 1, thừa nhận: "Đồ chơi Trung Quốc mẫu mã đẹp, giá lại bằng một nửa đôi khi là 1/3 giá các mẫu đồ chơi của Việt Nam hay của Mỹ nên người ta mua nhiều. Còn chuyện có độc hại hay không thì tôi không quan tâm lắm, người ta mua nhiều nên cửa mới nhập về bán".
Đồ chơi Trung Quốc có chất gây ung thư: Biết độc vẫn bán, vẫn mua - ảnh 5
Một cửa hàng bán đồ chơi trẻ em trong Bệnh viện Nhi đồng 2 có bán một số mẫu đồ chơi có cảnh báo gây nguy hại cho sức khỏe của trẻ em - Ảnh: Vũ Phượng
"Mình không quan tâm lắm về chất lượng có độc hay không. Vì mình nghĩ là cái nào mấy đứa nhỏ thích mà lại đẹp, rẻ, vừa túi tiền thì mình mua thôi chứ còn mình cũng không để ý xuất xứ cho lắm. Nhìn chung thì thị trường đồ chơi bây giờ toàn đồ Trung Quốc thôi à", một bà mẹ ở quận Tân Bình hồn nhiên nói.
Đồ chơi Trung Quốc có chất gây ung thư: Biết độc vẫn bán, vẫn mua - ảnh 6
  Nhiều trẻ thích thú với những miếng dán nhựa có khả năng gây ung thư này - Ảnh: Nguyên Ái
Trao đổi với Thanh Niên về việc đồ chơi xuất xứ từ Trung Quốc có khả năng gây ung thư và vô sinh ở trẻ em vẫn tràn ngập trên thị trường TP, ông Phan Hoàn Kiếm, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM cho biết: "Bên Quản lý thị trường cũng thường xuyên kiểm tra những cửa hàng kinh doanh các sản phẩm đồ chơi trẻ em. Với những cửa hàng có bày bán các sản phẩm nằm trong danh mục không được phép nhập sẽ bị thu hồi và xử lý theo quy định".
Đồ chơi Trung Quốc có chất gây ung thư: Biết độc vẫn bán, vẫn mua - ảnh 7
Một bộ đồ chơi bác sĩ có xuất xứ từ Trung Quốc đẹp bắt mắt nhưng giá chỉ 83.000 đồng - Ảnh: Vũ Phượng
Sau khi Thanh Niên đưa tin về đồ chơi xuất xứ từ Trung Quốc chứa chất gây ung thư bán đầy trên thị trường TP.HCM, nhiều trường tiểu học đã ra thông báo cấm căng-tin trường tiếp tục bán các mẫu đồ chơi này, đặc biệt là miếng dán. Đồng thời, gửi thông báo tới từng lớp để giáo viên nhắc nhở các em học sinh hiểu được mối nguy hiểm tiềm ẩn này.
Vũ Phượng - Nguyên Ái

No comments:

Post a Comment