Saturday, May 2, 2015

Luật Qui Hoạch: Bóng ma Kinh tế Kế hoạch Tập trung của CSVN quay lại?


Chuyện dài mang tên “Qui hoạch” của CSVN

Hiện nay, Chính phủ 3 Xạo đang đề nghị Cuốc hội “hói” (dân hiểu là những kẻ thiếu tóc thừa lưỡi, chuyên “cuốc” nhau bằng lưỡi), thông qua cái gọi là Luật Qui Hoạch (LQH), đến lần thứ hai rồi mà vẫn bị “cuốc ra”. Chuyện gì vậy? Cái chính thể CSVN này, với cái Chính phủ của 3 Xạo và Cuốc hội “hói” bù nhìn suốt 70 năm qua, hồi “còn non trẻ” thì lờ tịt việc ra Luật cho đất nước mà chỉ dùng luật rừng để hại dân, nay “về già, biết mình sắp chết” kỳ họp nào cũng cố nôn ra một đống luật, tạo thành rừng luật chồng chéo nhau nhưng không ai làm theo, chỉ dùng để trói dân và hại dân (vì đảng vẫn lãnh đạo mọi thứ theo luật rừng đứng trên Hiến pháp là điều lệ đảng), thì tại sao chúng lại không “cuốc vào” cái Luật Qui Hoạch “vơ vẩn” này cho có nhiều thành tích “xây dựng pháp luật” nhỉ? Dân đen nào có quan tâm - nên nó nào có “nhạy cảm” như chuyện Bô-xít Tây Nguyên, Đường sắt Cao tốc hay Sân bay Long thành..., hay Luật Biểu tình, nhỉ?

Vậy Luật Qui Hoạch là gì mà “nhạy cảm” thế? Xin nói luôn: Đây lại là một “sản phẩm” khái niệm quái thai nữa của CSVN cùng kiểu như “kinh tế định hướng XHCN” vậy, mà để hiểu nó chúng ta phải nhắc chút ít lại vài điều liên quan từ lịch sử kinh tế-xã hội của phe CS/XHCN nói chung và CSVN nói riêng.

Luật Qui hoạch, theo cái tên “qui hoạch” của nó, sẽ là bộ luật điều chỉnh các hoạt động qui hoạch của nhà nước, chính phủ, xã hội trong thể chế CSVN này. Vậy, qui hoạch là gì? Qui hoạch chính là biến thể mới của hoạt động lập Kế hoạch Tập trung (từ trung ương đến địa phương, từ trên xuống dưới) rất đặc thù, cơ bản và bắt buộc của các đảng cộng sản trong các nền kinh tế cộng sản, từ khi chúng được sinh ra đến tận 1990. Chính vì thế kinh tế XHCN còn được cộng sản tự hào gọi là Kinh tế Kế hoạch, ý nói chỉ có cộng sản mới biết làm kế hoạch và chỉ có cộng sản mới có thể làm kế hoạch cho cả nền kinh tế quốc gia, thậm chí “kế hoạch quốc tế XHCN” - nên mới có thể đảm bảo hứa hẹn “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu!” cho cả “Thế giới đại đồng”, còn kinh tế tư bản chỉ là thứ bát nháo không có kế hoạch, cạnh tranh lộn xộn, nên chỉ biết... giãy chết. Vì thế, trước 1990 trong chính phủ các nước CS đều phải có Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (UBKHNN) và các Ủy ban Kế hoạch Tỉnh thành (UBKH Tỉnh) làm trung tâm tuyệt đối.

Ở cấp chính phủ thì UBKHNN là siêu bộ, nằm trong Chính phủ nhưng nó to hơn các bộ cộng lại và khuynh loát Thủ tướng hay Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, chỉ vì nó có quyền lập kế hoạch nhà nước (tức là nó vẽ ra và giao nhiệm vụ sản xuất) cho tất cả các Bộ và phân chia công cụ, phương tiện sản xuất (phân chia đất đai, nhà xưởng... của cả quốc gia), phân chia vật liệu và vốn sản xuất (phân chia vật liệu, tài nguyên và tiền bạc) cho tất cả các Bộ đó. Các bộ chỉ có “nhiệm vụ chia nhỏ nhiệm vụ và phương tiện sản xuất” và tự lo nhân lực để tổ chức thực hiện các “nhiệm vụ sản xuất cách mạng” được UBKHNN giao hàng năm và mỗi 5 năm. Chủ nhiệm UBKHNN vì thế thực chất là người quyết định thành bại của các nền kinh tế XHCN cũ (và thường là bại), nên tất cả các nền kinh tế XHCN đến 1990 đã thất bại hoàn toàn, và cơ cấu được “đưa lên máy chém” đầu tiên sau 1990 ở VN hay Tàu chính là các UBKH NN và địa phương đó, vì ai cũng nhìn thấy vai trò thủ ác của nó trong nền “kinh tế Kế hoạch tập trung”.

Ở VN, siêu Bộ UBKH NN những năm 1980-90 bị thu gọn và “biến” thành Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), và nhiệm vụ lập Kế hoạch tập trung cho quốc gia (làm kế hoạch từ trên xuống) bị giao cho từng bộ ngành tự làm (làm kế hoạch từ lưng lửng). Bộ KHĐT chỉ còn “quyền lực kế hoạch” từ lưng lửng với các khoản vay và dự án đầu tư của nhà nước thôi, tức chả còn quyền lực gì nhiều, vì nhà nước muốn đầu tư thì phải có tiền. Các Bộ, khi tự làm kế hoạch lưng lửng (chân không tới đất, cật không tới giời) cho 5-năm, 10-năm, hàng năm của mình thì gọi là “Qui hoạch” phát triển của Bộ/ngành (để tránh chữ húy “kế hoạch” tai tiếng sát thủ các nền kinh tế XHCN), và nộp lên Văn phòng Chính phủ để tổng hợp thành kế hoạch của Chính phủ - cũng được gọi “tránh húy- kỵ tang” là Qui hoạch phát triển 5-năm hay 10-năm, hàng năm của Quốc gia. Sau 1990, bộ có quyền lực nhất chính là bộ Tài chính, vì các bộ trưởng Bộ này bỗng có quyền chia... tiền Ngân sách, và vì thế luôn có tiền để ... ngoi lên (mà Hùng “hói” là một ví dụ “hùng hồn”).

Trong việc làm Qui hoạch phát triển của các Bộ hiện nay, dù “nhiệm vụ” của từng Bộ ngành khác nhau nhưng “đầu vào” của kế hoạch lại giống nhau và từ một “nồi cơm” chung của quốc gia: Tài nguyên, đất đai và tiền bạc, nhân lực xã hội... nên các Bộ đều luôn cố gắng vẽ ra các mục tiêu thật hoành tráng - không phải để thực hiện nó (vì thường không khả thi hay không cần thiết) nhưng là cơ sở để các Bộ được quyền sử dụng thật nhiều tài nguyên, đất đai, tiềm lực tài chính và con người của quốc gia... từ đó tạo nên hình ảnh “phát triển rực rỡ” của mỗi Bộ - mà thực chất để tạo điều kiện tham nhũng bòn rút tài sản quốc gia nhiều và dễ dàng hơn. Nói gọn là để ăn cắp nhiều và ngon hơn, vì đây là ăn cắp theo phân chia của đảng và có luật bảo kê của nhà nước.

Nếu được chính phủ “phê duyệt” (“phê” thì “duyệt”), Qui hoạch của các Bộ nghiễm nhiên trở thành Qui hoạch của Chính phủ (có tính pháp lý) và quyền sử dụng các tài nguyên để thực hiện các qui hoạch đó vào tay các Bộ. Đây mới là cái các Bộ nhắm đến và từ đó cũng đã tạo ra một sự cạnh tranh hỗn loạn (tranh giành nhau tài sản, tài nguyên và các quyền có giá trị của quốc gia) trong cái gọi là hoạt động Qui hoạch của các ngành hiện nay, trong giai đoạn “đắm tàu” của CSVN. Thế cho nên cần có luật... ăn cắp có trật tự (à quên: luật qui hoạch!)

Tóm lại, “tiền thân” của từ Qui hoạch của Cộng sản VN hôm nay chính là khái niệm Kế hoạch Tập trung năm xưa của Lenin và Stalin. Và Luật Qui hoạch cũng sẽ chính là Luật Kế hoạch Tập trung! Tức là vẫn làm kế hoạch “từ trên lưng lửng trời rơi xuống” như xưa, nhưng được phân cấp ra các cấp lưng lửng như: quốc gia, vùng lãnh thổ, cấp tỉnh và cấp ngành quốc gia... để dễ chia xẻ tài nguyên đất nước ra cho nhanh cho hết, trước khi nộp đất nước Việt cho Tàu (dân Việt là đảng CSVN khoản khuyến mãi cho Tàu).

Ai muốn và ai chống Luật Qui Hoạch?

Với bản chất của Luật Qui hoạch như trên, tức là luật phân chia tài sản quốc gia vào tay các nhóm lợi ích của đảng CSVN bằng luật, thực chất việc “tranh luận” xung quanh nội dung Luật QH để “phê” thì “duyệt” chỉ là sự tranh chấp quyền lợi của các phe nhóm, trong đó rõ ràng là phe đảng của Lú sẽ có thêm nhiều lợi lộc khi được tham gia “qui hoạch” - xẻ thịt quốc gia ở cấp vùng và tỉnh (và có thể cho cả “qui hoạch quân đội” và “qui hoạch công an” do đảng trực tiếp chỉ đạo), vì ở cấp ngành và quốc gia việc này vẫn đang trong tay phe thủ 3X xưa nay rồi.

Vì thế, có lẽ phe chính phủ của 3X không cần có Luật QH, trừ vài trường hợp đặc biệt “tranh chấp nội bộ” như Bộ KHĐT rất muốn lấy lại phong độ của UBKHNN ngày xưa, và Bộ Tài Nguyên Môi trường rất muốn được thực sự được nắm qui hoạch Tài nguyên và Môi trường (hiện đang nằm trong tay các địa phương).

Phe đảng của Lú muốn siết chặt quyền “lãnh đạo” trong mọi lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kinh tế, nên rất muốn sớm có Luật Qui Hoạch này để gia tăng “tiền lực” của đảng. Tuy nhiên, dường như Lú chưa thuyết phục được đám “cuốc ra” của 500 nghị “hói” - chưa “phê” nên chưa “duyệt” mà thôi. Lú không có nhiều “tiền lực” để “làm phê” cả 500 nghị đểu của chính mình (đảng mình) như 3X, nên chắc Lú sẽ phải tặng không cho đám nghị “hói”- nói lắm - “ăn” đậm - gật bừa - ưa quên - tham quyền đó một cái luật gì đó để gia tăng “quyền sực” như luật... không được “bóp chim” các nghị sĩ giữa kỳ đang bận “sực”, hay luật nghị thì được “gia hạn sử dụng” thêm dăm ba năm để “sực” trước khi hưu?...

Và ý kiến của bên thứ ba

Bên thứ ba của dự thảo Luật Qui hoạch hiện nay là dân và nước, thực ra là Tài nguyên đất nước - đối tượng của “qui hoạch” (Đất nước là ”tài nguyên lãnh thổ” cần được đảng qui hoạch để nộp dần cho Tàu cộng, dân là “tài nguyên con người” cũng được đảng muốn qui hoạch để thành “công dân tự trị loại thứ 5” của Tàu). Đối tượng của “qui hoạch để ăn cắp” là đối tượng mục tiêu của sự ăn cắp, làm sao lại có quyền được tham gia việc kẻ cắp nên ăn cắp mình đem bán thế nào? Thế nên, dân tất nhiên không được tham gia. Tuy nhiên, có vài trường hợp dân xin tự nguyện góp ý cách xẻ thịt nước thịt dân bằng luật qui hoạch thế nào, trên các báo lề đảng...

Trên lề dân, tôi thấy có một ý kiến của công dân Tô Văn Trường là chuyên gia qui hoạch, đề nghị không nên có luật Qui hoạch (trên trang Bauxite). Liệu như thế dân và nước có thoát “qui hoạch” của đảng không? Không. Không có “luật ăn cắp” thì việc ăn cắp vẫn diễn ra, chỉ là hỗn loạn vô tổ chức hơn thôi (và lắm khi kẻ cắp tố nhau, kiện nhau, đánh nhau, giết nhau... vô luật). Còn có luật thì kẻ cắp sẽ... ăn cắp đảng hoàng theo luật, và lắm khi kẻ cắp tố nhau, kiện nhau, đánh nhau, giết nhau... theo luật!

Chỉ có một cách để dân Việt Nam thoát “qui hoạch” làm nô lệ Tàu của đảng CSVN là... không nên có kẻ đòi qui hoạch quốc gia, qui hoạch nhân dân. Là không nên để có đảng CSVN trong dân tộc Việt Nam này nữa. Đơn giản vậy thôi, vì không có quốc gia nào trên Thế giới có đảng cầm quyền cứ đòi quyền “qui hoạch” quốc gia, “qui hoạch” dân tộc mình như đảng CSVN với dân nước Việt Nam này cả (trừ vài nước quái thai có quái đảng CS như Tàu, Bắc Hàn, hay Lào..?).

PS: Cá nhân tôi nhận định, từ nay đến cuối 2015 thế nào cái Luật ăn cắp này cũng sẽ được “cuốc vào”, vì các phe nhóm ăn cắp của đảng CSVN đều hiểu chúng không còn nhiều thời gian nữa, nên “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết” vẫn hơn. Chỉ có nhân dân và đất nước Việt này là nguy khốn! Thế cho nên tôi mới nói như đầu bài: Bóng ma Kinh tế kế hoạch tập trung của CSVN quay lại?

01-05-2015

No comments:

Post a Comment