Theo RFI-Tú Anh
Ngày 02-05-2015 10:03
Xe cổ động chào mừng ngày 30/4/2015 tại một phố thành phố Hồ Chí Minh, Sài Gòn cũ. REUTERS/ Kham
40 năm sau ngày bị đổi tên, thủ đô cũ « đồi trụy » của Nam Việt Nam đang được hồi sinh. Thái độ lừng khừng của Barack Obama tạo cơ hội cho Paris gia tăng ảnh hưởng chính trị và thương mại tại Trung Đông. Chuyến công du và cách ứng phó của thủ tướng Nhật tại Mỹ… là những thời sự quốc tế mà báo chí Pháp, quan tâm.
"Việt Nam : cuộc hồi sinh của Sài Gòn cũ" là tựa bài phóng sự nhân ngày 30/04 được Le Monde đưa lên trang nhất. Theo đặc phái viên Bruno Philip, 40 năm sau khi xe tăng Bắc Việt tiến vào và bị đổi tên, thủ đô cũ của Nam Việt Nam đã thay hình đổi dạng khó có thể nhận ra. Nhận xét này sẽ nhàm chán trong khu vực Viễn Đông chuyển đổi nhanh chóng nếu không có nhiều sự trớ trêu. Trước tiên là thành phố Hồ Chí Minh đã lấy lại diện mạo của « Sài Gòn đòi trụy » mà những người cộng sản « khắc khổ » tìm cách cải tạo.
« Yếu tố Việt kiều »
Vào lúc Việt Nam ăn mừng 40 năm « giải phóng » thì thủ đô cũ của Nam Việt Nam chứng tỏ khả năng trở thành một trung tâm thương mại của Đông Nam Á. Tuy nhiên, viễn ảnh tươi đẹp này có thể bị đình trệ vì bộ máy hành chánh quan liêu, vì những cản lực khác xuất phát từ chế độ hậu cộng sản cộng thêm nỗi bất an lúc nào cũng phải trấn áp các tiếng nói bất đồng chính kiến.
Trớ trêu thứ hai là sức sống của miền Nam Việt Nam nhờ vào sự đóng góp của người Việt hải ngoại, phần đông là « thuyền nhân » vượt biển ra đi sau ngày cộng sản chiến thắng. Hơn 750.000 « Việt kiều » đã trở về nước du lịch trong năm 2014. Bà Lương Bạch Vân, chủ tịch ban liên liên lạc với Việt kiều, cho biết « đa số Việt kiều về thăm Sài gòn và nếu thành phố này tiếp tục phát triển được thì đó cũng là nhờ họ ». Bản thân bà chủ tịch cũng là Việt kiều « không cộng sản » đã hồi hương từ năm 1979. Trước tiên là về Hà Nội rồi sau đó định cư tại Sài Gòn vì « đây là vùng đất của sáng kiến chủ động , nơi người dân có đầu óc cởi mở, làm trước tính sau, trắc nghiệm giới hạn ». Còn dân miền Bắc thì lúc nào cũng ngần ngại và sợ « luật pháp cấm đoán ».
Theo Le Monde, tuy hợp tác với chế độ, bà phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Lương Bạch Vân chỉ trích tiến độ « đổi mới » thi hành từ 1986 là quá « chậm chạp ». Do vậy, 40 năm sau ngày « giải phóng », Việt Nam vẫn bị « kẹt cứng » ở trình độ phát triển trung bình. Thành phố mang tên Hồ Chí Minh ngày nay là một không gian bế tắt giao thông, phát triển ra mọi hướng, xây cất những khu vực dành cho người giàu có mà đa số là dân nước ngoài.
Một Việt kiều khác, sau 20 năm sống ở Nhật, trở về mở trường dạy học tỏ ra tiếc rẽ là Việt Nam chỉ « phát triển về số lượng chứ không có chất lượng ». Cuối bài phóng sự, tác giả mượn nhận xét của giáo sư Tương Lai. Lên án chế độ « độc đoán và đàn áp », nhà cải cách 80 tuổi mà cả đời nghiên cứu chủ nghĩa Mác tuyên bố một cách châm biếm : Karl Marx là một vĩ nhân, nhưng chúng ta không cần ông ta .
No comments:
Post a Comment