Wednesday, March 11, 2015

Mỹ yêu cầu VN ngừng hỗ trợ tiếp liệu cho máy bay ném bom Nga

Reuters
Theo VOA-12.03.2015
Tướng Vincent Brooks, Tư lệnh Lục quân Mỹ ở Thái Bình Dương.
Tướng Vincent Brooks, Tư lệnh Lục quân Mỹ ở Thái Bình Dương.
Hoa Kỳ đã yêu cầu Việt Nam ngừng cho phép Nga sử dụng căn cứ trước đây của Mỹ ở Vịnh Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho máy bay có khả năng ném bom hạt nhân của Nga đang phô trương sức mạnh trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ không muốn nêu danh tính nói rằng Washington tôn trọng quyền của Hà Nội ký kết những thỏa thuận với các nước khác, và đã hối thúc giới chức Việt Nam bảo đảm rằng Nga không thể sử dụng khả năng tiếp cận Vịnh Cam Ranh để thực hiện những hoạt động có thể gây căng thẳng trong khu vực.

Reuters cho biết chính phủ Việt Nam chưa đưa ra phản hồi ngay lập lức bình luận về yêu cầu này từ phía Mỹ.

Quan chức Mỹ này nói rằng những máy bay ném bom của Nga đã tăng cường những chuyến bay trong một khu vực vốn đã đầy căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản, một đồng minh của Mỹ, và những nước Đông Nam Á.

Tướng Vincent Brooks, Tư lệnh Lục quân Mỹ ở Thái Bình Dương, nói với Reuters rằng những máy bay của Nga đã thực hiện những chuyến bay "khiêu khích," trong đó có những chuyến bay quanh lãnh thổ Guam của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, nơi Mỹ đặt một căn cứ không quân lớn.

Tư lệnh lực lượng không quân của Mỹ ở Thái Bình Dương tháng 5 năm ngoái nói rằng sự can thiệp của Nga tại Ukraine theo sau bởi một sự gia tăng đáng kể trong hoạt động trên không của Nga tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương để phô trương sức mạnh và để thu thập thông tin tình báo.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết vào ngày 4 tháng 1 vừa qua rằng máy bay chở dầu Il-78 đã sử dụng Vịnh Cam Ranh vào năm 2014, tạo điều kiện cho việc tiếp nhiên liệu cho máy bay chiến lược TU-95 có khả năng ném bom hạt nhân, một phát biểu cũng được truyền thông nhà nước Việt Nam loan tải.

Việt Nam, dù đang tìm cách thắt chặt quan hệ với Mỹ trước những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, vẫn thân thiết với Nga trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng và năng lượng.

Sự việc này cho thấy vị thế phức tạp của Hà Nội trong một cuộc đối đầu địa chính trị giữa một bên là Trung Quốc và Nga và một bên là Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước Đông Nam Á khác.

No comments:

Post a Comment