Wednesday, January 14, 2015

Châu Á cần cải cách trong bối cảnh hướng nội để phát triển kinh tế

Cửa hàng bán quần áo ở Hà Nội
Cửa hàng bán quần áo ở Hà Nội
Lien Hoang
VOA-14.01.2015

Trong một chuyến đi đến thành phố Thượng Hải mới đây, ông Paiboon Ponsuwanna đã đến thăm các công ty Internet như Alibaba, Weibo, và Inspiration struck. Ông Paiboon, một doanh nhân sống ở Bangkok, là nhà xuất khẩu các mặt hàng như hải sản đông lạnh, nhưng ông muốn mang thêm hoạt động thương mại về quê nhà, cho dù buôn bán trên mạng.

“Chúng ta, có thể, khởi sự hoạt động này ở Thái Lan và cho Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á. Tôi đang nghĩ làm thế nào làm nhiều hơn nữa trong khối ASEAN.”

Mặc dù xuất khẩu chống đỡ cho nhiều nền kinh tế của các nước đang phát triển ở châu Á, người dân ngày càng hướng nội để tăng trưởng kinh tế. Các công ty châu Á đang tìm được thêm khách hàng trong sân sau nhà mình, thay vì chỉ bán ra nước ngoài, trong khi cũng yêu cầu các nhà hoạch định chính sách cải thiện không khí kinh doanh để thu hút giới đầu tư đến khu vực này.

Châu Á từng được xem như “nơi có nhân công rẻ trên thế giới” theo nhận định của ông Sigmar Gabriel Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Liên bang Đức. Tuy nhiên hiện nay khu vực này đã tự tạo được tư thế của mình.

Bộ trưởng Gabriel nói tại Hội nghị Doanh nghiệp Đức khu vực Á châu Thái bình dương tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 11, “Chúng tôi có ấn tượng rất sâu sắc với những tiến bộ châu Á đạt được trong 25 năm qua.”

Giao thương, chỉ giữa các nước châu Á theo ước tính đã tăng gần gấp đôi trong nửa thế kỷ qua. Phần nào được thúc đẩy do sự  liên đới nhau ngày càng nhiều trong dây chuyền cung ứng.

Tuy nhiên thương mại cũng phát triển do yếu tố nhân khẩu. Ngược lại với dân số già đi trong thế giới phát triển, các nước châu Á mới nổi có thành phần dân số trẻ cao.  Một yếu tố cũng quan trọng đối với thương nhân là tầng lớp trung lưu ngày càng đông. Khoảng 30% dân thuộc tầng lớp trung lưu sống ở châu Á, và theo ước tính sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030.

Bộ trưởng Tài chính Philippines Cesar Purisima phát biểu tại diễn đàn, “Chính giới trẻ là thành phần tiêu dùng. Chính giới trung lưu là thành phần tiêu dùng. Chúng ta có thể xuất khẩu cho nhau. Chúng ta không phải xuất ngang qua thế giới.”

Thành phần dân số trẻ là một sự may mắn có tính chất tương phản đối với châu Á. Một số người than phiền rằng lực lượng lao động không có học vấn cao cũng như không có kinh nghiệm đầy đủ, và nói rằng công nhân nên được huấn nghệ nhiều hơn và nâng cao kỹ năng Anh ngữ  để tham gia hoạt động thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, những người khác lại nhìn thấy một bối cảnh tiến bộ, khi mà những người địa phương gia nhập thị trường việc làm có trình độ hơn cha mẹ của họ.

Ông Frederic Neumann, phụ trách bộ phận kinh tế của công ty dịch vụ chứng khoán HSBC Holdings PLC ở Hong Kong nói, “Chất lượng sinh viên tốt nghiệp ngày càng tăng cao.” Ông nói rằng người Trung Quốc không còn những người học như vẹt, mà có “sự sáng tạo, tích cực và đạt được đỉnh cao.”

Điều này dẫn đến chi phí lao động cao hơn ở Trung Quốc đẩy các công ty đến các nước mà chi phí này thấp hơn, nhất là khi lực lượng công nhân Trung Quốc co lại. Tuy nhiên điều này cùng diễn ra với sản lượng thấp hơn, một thách thức mà không có mấy  người trong giới hoạch định chính sách ở các nước đang phát triển ở châu Á giải quyết.

Thêm vào với sự kém hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong vùng là sự thống lĩnh của các doanh nghiệp nhà nước; các doanh nghiệp này được thuận lợi trong vấn đề vay mượn ngân hàng, ký hợp đồng với chính phủ, về đất đai, và xin giấy phép. Những nước như Việt Nam và Malaysia cảm nhận sức ép san bằng sân chơi cho các nhà cạnh tranh tư nhân, để gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái bình dương, TPP, khối các nước hội nhập về thương mại vẫn còn trong vòng thương thảo.

Các nhà quan sát nêu vấn đề là liệu các nước này có ý chí chính trị vượt qua các quyền lợi mà họ được bảo đảm và giảm bớt quyền lực của doanh nghiệp nhà nước hay không. Tuy nhiên ông Newmann nói rằng họ có thể học hỏi nơi Trung Quốc, là nước đã có thể cắt giảm doanh nghiệp nhà nước trong những năm thập niên 1990 một phần là do cùng kết hợp sự đối kháng với quyền lợi, chẳng hạn như cho phép họ ở lại trong nhà được tài trợ, Những người có liên quan gặp khó khăn vì xí nghiệp nhà nước giảm có thể được huấn luyện, nhận trợ cấp thất nghiệp và giúp tìm việc làm mới.

Ông Neumann nói, “Quý vị phải khôn ngoan trong việc thuyết phục được điều đó về chính trị.”

Theo các chuyên gia thì ngoài việc cải thiện an ninh và chăm sóc y tế, các nước châu Á đang phát triển còn cần cải thiện cơ sở hạ tầng về vật chất cũng như về pháp lý nếu phát triển kinh tế. Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn e ngại về nạn tham nhũng, vấn đề quản trị doanh nghiệp và sự tuân thủ hợp đồng. Họ cũng chật vật đối phó với các vấn đề hậu cần từ thiếu điện cho đến đường xá chưa trải nhựa, cho đến các bến cảng đầy ấp tàu bè nằm ụ vì  tình trạng xử lý chậm lụt.

Tuy nhiên các viên chức nói rằng không chỉ tùy thuộc vào chính phủ để chấn chỉnh các vấn đề này, các công ty có thể cung cấp về chuyên môn, chẳng hạn, thông qua quan hệ đối tác giữa khu vực công và khu vực tư.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trước đông đảo các nhà đầu tư Đức tại hội nghị, “Đây là một cơ hội lớn cho các nhà doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các dự án công cộng.”

No comments:

Post a Comment