Gao Zitan, Epoch Times 14 Tháng Một , 2015
Những người lao động làm việc trong một nhà máy giày ở Jinjiang, tỉnh Phúc Kiến thuộc miền Nam Trung Quốc. Một số lượng lớn các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) lớn đã phải đóng cửa ở Trung Quốc thời gian gần đây. (ảnh: internet)
Theo giới truyền thông nhà nước Trung Quốc, một làn sóng ngày càng nhiều các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) ở Trung Quốc đã tuyên bố phá sản, đóng cửa, hoặc rút khỏi đất nước này trong nửa cuối năm 2014. Trung Quốc đang mất dần danh hiệu “công xưởng của thế giới” khi mà ngành công nghiệp này phải đối mặt với một cuộc suy thoái khắc nghiệt.
Theo tin từ Đài Phát thanh Quốc gia Trung Quốc, hai nhà sản xuất thiết bị gốc quy mô lớn nổi tiếng tại thành phố Tô Châu thuộc tỉnh Giang Tô ở phía đông nam Trung Quốc đã bị phá sản vào tháng 12/2014. Các nhà sản xuất thiết bị gốc là các công ty làm ra các sản phẩm được bán dưới thương hiệu của công ty khác.
Vào ngày 05/12/2014, Công ty TNHH Công nghệ Unitied Win do Đài Loan đầu tư ở Tô Châu đã tuyên bố phá sản. Vào lúc đỉnh điểm, công ty này đã từng có hơn 20.000 nhân viên. Nhưng vào thời điểm phá sản, chỉ còn lại 3.000 lao động. Công ty này đã từng sản xuất cho Apple và sau đó là cho công ty điện thoại thông minh (smartphone) Xiaomi Inc của Trung Quốc trong vài năm.
Chi phí lao động của Trung Quốc đang tăng lên do lạm phát.
– Giáo sư Frank Tian Xie, Ph.D., Trường Kinh doanh của Đại học Nam Carolina
Công ty Công nghệ Silitech ở Tô Châu, cũng là một công ty có vốn Đài Loan, đã tuyên bố đóng cửa vào ngày 28/11/2014, và sa thải hầu hết lao động. Công ty này có thời điểm sử dụng hơn 10.000 nhân viên, chủ yếu là sản xuất các phím điện thoại di động cho Nokia. Khi loại điện thoại di động màn hình cảm ứng trở nên được ưa chuộng hơn, lĩnh vực sản xuất phím điện thoại đã dần dần bị loại ra khỏi ngành.
Công ty Công nghiệp Truyền thông Zhaoxin, một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển và sản xuất điện thoại di động ở Đông Quản, tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc không chỉ bị phá sản, chủ tịch của công ty này còn tìm cách tự tử. Hãng tin của nhà nước Southern Metropolitan Daily đưa tin, vào ngày 04/1, một giám đốc điều hành cấp cao tại Zhaoxin Communications đã xác nhận vụ việc Chủ tịch Gao Min của công ty đã cố gắng tự sát. Vị giám đốc điều hành giấu tên cho biết: “Như các vị đã biết, dưới tác động của môi trường tổng thể, nhiều doanh nghiệp tại lưu vực sông Châu Giang đã dính líu tới rất nhiều các khoản nợ tay ba và dòng tiền mặt không thể lưu thông”. Tại thời điểm đưa tin, ông Gao vẫn đang được cấp cứu.
Ít nhất ba nhà sản xuất máy tính bảng tại thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông đã tuyên bố phá sản vào nửa cuối năm 2014, bao gồm cả Công ty Công nghệ cao Keen, một công ty nổi tiếng với hoạt động sản xuất chất lượng cao.
Theo tin từ giới truyền thông nhà nước Trung Quốc, chỉ trong tháng 10/2014, hơn 10 nhà máy sản xuất giày lớn tại thành phố Đông Quản cũng đã bị phá sản. Thời báo China Times của nhà nước đưa tin, những người trong ngành ước tính có ít nhất hơn 100 nhà máy lớn sẽ bị phá sản hoặc đóng cửa vào thời điểm Tết âm lịch vào tháng 2/2015.
Ông Liang Zhenpeng, một chuyên gia về Trung Quốc trong ngành công nghiệp máy tính, truyền thông và điện tử tiêu dùng, đã đưa ra ba giải thích cho các vụ phá sản của các nhà sản xuất thiết bị gốc: “Trước tiên, là do việc phá sản hoặc mất mát tài chính của khách hàng đầu ra, làm suy giảm chuỗi vốn kinh doanh. Thứ hai, các cổ đông lớn của các nhà sản xuất thiết bị gốc bị suy kiệt trong cuộc khủng hoảng tài chính, và phải rút vốn đầu tư. Thứ ba, công nghệ lạc hậu của các nhà sản xuất thiết bị gốc không thể bắt kịp với việc nâng cấp công nghệ.”
Ngoài ra, chi phí lao động ngày càng tăng đã làm giảm bớt lợi thế về chi phí sản xuất của Trung Quốc, nguyên nhân này đóng vai trò chủ chốt trong các vụ phá sản của các nhà sản xuất. Giáo sư Frank Tian Xie, tại Trường Kinh doanh của Đại học Nam Carolina nói với Đại Kỷ Nguyên rằng: “Chi phí lao động của Trung Quốc đang tăng lên do lạm phát”, mà điều này sẽ dẫn đến việc phá sản của nhiều nhà sản xuất, việc thu hồi vốn của nhà đầu tư nước ngoài, và tình trạng thất nghiệp lan rộng.
Nhiều vụ phá sản đã gây ra các cuộc biểu tình lớn của những người lao động mất việc đòi thanh toán tiền lương và tiền thưởng. Một quan chức ở thành phố Tô Châu phát biểu với tờ China Times: “Sau các vụ phá sản đột ngột, có một lượng lớn những người [thất nghiệp] trong xã hội. Thật khó để giải quyết tất cả các vấn đề việc làm trong một thời gian ngắn”.
Nhà kinh tế Roy Lee Chun phát biểu qua hãng truyền thông Deutsche Welle của Đức hồi tháng 10/2014 rằng Trung Quốc không còn là công xưởng của thế giới nữa. Ông Lee cho biết nhiều công ty Đài Loan đã thu hồi vốn đầu tư của họ ở Trung Quốc, các công ty từ các nước khác, chẳng hạn như các doanh nghiệp châu Âu, cũng sẽ làm tương tự do chi phí lao động gia tăng ở Trung Quốc.
No comments:
Post a Comment