Vũ Đông Hà (Danlambao) - Vào
cuối tháng 6, 2013 TBT Nguyễn Phú Trọng đã bắt đầu dọn đường cho kế hoạch hạ bệ
uy tín của Nguyễn Tấn Dũng bằng lời tuyên bố sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm
trong TƯ Đảng. Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định "Phiếu tín nhiệm trong Đảng
cần được công khai." (1)
Trong vị trí đứng đầu đảng, là người có thẩm quyền quyết định công khai kết quả
phiếu tín nhiệm của hội nghị TƯ 10 vừa qua, nhưng Nguyễn Phú Trọng đã đi ngược
với tuyên bố trước đây của mình và giữ bí mật kết quả phiếu tín nhiệm, cho thấy
phe Nguyễn Tấn Dũng đã thắng thế.
Hội nghị TƯ 10 được dự trù tổ chức vào tháng
8/2014. Tuy nhiên hội nghị này đã bị hoãn lại nhiều lần vào tháng 10, tháng 12
và sau đó mới chính thức khai mạc vào ngày 5 tháng 1, 2015 tại Hà Nội.
Một trong những lý do của sự trì hoãn là để phe
cánh Nguyễn Phú Trọng có thêm thì giờ đi sứ Bắc Kinh nhằm tìm kiếm thêm hậu
thuẫn từ quan thầy trong cuộc chiến đấu đá nội bộ. Bắt đầu cho chiến dịch đầu
khấu thiên triều này là chuyến đi của "đặc phái viên TBT" Lê Hồng Anh sang gặp
các quan thầy Trung cộng vào cuối tháng 8, 2014.
Tiếp theo đó là các chuyến đi vào tháng 10.2014
của Phùng Quang Thanh và Trần Đại Quang, 2 UV BCT đã có chiều hướng ngã về phe
Nguyễn Phú Trọng. Đặc biệt sau chuyến đi này, Phùng Quang Thanh đã "gia tăng"
cường độ thần phục Bắc Kinh, nhận kẻ thù là "bạn" và xem xu thế nhân dân Việt
Nam ghét Tàu là "nguy hiểm cho dân tộc." (2)
Việc dùng phiếu tín nhiệm cao-vừa-thấp, bên
ngoài mị dân nhưng thực chất bên trong là dùng đó làm "thước đo lường" cho
cuộc tranh giành quyền lực và lôi kéo bè phái, cũng đã được đi trước một
bước với lần bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc Hội vào trung tuần tháng 11, 2014.
Những thành viên BCT đang nắm giữ những chức vụ trong chính phủ, quốc hội được
xếp hạng tín nhiệm như sau:
Trong lần ấy, việc TT Nguyễn Tấn Dũng có số
phiếu "tín nhiệm thấp" nhiều nhất và số phiếu "tín nhiệm cao" chỉ hơn được Phùng
Quang Thanh và Trần Đại Quang càng làm cho TBT Nguyễn Phú Trọng yên tâm bật đèn
xanh tiến hành cái gọi là "Việc lấy phiếu tín nhiệm càng khẳng định tính minh
bạch, công khai của Đảng; tạo thêm uy tín của Đảng trước nhân dân." (3)
Tuy nhiên, tất cả những nỗ lực của phe Nguyễn
Phú Trọng dựa vào giặc ngoài để thanh toán thù trong đã tan theo mây khói khi
phe Nguyễn Tấn Dũng ra tay bằng ngón đòn truyền thông đen: dùng trang blog Chân
Dung Quyền Lực (CDQL), được mở toang hoang không có firewall tưởng lửa, để đăng
bài tố cáo tham nhũng và tài sản gia đình của một số nhân vật chóp bu trong
đảng: Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Sinh Hùng, Phùng Quang Thanh...
Đỉnh điểm của trận chiến "bôi đen chân dung
quyền lực" này là nguồn tin Trưởng ban Nội chính Trung Ương Nguyễn Bá Thanh bị
đồng chí của đảng đầu độc phóng xạ. Đối tượng độc giả chính mà trang blog này
nhắm đến là đảng viên và đặc biệt là thành phần nằm trong BCH TƯ của đảng. Những
thành phần này đã quá rõ về những thủ đoạn thanh trừng trong thế giới cộng sản
âm u quyền lực (4),
quá biết về tình trạng của chìm của nổi trong tay các lãnh đạo đảng, vì thế cho
dù với một nửa sự thật của CDQL vẫn được các đồng chí đảng ta đón nhận như những
sự thật cần phải tin và e ngại.
Sự e ngại này lại càng gia tăng sau khi Nguyễn
Tấn Dũng củng cố thế lực của mình ở phía công an với 3 quyết định 2425/QĐ-TTg,
2426/QĐ-TTg, 2427/QĐ-TTg được ký vào ngày 31.12.2014: gom tổng cục An ninh I và
II và bổ nhiệm Trung tướng Nguyễn Chí Thành làm Tổng cục trưởng Tổng cục An
ninh; bổ nhiệm Trung tướng Trần Bá Thiều làm Tổng cục trưởng Tổng cục
Chính trị Công an nhân dân; bổ nhiệm Trung tướng Phan Văn Vĩnh giữ
chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát.
Nguyễn Tấn Dũng đã thành công trong chiến dịch
khủng bố tinh thần với thông điệp răn đe: bất kỳ tài sản của "đồng chí" nào cũng
có khả năng xuất hiện trên CDQL và bất kỳ "đồng chí" nào cũng có thể đột tử như
Phạm Quý Ngọ và nhiễm độc như Nguyễn Bá Thanh. Chiến dịch và thông điệp này đã
làm gió chuyển thay chiều về phía Nguyễn Tấn Dũng trong hội nghị TƯ 10.
Đồng chí X một lần nữa đã thoát hiểm, nhưng
ngoạn mục hơn so với kỳ Hội nghị TƯ 6, khóa 11 đã thoát khỏi bản án kỷ luật, lần
này đồng chí X thắng lớn ngay trong "bàn cờ tín nhiệm" do chính Nguyễn Phú Trọng
- tưởng nắm chắc phần thắng trong tay - đưa ra.
"Phiếu tín nhiệm trong Đảng cần được công
khai" - tuyên bố của Nguyễn Phú Trọng trước đây và cái gọi là "khẳng định
tính minh bạch, công khai của Đảng; tạo thêm uy tín của Đảng trước nhân dân"
đã bị quăng vào sọt rác là câu trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi "ai thắng ai
thua" trong hiệp đầu trận chiến quyền lực sẽ kéo dài cho tới ngày bế mạc của đại
hội giành ghế lần thứ 12 vào năm 2016.
No comments:
Post a Comment