Biểu tình phản đối Tập Cận Bình sang Việt Nam vào ngày 5.11.2015. EPA/STR (Str/EPA)
Hà Nội - Đan chặt bàn tay vào nhau, ông Lê Văn Cương, Thiếu tướng cộng sản về hưu trình bày chuyện Việt Nam đã quá phụ thuộc kinh tế vào hàng xóm khổng lồ Tàu cộng như thế nào. Sau đó, khi nói về Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương, một thỏa thuận thương mại do Hoa Kỳ dẫn đầu với hơn một chục nước trong vùng Châu Á Thái Bình Dương tham dự, bàn tay nắm chặc của ông đã trở nên thư giản hơn.
"TPP không chỉ là chuyện kinh tế mà còn là một vấn đề chính trị và an ninh", ông Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Bộ Công an cho rằng nó TPP giúp nới lỏng vòng tay của Tàu đối với Việt Nam. "Nó có giá trị nhiều hơn 10 tàu ngầm mà Việt Nam mua."
Việt Nam là một trong những quốc gia hưởng lợi kinh tế lớn nhất trong đàm phán TPP, kết thúc vào tháng 10 sau tám năm thương thảo. Việt Nam muốn giảm thiểu sự lệ vào Trung cộng và tiến gần hơn với Hoa Kỳ - một nỗ lực chuyển hướng trước những khẳng định chủ quyền mạnh mẽ của Trung cộng ở Biển Đông.
Tuy nhiên, những tác động chính trị trong nước có thể còn sâu rộng hơn với việc Việt Nam đồng ý chuyển đổi luật lệ về lao động, cho phép công nhân được thành lập công đoàn độc lập.
Tom Malinowski, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, Đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động cho rằng TPP gọi đó là "cơ hội một lần trong một đời" để lái quốc gia độc đảng cộng sản này sang con đường cải cách và cởi mở hơn.
"Việt Nam đã có những cam kết có khả năng vươn xa và biến đổi," ông nói. "Việc cho phép sự hình thành của các công đoàn độc lập sẽ phá vỡ độc quyền độc đảng về tổ chức xã hội."
Tổng thống Obama nói rằng TPP sẽ tạo nhiều công ăn việc làm và thị trường mới cho Mỹ đồng thời chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung cộng tại Á châu. Giống như ông Cương, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton B. Carter đã so sánh theo lối hải quân: TPP quan trọng đối với ông "như là một hàng không mẫu hạm."
Tuy nhiên, tổng thống Obama sẽ phải đối diện với một trận chiến khó khăn để được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn TPP vào năm tới, khi mà những người phê bình hiệp ước này lo ngại là TPP có thể hạ thấp những tiêu chuẩn lao động của Mỹ và chuyển công ăn việc làm ra nước ngoài.
Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cho biết TPP có thể gia tăng lượng xuất khẩu của Việt Nam 30% vào năm 2025 và tăng tổng sản phẩm trong nước hơn 10% cho một nền kinh tế vốn hiện đã tăng trưởng hơn 6% một năm. Việt Nam có thâm hụt thương mại lớn và ngày càng tăng với đối tác thương mại lớn nhất hiện thời là Trung cộng; thỏa thuận này sẽ giúp Việt Nam đa dạng hóa cán cân thương mại. TPP cũng hỗ trợ ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam trong khi Trung cộng sẽ hứng chịu những tổn thất vì sự hỗ trợ này. Tuy nhiên, nông dân sẽ phải đối mặt với sự gia tăng về cạnh tranh.
Ông Evan Medeiros, cố vấn hàng đầu về Á châu cho Tổng thống Obama và hiện là giám đốc điều hành Eurasia Group, công ty tư vấn kinh doanh quốc tế, phát biểu rằng: "TPP sẽ chuyển đổi nền kinh tế của Việt Nam, đó là lý do tại sao họ đang phải chặt bỏ một chân để được vào"
Những nhà đầu tư nước ngoài đang nhắm đến Việt Nam đã háo hức và bị thu hút bởi sự kết hợp của chi phí lao động rẻ và được miễn thuế nếu hàng hoá được nhập vào Hoa Kỳ hay Nhật Bản. Trong tháng 11, Pou Chen, một công ty của Đài Loan chế tạo giày lớn nhất thế giới, công bố đã di chuyển nhiều hoạt động của công ty từ Tàu sang Việt Nam, một phần để tận dụng cơ hội có được bởi TPP.
Tuy nhiên, những kỳ vọng cao cũng cùng lúc gia tăng áp lực cho Obama trong việc có được sự chấp thuận của Quốc hội Hoa Kỳ.
"Thật là vô cùng quan trọng là chúng tôi phải hoàn tất phần việc của mình, sau khi đã đi đến mức này, đã bảo đảm được những cam kết mà phía Việt Nam đã đồng ý thực hiện, dù thành phần bảo thủ trong chính phủ Việt Nam đã rất miễn cưỡng" - ông Malinowski nói.
Ông nói thêm, nếu không có sự chấp thuận của Quốc hội, "chúng ta trở lại từ đầu. Không có gì xảy ra về quyền lao động, và những lời nói của Hoa Kỳ sẽ không còn được coi là đáng tin cậy."
Theo thỏa thuận này, Việt Nam đã đồng ý cải cách doanh nghiệp nhà nước, áp dụng chặc chẽ hơn các tiêu chuẩn môi trường, cho phép mở rộng và tự do Internet, công nhân có quyền tự do lập hội và chấm dứt tình trạng lao động hết trẻ em, lao động cưỡng bức.
John Sifton, giám đốc chuyên trách Châu Á của Human Rights Watch, thừa nhận rằng TPP đã buộc Việt Nam có một "thay đổi lịch sử" về luật lao động, nhưng ông tỏ ra nghi ngờ về việc thực hiện của Việt Nam và sự chế tài của Mỹ.
"Thỏa thuận này có vẻ tốt trên giấy, nhưng những gì sẽ xảy ra nếu nhà nước Việt Nam thay đổi luật, nhưng vẫn tiếp tục cho phép các công đoàn bị nghiền nát bởi công ty và nhà nước?" Ông John Sifton đã hỏi. Ông nói rằng, đối với những hiệp ước thương mại trong quá khứ, chính phủ Hoa Kỳ đã có một "hồ sơ tồi tệ" trong việc thực thi các thỏa thuận về quyền lao động.
Các quan chức Mỹ lại cho rằng TPP có nhiều tiêu chuẩn mạnh hơn, được cho vào trong hiệp ước một cách cụ thể và việc cắt giảm thuế quan chỉ được áp dụng sau khi Việt Nam thực hiện những thay đổi vào những trong năm tới.
Tại Việt Nam, những người hoạt động đã có những ý kiến khác biệt về thỏa thuận TPP. Có người gọi nó là "một điểm vào rất tốt" cho một phong trào xã hội dân sự non trẻ phát triển, nhưng những người khác lại hoài nghi về việc nhà nước sẽ tôn trọng lời hứa, đặc biệt là khi hai nhà hoạt động lao động hàng đầu vẫn còn ở trong tù và công an vẫn không bị kết án khi đánh đập những người hoạt động khác.
Chỉ mới tháng trước, người hoạt động về lao động Đỗ Thị Minh Hạnh, 30 tuổi, cho biết cô đã bị bắt giữ và bị công an đánh đập dã man sau khi cô tiếp xúc với các công nhân bị đuổi việc ở miền nam Việt Nam. Cô đã bị bỏ tù từ năm 2010 đến 2014 và nói rằng cô đã bị đánh đập bởi cai ngục và tù nhân.
Cô cho biết cô đón nhận những cam kết được thực hiện theo các thỏa thuận thương mại. "TPP sẽ mở ra một chân trời mới chưa từng có trong quá khứ cho công nhân và những người hoạt động về lao động, nhưng thực tế là công an bắt tôi, đánh tôi, và đe dọa những người lao động đã phàn nàn về công ty của họ - đã làm tôi lo ngại".
Các quan chức Việt và Mỹ cho biết các đàm phán về TPP cũng đã dẫn đến những tranh luận trong nội bộ Đảng Cộng sản.
Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman nói rằng: "Như chúng tôi đã cam kết với họ trong tiến trình này, chúng tôi sẽ liên tục quay trở lại và nói với họ, "đây là những gì chúng tôi tìm kiếm trong TPP ở trong các lãnh vực khác nhau này; các ông có chắc những điều này là dành cho các ông?". "Họ sẽ trở về thảo luận nội bộ và sau đó trở lại với chúng tôi và nói, "Đây là phương hướng mà chúng tôi muốn cho đất nước của chúng tôi".
Cuối cùng, các quan chức cho biết, các nhà lãnh đạo hàng đầu của đảng cộng sản đã đoàn kết đằng sau hiệp ước này.
"Chúng tôi tin tưởng đây là điều đúng đắn cho Việt Nam để làm, bất chấp những thách thức rất lớn", ông Nguyễn Bá Hồng, tổng giám đốc của Vụ Châu Mỹ tại Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết. "Mặc dù các cuộc tranh luận, bất chấp ý kiến khác nhau, chúng tôi quyết tâm lái thuyền này đến đại dương."
Những người hoài nghi thì cho rằng những kỳ vọng tương tự - như cải cách kinh tế dẫn tới sự cởi mở hơn về chính trị đi kèm - áp dụng cho Trung cộng khi Trung cộng gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001 đã không bao giờ xảy ra.
Nhưng ở Việt Nam, các chuyên gia như Trần Việt Thái, Phó giám đốc của Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, nói rằng nước ông đã chọn một "100 phần trăm con đường khác" từ láng giềng phương bắc.
Trung Quốc, ông nói, đang thúc đẩy cải cách theo kiểu từ trên xuống, dùng "bàn tay hữu hình" của sức mạnh Đảng Cộng sản để "làm sạch ngôi nhà."
Người Việt Nam, ông nói, "muốn sử dụng bàn tay vô hình của thị trường để dọn dẹp nhà cửa."
No comments:
Post a Comment