Tường An, thông tín viên RFA, Paris 2015-12-29
Tiệm bán bánh mì kẹp thịt theo kiểu Việt Nam tại Paris RFA
Cuối năm là thời điểm để nhìn lại một năm vừa qua và mong ước cho 365 ngày sắp tới. Người Việt tại Âu châu nghĩ gì và ước mong gì ?
Năm 2015, Âu châu trôi qua trong bóng đêm của khủng bố, ngoài tình hình kinh tế trì trệ, hầu hết 49 quốc gia trong và ngoài khối liên hiệp Âu châu đều bị bao trùm bởi vấn nạn nhập cư và những cuộc khủng bố làm hàng trăm người thiệt mạng đưa đến những quyết định cứng rắn của chính quyền như :
Đan mạch: Uỷ Ban lo cho người Tị nạn có quyền tịch thu tài sản, nữ trang có giá trị của người đến xin tị nạn tại đây.
Đức: Chính phủ thanh lọc và trục xuất những thành phần bị nghi ngờ là khủng bố trà trộn trong đám người nhập cư
Pháp: Chính quyền cho phép cảnh sát khám xét nhà mà không cần trát toà, lấy lại quốc tịch của những kẻ tham gia khủng bố.
Nhìn lại năm 2015
Bắt đầu từ Đức, năm 2015, nước Đức có 4 sự kiện quan trọng, trong đó sự kiện nổi bật nhất là việc bà Thủ Tướng Merkel tuyến bố nhận 800.000 người tị nạn Trung Đông vào Đức. Tuy bà Angela Merkel được tuần báo Mỹ Finnancel Times bình chọn là nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2015, nhưng cũng là người chịu nhiều búa rìu của dân Đức trước những quyết định của bà về vấn đề nhập cư.Ông Trần Thanh Ngôn, một cư dân định cư tại Đức từ hơn 40 năm nay, nhận định :
« Thứ nhất là cuộc khủng hoảng tài chánh tại Hy Lạp, mà Đức là nước tiên phong giúp đỡ tài chánh để cứu Hy Lạp. Điều này làm cho người Đức rất bất bình, trong đó có công đồng người Việt tại Đức.
Thứ hai là một phi công phụ của hảng Germanwing bay vào vách núi tại Pháp làm tất cả hành khách và phi hành đoàn gồm 149 người đều tử nạn. Sự kiện này cũng làm người Đức rất phẫn nộ.
Sự kiện thứ ba là chuyện bà Thủ tướng Merkel quyết định mở cửa biên giới cấp kỳ để thu nhận 800.000 người tị nạn từ Trung Đông. Việc này đã làm người Đức phản đối và kêu gọi đả đảo bà Thủ tướng Merkel về quyết định này.
Biến cố thứ tư là do cuộc khủng bố ngày 18/11 tại Paris, cùng lúc này Đức mới đặt lại vấn đề thu nhận người tị nạn từ Trung đông và trục xuất những người lợi dụng biên giới để trà trộn vào nước Đức. Trong chiến dịch thanh lọc những thành phần này thì những người Việt Nam ở Đức lâu mà không có giấy tờ cũng bị hoạ lây »
Trong năm 2015 cả thế giới đã phải chịu đựng 121 cuộc khủng bố. Riêng nước Pháp đã bị 5 cuộc khủng bố làm 145 người thiệt mạng (nguồn: https://fr.wikipedia.org/wiki/Liste_d%27attentats_meurtriers) Sự kiện này cộng với vấn đề nhập cư của người Syria là một đề tài gây tranh cải trong chính trường Pháp và cũng là nguyên nhân vực dậy của đảng cực hữu Mặt Trận Quốc Gia (Front National). Bên cạnh đó, với 10% dân số thất nghiệp, Pháp là quốc gia có tình trạng kinh tế khá trì trệ so với các nước khác tại Âu châu. Ông Nguyễn Cao Đường, định cư tại Pháp từ gần 50 năm nay nhận định :
Đức mới đặt lại vấn đề thu nhận người tị nạn từ Trung đông và trục xuất những người lợi dụng biên giới để trà trộn vào nước Đức. Trong chiến dịch thanh lọc những thành phần này thì những người Việt Nam ở Đức lâu mà không có giấy tờ cũng bị hoạ lây
« Trong một thời gian rất ngắn mà có nhiều cuộc khủng bố. Dân chúng nước Pháp rất là lo ngại về vấn đề khủng bố của người Hồi Giáo. gọi là Hồi giáo chứ ai cũng thấy những nhóm đó là những nhóm quá khích, chỉ lợi dụng danh từ đó để làm khủng bố mà thôi. Sau cuộc khủng bố ngày 13/11 vừa rồi thì chính phủ Pháp ban ra những biện pháp rất là gắt gao. Nhưng cũng chính vì những biện pháp gắt gao đó làm cho một số những chính trị gia và một số đảng chống lại những biện pháp đó, nhưng mà đại đa số dân Pháp đều ủng hộ. Riêng tôi cũng ủng hộ bởi vì những biện pháp đó bảo đảm an ninh cho những người dân Pháp và ngay cả những người ngoại quốc sống trên nước Pháp. Sau cùng là vấn đề xã hội, là những vấn đề liên quan đến việc làm. Tổng cộng Pháp phải tìm việc làm cho khoảng 6 triệu người, đó là một vấn đề nan giải của nước Pháp.
Về chính trị nước Pháp, sau những trận khủng bố vừa rồi thì có một đảng từ xưa giờ không nghe nói tới, đảng đó là đảng FN ( Front National) tức là Mặt Trận Quốc Gia của ông Jean Mari Le Pen, chiếm một số phiếu là hơn 30% »
Đan Mạch, một quốc gia nhỏ bé, nằm yên bình trong khối Bắc Âu. Năm vừa qua, không có biến cố nào nổi bật ngoài 1 cuộc khủng bố trong tháng 2 làm 2 người chết. Bên cạnh đó, vấn đề nhập cư cũng gây nhiều tranh cải tuy nhiên nạn khủng bố và vấn đề nhập cư cũng không ảnh hưởng nhiều đến đời sống cư dân tại đây theo lời ông Huỳnh Viết Giao, tị nạn hơn 30 năm nay tại Đan Mạch, hiện sống tại thành phố Arhus nhận xét :
«Nói chung tôi theo dõi đời sống ở Đan Mạch nói chung là vẫn yên bình, đời sống kinh tế nói chung ổn định. Còn vẫn đề chính sách người tị nạn thì nó cũng cắt giảm nhiều. Nó không muốn những người lợi dụng làn sóng tị nạn vào để gây rối an ninh trật tự, gây rối về mặt xã hội. Tóm lại về vấn đề người tị nạn là nó có những rào cản rất ư là khó khăn ! »
Ba Lan, một quốc gia thuộc khối Đông Âu, năm 2015 đánh dấu sự thất bại sau 8 năm cầm quyền của
đảng PO ( đảng Cương lĩnh Công dân, hậu thân của Công đoàn Đoàn kết Ba Lan). Sự thay đổi đảng cầm quyền đưa đến những thay đổi về chính sách nghỉ hưu hoặc các phúc lợi xã hội. Ngược lại, vấn đề nhập cư lại không gây ảnh hưởng gì đến đời sống người Ba Lan. Chị Mạc Việt Hồng, Tổng Biên Tập trang web Đàn Chim Việt online cho biết :
“Năm 2015 vừa rồi, có thể nói sự kiện nổi bật nhất đó là sự thay đổi trên chính trường Ba Lan: Quốc hội do đảng PiS, tức đảng Pháp luật và Công lý thắng cử, tổng thống mới là ông Andrzej Duda. Các nhà bình luận chính trị của Ba Lan cũng cho đó là biến cố mới nhất trong năm vừa rồi. Sự thay đổi này cũng được coi là một bước ngoặc đánh dấu sự ra đời của một thế hệ mới, chấm dứt sự cầm quyền của những người đã từng tranh đấu lật đổ chế độ Cộng sản. Không biết sự thay đổi vừa rồi sẽ làm cho Ba Lan tốt lên hay không thế cho nên là chính trường của Ba Lan cũng chưa có gì gọi là ngã ngũ cả.
Vấn đề nhập cư là mối lo chung của Cộng đồng Âu châu, thế nhưng nó không ảnh hưởng nhiều đến đời sống người Việt tại Ba Lan, thế nhưng một biến động có thể nói ảnh hưởng lớn đến đời sống người Việt tại đây kể từ khi đảng Luật Pháp và Công lý (PiS) lên nắm quyền là biến động về tỉ giá ngoại tệ. Ngoài ra, những luật lệ khắt khe theo quy định của EU (Cộng đồng chung Âu châu) cũng là lý do làm nhiều người Việt ở Ba Lan trở về Việt Nam làm ăn hoặc đến định cư ở một quốc gia khác. »
Pháp với một cộng đồng người Việt gần 300.000 người, sinh hoạt chính là những buổi tổ chức Tết Việt Nam, Tết Trung Thu hay kỷ niệm ngày 30/4. Ngoài ra, theo ông Nguyễn Cao Đường, sự dấn thân của người Việt vào chính trường Pháp năm vừa rồi hãy còn rất giới hạn
Về cộng đồng người Việt :
Pháp với một cộng đồng người Việt gần 300.000 người, sinh hoạt chính là những buổi tổ chức Tết Việt Nam, Tết Trung Thu hay kỷ niệm ngày 30/4. Ngoài ra, theo ông Nguyễn Cao Đường, sự dấn thân của người Việt vào chính trường Pháp năm vừa rồi hãy còn rất giới hạn. Ông nói :
« Cộng đồng người Việt ở Pháp rất là thờ ơ- và chính tôi cũng vậy- rất là thờ ơ với những sinh hoạt chính trị, xã hội của nước Pháp. Người Việt Nam có một khuynh hướng là cứ làm việc và cứ sinh hoạt với nhau mà thôi. Về mặt xã hội thì cộng đồng Việt Nam - những cộng đồng không theo chính phủ Hà nội- thì nhiều hội cũng tổ chức những buổi lễ Trung thu, Tết (Âm lịch) ngay cả Giáng sinh hay năm mới Dương Lịch cũng tổ chức vui vẻ và cũng có những lớp dạy tiếng Việt, tiếng Pháp. Có nhiều văn phòng chỉ dẫn về mặt hành chánh, giúp đỡ cho đồng bào rất là hữu ích, đồng bào rất là hưởng ứng, thì cái đó là rất hay »
Đan Mạch, với khoảng 12.000 người Việt tại đây, sinh hoạt của người Việt chủ yếu là về tôn giáo và những nổ lực gìn giữ văn hoá Việt. Ông Huỳnh Viết Giao nói :
« Tôi thấy mọi sinh hoạt cũng yên ắng lắm. Mọi năm thì cộng đồng vẫn tổ chức Tết. Xa hơn nữa thì ở đây người ta cũng cố gắng duy trì được cái văn hoá cho các trẻ em sinh ở đây, để nó biết về tiếng mẹ để, biết về cái nguồn gốc, lịch sử Việt Nam, hiểu tại sao Cha Ông nó đặt chân đến đây. Người Việt Nam mình ở đây, công ăn việc làm, hội nhập nhanh nhất, ổn định nhất và chỉ đứng sau người Iran mà thôi »
Ba Lan có khoảng vài chục hội đoàn người Việt với những sinh hoạt định kỳ rải đều trong năm, chủ yếu là các hội đồng hương với cơ cấu sinh hoạt như một xã hội Việt Nam thu nhỏ. Chị Mặc Việt Hồng cho biết :
« Về mặt người Việt ở Ba Lan thì “Nếu là hội đồng hương thì họ ôn lại những kỷ niệm của quê hương, hội cựu chiến binh thì hát những bài ca thời kháng chiến chống Mỹ, thậm chí là họ đeo những huy chương mà họ đã từng được tặng, họ đội mũ tai bèo, họ mặc quân phục bộ đội, quàng khăn rằn ri rồi đôi khi họ đi như là duyệt binh ấy!
Tôi cho rằng những chính sách an sinh xã hội do đảng mới được thắng cử đưa ra không có ảnh hưởng nhiều đến cộng đồng người Việt Ba lan. Người Việt tại Ba Lan có rất nhiều công ty hoạt động trong những lĩnh vực nhập cảng hàng hoá từ Việt Nam và từ Trung quốc vào thị trường Ba Lan, và khi tỉ giá lên cao một cách đột ngột thì nó ảnh hưởng đến sự làm ăn của bà con. Ngoài chuyện ảnh hưởng tỉ giá thì tiêu chí của Châu Âu cũng làm cho việc làm ăn của bà con trở nên khó khăn hơn. Theo tôi thì có tới hàng ngàn người Việt di cư khỏi Ba Lan”
Năm 2015 đánh dấu 40 năm quan hệ Đức Việt, nhiều sinh hoạt được tổ chức để gắn bó mối tình Việt- Đức, tuy nhiên, mối tình giữa những người cùng chủng tộc (Việt) ở Đông và Tây Đức thì vẫn còn ngăn cách bởi một bức tường vô hình. Ông Trần Thanh Ngôn nói :
“Riêng về cộng đồng người Việt Nam thì năm 2015 là một cột mốc quan trọng đánh dấu 40 năm quan hệ ngoại giao. Có rất nhều cuộc sinh hoạt văn nghệ, triển lảm, trao đổi văn hoá được Đức và Việt Nam tổ chức. Người Việt ở đây có một bức tường vô hình giữa người Việt bên Tây và người Việt bên Đông. Những sinh hoạt nào bên Đồng thì người bênTây không tham gia, ngược lại những sinh hoạt nào bên Tây thì người bên Đông không tham gia.”
Về mặt người Việt ở Ba Lan thì “Nếu là hội đồng hương thì họ ôn lại những kỷ niệm của quê hương, hội cựu chiến binh thì hát những bài ca thời kháng chiến chống Mỹ, thậm chí là họ đeo những huy chương mà họ đã từng được tặng, họ đội mũ tai bèo, họ mặc quân phục bộ đội, quàng khăn rằn riChị Mặc Việt Hồng
Ước mơ cho năm 2016
Chính rào cản trong tâm hồn giữa 2 cộng đồng đã làm cho ông Trần Thanh Ngôn không còn hy vọng vào một viễn ảnh kết hợp trong năm 2016:
“Ai cũng mong ước là có sự kết hợp, có sự hoà hợp, hoà giải giữa người Việt bên Đông và bên Tây, nhưng mà vấn đề đó rất là khó. Đó là một điểm tôi thấy rất là buồn!
Với một nền kinh tế không mấy khả quan, một chính trường mới chưa lấy được niềm tin của người dân, chị Mạc Việt Hồng có một cái nhìn khá bi quan cho năm 2016 cũng như sự quan tâm của người Việt tại đây về tình hình chính trị tại Việt Nam cũng vẫn còn rất hạn chế, với họ cơm áo áo mặc vẫn là mối quan tâm hàng đầu. Chị Mạc Việt Hồng nói:
“Trong năm 2015 vừa rồi thì có thể nói có nhiều khó khăn hơn và năm 2016 thì cũng chưa thấy có gì sáng sủa hơn cả. Quan tâm đến tình hình chính trị Việt Nam thì ở Ba lan này chắc không được nhiều đâu và có thể họ cũng có những quan tâm nhưng mà họ không dám thể hiện sự quan tâm của mình”
Người dân tại Pháp đón năm 2016 cũng trong nỗi lo cơm áo. Ngoài ra, ông Nguyễn Cao Đường cũng mong muốn một sự gắn kết của người Việt tại Pháp trong năm mới. Ông nói:
« Vì cái trận khủng bố vừa rồi mà người Pháp thức tỉnh, nhưng mà họ vẫn lo cơm ăn áo mặc cho gia đình. Cái điều mà hiện giờ họ mong muốn nhất là có việc làm, việc làm ổn định. Riêng tôi, cái mong muốn của tôi là người Việt ở đây kết hợp lại để có một tiếng nói vững mạnh để cho chính quyền Pháp thấy rằng chúng tôi là một công đồng Việt Nam đông, mạnh và phải để ý đến chúng tôi »
Trên tất cả những nỗi lo lắng, hoang mang trước ngưỡng cửa đầu năm ấy của các nước láng giềng, có lẽ chỉ có Đan Mạch là nhìn về năm 2016 với nhiều lạc quan nhất, ông Hoàng Viết Giao cười thoải mái nói :
« Trong tương lai 2016 diễn biến như thế nào thì không biết, hiện tại kinh tế rất ổn định, nó đi lên chứ không có đi xuống. Coi thị trường chứng khoán thì tôi thấy nó chỉ có số cộng thôi chứ không có số trừ….(cười !)
No comments:
Post a Comment