Hải Ninh-06:00 27/11/2015
(Kiến Thức) - Dù đã được đưa vào sử dụng nhiều năm nhưng công trình BV Đa khoa Hải Dương chưa nghiệm thu, chưa có hệ thống PCCC, nước thải, các nhà thàu bỏ đi hết.
Công trình BV Đa khoa Hải Dương dù được khởi công xây dựng từ năm 2003 và đã được đưa vào sử dụng ngay sau đó nhưng đến nay, nhiều công trình trong Bệnh viện này vẫn chưa được nghiệm thu, không có hệ thống PCCC. Đặc biệt, hệ thống xử lý nước thải được xây dựng xong không được nghiệm thu đưa vào sử dụng khiến hơn 500 m3 nước thải/ngày (gồm nước thải Bệnh viện ĐK tỉnh Hải Dương và Bệnh viện Phụ sản tỉnh Hải Dương) không được xử lý, chỉ qua bể lắng rồi xả trực tiếp ra môi trường.
Nhiều hạng mục tại công trình Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương đến nay vẫn chưa được nghiệm thu.
Để làm rõ nguyên nhân dẫn đến thực trạng kéo dài trên, PV Kiến Thức đã có cuộc phỏng vấn với ông Phạm Văn Huấn, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.
- Phó giám đốc có thể lý giải nguyên nhân vì sao nhiều công trình Bệnh viện dù đã triển khai thi công từ năm 2004 nhưng đến nay chưa được nghiệm thu, các đơn vị thi công, nhà thầu không quay trở lại?
- Năm 2003, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương được xây mới. Sau đó, năm 2008 xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Ngày 29/9/2008, đơn vị thi công bắt đầu khởi công nhưng đến ngày 13/12/2009, đơn vị này không thi công tiếp (theo nhật ký đơn vị thi công). Ngày 28/12/2009, Ban quản lý xây dựng bệnh viện đa khoa mới đã có thông báo về tình hình thi công trạm xử lý nước thải bệnh viện gửi đơn vị thi công. Tuy nhiên đến nay, hạng mục công trình này vẫn chưa được nghiệm thu và bàn giao, nhà thầu từ lâu cũng không có người trông coi công trình. Dù đã nhiều lần yêu cầu đơn vị thi công hoàn thành các quy định quản lý chất lượng xây dựng cơ bản và cử người đến trông coi nhưng nhà thầu không thực hiện. Hệ thống xử lý nước thải cũ của bệnh viện đã được xây dựng từ lâu, nay không hoạt động được. Hiện tại hàng ngày lượng nước thải của bệnh viện cần phải xử lý đến 500m3/ngày đêm, trong khi hệ thống xử lý nước thải mới chưa được nghiệm thu và đi vào sử dụng dù đã xây xong từ năm 2012.
Về nhiều công trình trong dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương quy mô 500 giường được phê duyệt từ năm 2003, đến nay vẫn còn nhiều công trình chưa được nghiệm thu như Hạng mục nhà số 2 cao 7 tầng (hiện là Trung tâm kỹ thuật nghiệp vụ của Bệnh viện), Hạng mục nhà số 3 (hiện là các khoa ngoại) cao 6 tầng, hạng mục nhà 4 của Bệnh viện, nay là các khoa nội, Nhi, VLTL, PHCN cao 6 tầng. Tất cả các hạng mục công trình đến nay vẫn chưa có hệ thống PCCC.
Việc các công trình không được nghiệm thu có nhiều nguyên nhân. Nhưng theo tôi, việc này xuất phát từ vấn đề trượt giá về vật liệu xây dựng. Dự án xây dựng bệnh viện được phê duyệt năm 2003, khởi công từ năm 2004. Khi đó chỉ tính riêng giá sắt tới năm 2006 đã tăng lên gấp rưỡi, chưa nói giá nhiều vật liệu khác cũng tăng theo thời gian. Dù khi đó đã điều chỉnh về giá vật liệu xây dựng nhiều lần. Ban đầu tổng chi phí xây dựng bệnh viện dự kiến khoảng 180 tỷ nhưng sau đã lên đến hơn 300 tỷ. Năm 2014, Bệnh viện còn khoảng 30 tỷ tiền trái phiếu Chính phủ cấp, gọi các đơn vị thi công về giải ngân nhưng họ cũng không về vì nhiều lý do khác nhau. Trái phiếu Chính phủ chỉ cấp theo năm, nếu không sử dụng thì phải trả lại. Vì thế trong số 30 tỷ ấy, năm 2014, bệnh viện chỉ giải ngân được 7 tỷ.
Vì sao chưa nghiệm thu công trình, đồng nghĩa với việc chưa đảm bảo chất lượng mà bệnh viện vẫn đưa vào sử dụng?
- Trước đây, công trình bệnh viện Đa khoa cũ xuống cấp nghiêm trọng nên đồng chí Bùi Đức Long, khi đó là Giám đốc bệnh viện cho phép vừa sử dụng, vừa thi công mà chưa nghiệm thu công trình.
Hệ thống xử lý nước thải, đang xây dựng đã nằm đắp chiếu nhiều năm qua.
- Bệnh viện là nơi có rất đông bệnh nhân, trong khi đó hầu hết các công trình lại chưa có hệ thống PCCC, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao, nguyên nhân nào dẫn đến việc thi công hệ thống PCCC bị trì trệ, thưa PGĐ?
- Chưa có hệ thống PCCC, chúng tôi cũng lo lắng, nếu không may xảy ra cháy người bị ảnh hưởng đầu tiên là các y, bác sĩ và bệnh nhân khám chữa và điều trị trong
No comments:
Post a Comment