“Giết… giết nữa… bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong.
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”
(Thơ Tố Hữu)
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao)
- “Tố Hữu là nhà thơ có ảnh hưởng lớn đối với dân tộc Việt Nam, thơ ông
mang nét đẹp tư tưởng tâm hồn dân tộc, trong xây dựng và phát triển nền
văn hóa dân tộc”, đó là nhận định của Trung tâm Bảo tồn và Phát
triển văn hóa dân tộc Việt Nam tại hội thảo “Tố Hữu với văn hóa dân
tộc”, được tổ chức ngày 16/10/2015 tại Hà Nội. (1)
Bài thơ này của Tố Hữu được đọc đi đọc lại trên các đài phát thanh và
các loa phóng thanh trên toàn Miền Bắc vào thời kỳ cao trào Cải Cách
Ruộng Đất đẫm máu, thập niên 1950, mà nhiều cụ lớn tuổi ngày nay ở miền
Bắc còn thuộc lòng. Nhưng vì ngày nay nhắc lại nó khủng khiếp, xấu hổ
quá nên “đảng ta” xóa đi cái tên Tác Giả Tố Hữu.
Giết không một phút nghỉ, giết liền tay nhân dân đồng bào mình thì còn ai chăm sóc ruộng đồng cho lúa tốt?
Chỉ có giết thật nhiều (gần 200.000 xác người CCRĐ) lấy máu xương làm phân bón thì họa may ruộng đồng lúa mới tốt. Và giết, giết nữa… thì người dân mới sợ. Dù có đói khát cũng nộp “thuế máu xong” để nuôi nấng đảng sống bền lâu, mà chung lòng với quốc tế CS quên đi tiền nhân tổ tiên để duy nhất để chỉ tôn thờ Mao Tàu và Stalin Nga?
Thật rùng rợn, hãi hùng, một sự tung hô vong bản man dại mà chắc chắn “vô tiền khoáng hậu” không một áng thơ văn nào từ quá khứ và tương lai có thể so sánh sự khủng khiếp ấy được! Mà đó lại là: “…thơ ông mang nét đẹp tư tưởng tâm hồn dân tộc”(?).
Một dân tộc lấy “giết nhau không một phút nghỉ” làm nét đẹp tâm hồn? – Trời hỡi? Nghe như vang vọng tiếng tru của loài lang sói đang say mồi….
Chỉ có giết thật nhiều (gần 200.000 xác người CCRĐ) lấy máu xương làm phân bón thì họa may ruộng đồng lúa mới tốt. Và giết, giết nữa… thì người dân mới sợ. Dù có đói khát cũng nộp “thuế máu xong” để nuôi nấng đảng sống bền lâu, mà chung lòng với quốc tế CS quên đi tiền nhân tổ tiên để duy nhất để chỉ tôn thờ Mao Tàu và Stalin Nga?
Thật rùng rợn, hãi hùng, một sự tung hô vong bản man dại mà chắc chắn “vô tiền khoáng hậu” không một áng thơ văn nào từ quá khứ và tương lai có thể so sánh sự khủng khiếp ấy được! Mà đó lại là: “…thơ ông mang nét đẹp tư tưởng tâm hồn dân tộc”(?).
Một dân tộc lấy “giết nhau không một phút nghỉ” làm nét đẹp tâm hồn? – Trời hỡi? Nghe như vang vọng tiếng tru của loài lang sói đang say mồi….
Chưa hết. Nếu hiện nay có ai đó chịu khó, dịch bài thơ “Tiếng đầu lòng
con gọi Stalin” của “thi xu hào” đảng CSVN Tố Hữu ra Anh ngữ, rồi nhờ
các nhà bình luận thi ca văn học khắp thế giới tham khảo và có ý kiến
thì đoan chắc là có đến 101% người ta sẽ ôm bụng cười ngất và xác quyết
rằng nó là sản phẩm nhảm nhí của một kẻ tâm thần. Bởi đọc lên thì cảm
nhận ngay nó là một vết nhơ bẩn thỉu trong văn học không thể tẩy xóa,
như đoạn thơ:
“Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi “Sta-lin”
Ý thơ ấy, ngay tầm gần, đã trái hẳn lẽ thường nhân loại: trẻ con Việt Nam khi tập nói thì gọi “mẹ” chứ đâu đã biết ai là Stalin xa lạ?
Trẻ mới tập nói làm sao nói được cái từ đa âm tiết xịt xoạt như thế, lại nữa, người đàn bà Việt dân quê làm sao có thể:
“Thương cha thương mẹ thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông (Stalin) thương mười”
Một kẻ xa lạ chưa từng diện kiến (!?).
“Đây quả là một quái tượng trong thơ ca tiếng Việt và thơ ca thế giới, khi nhà thơ (thường được xem là kẻ chỉ biểu dương những gì nhân ái, lương thiện) lại ngợi ca “công đức” một Bạo chúa, một Hung thần, một Độc tài khét tiếng, một Đao phủ thủ vĩ đại, và để làm cái việc ngợi ca trái lẽ ấy, người làm thơ (Tố Hữu) đã hoàn toàn xé bỏ những giới hạn thông thường của tình cảm nhân loại” (Lại Nguyên Ân)
“Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi “Sta-lin”
Ý thơ ấy, ngay tầm gần, đã trái hẳn lẽ thường nhân loại: trẻ con Việt Nam khi tập nói thì gọi “mẹ” chứ đâu đã biết ai là Stalin xa lạ?
Trẻ mới tập nói làm sao nói được cái từ đa âm tiết xịt xoạt như thế, lại nữa, người đàn bà Việt dân quê làm sao có thể:
“Thương cha thương mẹ thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông (Stalin) thương mười”
Một kẻ xa lạ chưa từng diện kiến (!?).
“Đây quả là một quái tượng trong thơ ca tiếng Việt và thơ ca thế giới, khi nhà thơ (thường được xem là kẻ chỉ biểu dương những gì nhân ái, lương thiện) lại ngợi ca “công đức” một Bạo chúa, một Hung thần, một Độc tài khét tiếng, một Đao phủ thủ vĩ đại, và để làm cái việc ngợi ca trái lẽ ấy, người làm thơ (Tố Hữu) đã hoàn toàn xé bỏ những giới hạn thông thường của tình cảm nhân loại” (Lại Nguyên Ân)
“Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đã... làm sao, mất rồi!
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! đất trời biết không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông (Stalin) thương mười
Yêu con yêu nước yêu nòi
Yêu bao nhiêu lại yêu Người (Stalin) bấy nhiêu !” (Tố Hữu)
Chỉ có loại “tâm thần” nặng mới loạn ngôn ca ngợi tôn vinh còn hơn cả
cha mẹ vợ con mình một kẻ giết người được liệt vào hàng đồ tể khát máu
nhất của toàn nhân loại. Mà tàng thư chứng tích lưu trữ tại nước Nga
(nơi sinh ra Stalin) và thế giới không còn ai nhầm lẫn được, ghi rất rõ.
Joseph Stalin, người từng cai trị Liên Bang Xô Viết suốt 30 năm
(1922-1953) bằng một chế độ độc tài Cộng sản sắt máu. Là kẻ xếp hàng đầu
trong danh sách các tên độc tài kẻ thù của nhân loại với Mussolini, Mao
Trạch Đông, Francisco Franco, Tito, Nicolae Ceaucescu, Mobutu Sese
Seko, Saddam Hussein và Muammar Gaddafi v.v…
Suốt thời kỳ cầm quyền của ông ta, trước thế chiến thứ II, Stalin mở cuộc Đại thanh trừng vào năm 1937, bắn bỏ 70.000 sỹ quan trung, cao cấp quân đội cũ và bỏ tù 20.000 người khác chỉ vì bệnh đa nghi, sợ họ làm phản.
Khi thế chiến II xảy ra Stalin đã ký tên ra lệnh xử bắn thêm 44.000 người nữa.
Tháng 3- 9/1940 ông ký duyệt xử bắn hơn 20 ngàn sỹ quan Ba Lan trong rừng Katyn, gần Smolensk.
Tính riêng thời Stalin (1924 – 1953), số người chết do nhiều đợt thanh trừng, khủng bố, tổng số (không thể kiểm kê hết) lên đến vài chục triệu sinh mạng. Ngày nay số phận Stalin nằm ở các bãi rác.
Suốt thời kỳ cầm quyền của ông ta, trước thế chiến thứ II, Stalin mở cuộc Đại thanh trừng vào năm 1937, bắn bỏ 70.000 sỹ quan trung, cao cấp quân đội cũ và bỏ tù 20.000 người khác chỉ vì bệnh đa nghi, sợ họ làm phản.
Khi thế chiến II xảy ra Stalin đã ký tên ra lệnh xử bắn thêm 44.000 người nữa.
Tháng 3- 9/1940 ông ký duyệt xử bắn hơn 20 ngàn sỹ quan Ba Lan trong rừng Katyn, gần Smolensk.
Tính riêng thời Stalin (1924 – 1953), số người chết do nhiều đợt thanh trừng, khủng bố, tổng số (không thể kiểm kê hết) lên đến vài chục triệu sinh mạng. Ngày nay số phận Stalin nằm ở các bãi rác.
Stalin tương đồng với “WC” mang ra bãi rác – TT/Putin thương tiếc nạn nhân của Stalin.
Ngày 25/11/2010, Một nghị quyết được thông qua tại quốc hội Nga với 342
phiếu thuận, không ai bỏ phiếu trắng, công nhận vụ giết hại gần 22 ngàn
sĩ quan Ba Lan vào mùa xuân năm 1940 là tội ác của Stalin
Ngày 7/4/2011, Thủ tướng Nga Putin đã đến đặt vòng hoa tưởng niệm các nạn nhân của tội ác Stalin tại khu nghĩa trang Katyn. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cũng đã tuyên bố “Stalin là kẻ giết người”.
Gần đây nhất ngày 5/3/2013 Tờ Polska Times (Thời báo Ba Lan) đưa ra một bản xếp hạng 13 nhà độc tài đẫm máu nhất thế kỉ 20, trong đó: Joseph Stalin, Nga, cầm quyền 1924-1953, chịu trách nhiệm về cái chết của 40-62 triệu người; tội ác lớn nhất: Trại tập trung Gulag .
Ngày 7/4/2011, Thủ tướng Nga Putin đã đến đặt vòng hoa tưởng niệm các nạn nhân của tội ác Stalin tại khu nghĩa trang Katyn. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cũng đã tuyên bố “Stalin là kẻ giết người”.
Gần đây nhất ngày 5/3/2013 Tờ Polska Times (Thời báo Ba Lan) đưa ra một bản xếp hạng 13 nhà độc tài đẫm máu nhất thế kỉ 20, trong đó: Joseph Stalin, Nga, cầm quyền 1924-1953, chịu trách nhiệm về cái chết của 40-62 triệu người; tội ác lớn nhất: Trại tập trung Gulag .
Mao Trạch Đông - Một trong 13 tên độc tài đẫm máu nhất thế kỉ 20
Cũng trong danh sách này Tờ Polska Times (Thời báo Ba Lan) đưa ra tên đồ tể “Mao Trạch Đông” Trung Quốc, cầm quyền 1943-1976, chịu trách nhiệm gây ra cái chết của 45-75 triệu người; tội ác lớn nhất: nạn đói CCRĐ và Cách Mạng Văn Hóa tại lục địa Trung Hoa.
Gần đây nhất, ngày 9/9/2015 tròn 39 năm ngày mất của Mao Trạch Đông tờ
“Thời báo Hoàn Cầu” cơ quan truyền thông của ĐCSTQ có bài xã luận rằng:
Chính quyền ĐCSTQ biểu thị sự tán dương và tôn trọng “hết sức khách
quan” đối với “cống hiến” của Mao Chủ tịch đồng thời cũng “xác nhận”
những “sai lầm” của ông.
“7 tội ác lớn nhất” của Mao Trạch Đông được phơi bày sau 39 năm ngày ông
mất, chỉ riêng 10 năm Đại Cách mạng Văn hóa, hơn 20 triệu người bị giết
chết, tự sát và thảm sát. Đây là tội ác giết người vô tội, tàn khốc và
vô nhân tính lớn nhất trong lịch sử nhân loại. (2)
Suỵt ! Có ca ngợi thì nói khe khẻ đủ cho Hội Nhà Văn ta nghe thôi …
“Dù ai chửi ngã chửi nghiêng, Tớ quyết bám ghế như kiềng ba chân”. Nhà
thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đồng chủ tọa cuộc “Hội
Thảo” này, rất yêu mến Tố Hữu, ông phát biểu: “Tố Hữu là một nhân
cách cộng sản mẫu mực, kiên định, cao quý. Là nhà thơ của dân tộc, nhà
văn hóa lớn của cách mạng, Tố Hữu góp phần quan trọng trong việc xây
dựng nền móng cho nền văn hóa mới của dân tộc”.... (Một nềm Văn hóa mới… Giết,giết nữa, cho lúa tốt, thuế mau xong!?)
Được biết “thi xu hào” Hữu Thỉnh sinh ngày 15/2/1942 thuộc gia đình bần cố nông, 10 tuổi phải đi phu kím sống làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp, 1954 hòa bình lập lại năm 12 tuổi ông mới được đến trường học.
Năm 1963 ông tốt nghiệp phổ thông (lớp 9) nhập ngũ, trở thành người lính thuộc Trung đoàn 202. Từ đây Hữu Thỉnh đã tham gia một số hoạt động như chăn bò, làm cán bộ tiểu đội, (!?) viết báo và làm cán bộ tuyên huấn.
Sau 1975, Hữu Thỉnh học Sơ cấp Thú y vào năm 1982, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ cán bộ biên tập, Trưởng ban Chăn nuôi, của Tạp Chí Thú Y… hội viên cao cấp Hội Nhà văn CHXHCN/VN từ năm 1976. Chỉ mới lớp 9 nhưng Hữu Thỉnh hiện là chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam – Nhờ có quá trình Trưởng ban Chăn nuôi, Tạp Chí Thú Y nên được “tín nhiệm” đắc cử CT/Hội nhà văn 3 nhiệm kỳ liên tiếp!? (Wikipedia)
Được biết “thi xu hào” Hữu Thỉnh sinh ngày 15/2/1942 thuộc gia đình bần cố nông, 10 tuổi phải đi phu kím sống làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp, 1954 hòa bình lập lại năm 12 tuổi ông mới được đến trường học.
Năm 1963 ông tốt nghiệp phổ thông (lớp 9) nhập ngũ, trở thành người lính thuộc Trung đoàn 202. Từ đây Hữu Thỉnh đã tham gia một số hoạt động như chăn bò, làm cán bộ tiểu đội, (!?) viết báo và làm cán bộ tuyên huấn.
Sau 1975, Hữu Thỉnh học Sơ cấp Thú y vào năm 1982, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ cán bộ biên tập, Trưởng ban Chăn nuôi, của Tạp Chí Thú Y… hội viên cao cấp Hội Nhà văn CHXHCN/VN từ năm 1976. Chỉ mới lớp 9 nhưng Hữu Thỉnh hiện là chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam – Nhờ có quá trình Trưởng ban Chăn nuôi, Tạp Chí Thú Y nên được “tín nhiệm” đắc cử CT/Hội nhà văn 3 nhiệm kỳ liên tiếp!? (Wikipedia)
Trong văn hóa Việt, lịch sử Kinh Đô Thăng Long xưa Hà Nội cho thấy “kẻ
sĩ Bắc Hà” (sĩ phu trí thức Bắc Hà) là những hạt ngọc trai với hào quang
khí phách truyền thống qua tư cách các đại sĩ phu: Nguyễn Công Trứ -
Chu Văn An - Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Thiếp- Ngô Thì Nhậm - Phan Huy
Ích... và gần hơn là Hoàng Xuân Hãn, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường,
Nguyễn Khắc Viện, Trần Độ, Vi Đức Hồi... Nhân cách “kẻ sĩ Bắc Hà” trong
họ luôn gạt qua một bên nợ áo cơm trói buộc, chấp nhận sống cảnh thanh
bần nhưng coi trời bằng vung luôn giữ gìn nhân cách độc đáo của kẻ sĩ
không “mang thân về với triều đình, vào luồn ra cúi tội tình tấm thân”
Mọi cuộc hội thảo chính trị đều được nhà nước “đảng ta” tài trợ chi trả
bằng kinh phí như hội thảo này. Nhưng nhiều lắm thì mỗi quan chức có bài
viết và đọc tham luận cũng chỉ năm ba triệu, số tiền chẵng bõ bèn gì
để phải bán rẻ nhân cách ngợi ca một “thi xu hào” vong bản tôn thờ 2
“đảo phủ” gớm giếc (Mao và Stalin) mà nhân loại hiên nay nguyền rủa.
Ai cuối đời cũng chỉ mình không về với đất, ngày nay hiệu quả còn hơn
cả bia miệng, không gian lưu trữ mạng điện tử, USB, CD sẽ là chứng nhân
của bất cứ ai bán rẽ truyền thống suy đồi đạo lý, nhục mạ tinh thần kẻ
sĩ.
Loài vật khi ăn cũng biết lựa cái gì ăn được. Chỉ có loài bọ hung hay vi
khuẩn trong môi trường yếm khí tối tăm sinh ra để tiêu hóa chất thải
thì chúng mới ăn mà không phân biệt sạch hay bẩn.
* Chú Thích:
(1): http://www.vietnamplus.vn/khang-dinh-vai-tro-cua-nha-tho-to-huu-trong-van-hoa-dan-toc/349800.vnp
No comments:
Post a Comment