Theo RFA-2015-06-24
Chưa năm nào giống như năm nay, người Hà Nội phải liên tục chứng kiến hàng loạt tại ương về môi sinh do con người và thiên nhiên gây ra. Trong đó, những tai ương môi sinh do con người chiếm phần lớn, những tai ương do thiên nhiên gây ra vốn không đáng kể nhưng do sự cẩu thả, vô tâm của con người lại hóa thành trầm trọng. Chuyện cây xanh trong thành phố bị chặt hạ, mùi nhựa cây vẫn còn phảng phất đâu đó thì liền sau đó, sấm sét một lần nữa làm điếng hồn người dân Hà Nội.
Vết thương 6,700 cây xanh chưa khô
Câu chuyện hàng loạt cây xanh Hà Nội bị chặt phá vô tội vạ, ban đầu lý do đưa ra để chặt là để làm đường tàu cao tốc nhưng sau đó người có trách nhiệm trong công trình đường tàu cao tốc nói rằng họ chưa bao giờ yêu cầu chặt cây xanh cho dự án này, người dân bức xúc, tuần hành phản đối. Nhưng sau đó người ta vẫn tiếp tục chặt hạ, chém cây xanh cho chảy máu, suy yếu để tiếp tục chặt… vẫn chưa kịp lành vết thương trong tâm hồn người Hà Nội.
Ông Thi, cư dân lâu năm ở phố Hàng Buồm, Hà Nội, buồn bã chia sẻ: “Những cây đổ gãy trong đợt giông lốc vừa rồi là cây mới trồng và một số cây bị cưa rễ. Những cây lâu năm không hề hấn gì, cây xà cừ lâu năm không bị đổ gãy nếu không bị cưa rễ. Thì người ta làm đường cống ngầm, làm các đường cáp quang, cứ đào lên, gặp rễ cây thì chặt phăng, cuối cùng, cây chỉ còn rễ cọc. Mà cây không có rễ bám chung quanh thì làm sao trụ nổi khi có gió. Hơn nữa số cây mới trồng cũng không an toàn, cứ để nguyên bầu nilon, vải như vậy trồng bằng thuốc, cây không phát triển rễ, khi gặp mưa gió là đổ…”.
Theo ông Thi, để trồng một cây xanh, người ta tốn nhiều thế hệ, nhưng để chặt phá một cây xanh, người ta chỉ tốn chưa đầy vài giờ đồng hồ. Hàng loạt cây xanh bị chặt phá trong vòng chưa đầy nửa tháng là bằng chứng của những sách lược và nếp nghĩ thiển cận. Dù đứng trên góc độ nào để phán xét, điều đó cũng mang đậm dấu ấn tội lỗi. Không những tội lỗi với người dân mà tội lỗi với môi trường, với sự sống của địa cầu xanh này.
Và cho đến thời điểm này, mọi sự trắng đen cũng đã rõ, mặc dù nhân dân phản đối bằng nhiều cách, các nghệ sĩ cũng vào cuộc, làm những video art hoặc làm những cuộc trình diễn nghệ thuật performance để thể hiện thái độ phản đối chặt cây xanh cũng như kêu gọi bảo bảo vệ cây xanh, bảo vệ lá phổi thành phố, bảo vệ lá phổi hành tinh xanh… Nhưng mọi chuyện đâu cũng vào đấy, người chặt cây vẫn ngang nhiên chặt cây. Chẳng có gì thay đổi!
Điều này cho thấy người ta không coi trọng tiếng nói của người dân, không coi trọng giá trị sinh tồn lâu dài của môi trường chung quanh bằng những lợi nhuận trước mắt. Và đáng sợ hơn là khi tái thiết hệ thống cây xanh đã bị chặt phá, người ta lại trồng vào ngay vị trí những gốc cây xà cừ những cây không có giá trị, thậm chí có loài cây chuyên sinh ra sâu bọ như cây mỡ. Sau đó người ta lại nói dối đó là cây vàng tâm.
Theo ông Thi, việc nói dối từ cây mỡ sang cây vàng tâm, khi bị dân phát giác, các nhà khoa học lên tiếng thì họ lại lấp liếm đó là sự nhầm lẫn giữa cây mỡ và cây mỡ vàng tâm với cây vàng tâm một lần nữa cho thấy sự thiếu trách nhiệm, thiếu cả lương tri của những người đang nắm giữ trách nhiệm.
Và cũng theo ông Thi, chuyện cây xanh ở Hà Nội bị chặt phá vô hình trung đã dẫn tới một hệ quả khó mà lường trước, hầu như người dân đã hoàn toàn mất hết cảm giác tin tưởng vào nhà cầm quyền. Bởi nếu như trước đây, vấn đề tin hay không tin nhà cầm quyền chỉ tùy thuộc vào tầm kiến văn của một nhóm người nào đó có hiểu biết vào dân chủ thì hiện tại, chính những sinh mệnh cây xanh bị ngã xuống, vô tình làm lộ ra một Thiên An Môn khác của thế giới thực vật giữa Ba Đình, Hà Nội. Và điều này mang lại thất vọng cho người dân một cách nặng nề, giống như một vết thương của niềm tin còn sót lại.
Và cơn giông tố chiều 13 tháng 6
Ông Thanh, một cư dân Hà Nội khác, hiện sống tại quận Hoàn Kiếm, chia sẻ: “Nguyên nhân là do con người cả, do sự qui hoạch thiếu tổng thể hay nói cách khác là thiếu những cái đầu thông minh trong qui hoạch. Ông nào được miếng đất thì tha hồ xây cao tầng, có những con đường gió thông thốc vì nhà cao tầng. Khi có giông tố, gió bão, xác suất nguy hiểm sẽ cao hơn nhiều bởi sự thay đổi đột ngột về địa hình, khí động học và áp suất không khí… Tất cả đều do thiếu sự thông minh, không tính toán dài hạn và tham lam mà ra…”..
Theo ông Thanh, suốt cuộc đời dài gần sáu mươi năm, sống qua chiến tranh và từng vào sinh ra tử nơi chiến trường miền Nam khói lửa cho đến nay, lần đầu tiên trong đời ông cảm nhận được sự thịnh nộ của thiên nhiên. Đối với ông, mà có lẽ không riêng gì ông, đối với cư dân Hà Nội, trận sấm sét chiều ngày 13 tháng 6 năm 2015 là một trận sấm sét kinh hoàng nhất trong lịch sử.
Chuyện hàng loạt mái tôn bị giật bay tung tóe, những căn nhà bị sét đánh nứt toác hay những hàng cây bị đánh bật gốc không phải là chuyện trong phim ảnh mà là chuyện có thật ở Hà Nội, ở một nơi vốn yên bình, thiên nhiên an hòa, như thuận, môi trường vốn thân thiện với con người.
Theo ông Thanh, suốt cuộc đời dài gần sáu mươi năm, sống qua chiến tranh và từng vào sinh ra tử nơi chiến trường miền Nam khói lửa cho đến nay, lần đầu tiên trong đời ông cảm nhận được sự thịnh nộ của thiên nhiên. Đối với ông, mà có lẽ không riêng gì ông, đối với cư dân Hà Nội, trận sấm sét chiều ngày 13 tháng 6 năm 2015 là một trận sấm sét kinh hoàng nhất trong lịch sử.
Chuyện hàng loạt mái tôn bị giật bay tung tóe, những căn nhà bị sét đánh nứt toác hay những hàng cây bị đánh bật gốc không phải là chuyện trong phim ảnh mà là chuyện có thật ở Hà Nội, ở một nơi vốn yên bình, thiên nhiên an hòa, như thuận, môi trường vốn thân thiện với con người.
Và đây cũng là lúc hàng ngàn cây xanh mới trồng thay thế hàng cây bị chặt phá đã bật gốc sau vài giờ đồng hồ. Khi bị bật gốc, cây đã hiện ra nguyên hình bồn cây bằng vải dầu, bao nilon chưa hề được phá bỏ trước khi trồng và rễ cây đang bị thối, bốc mùi…
Theo ông, đương nhiên là chuyện tai họa do tạo hóa mang đến thì không ai có thể lường trước được. Nhưng hậu quả của thiên tai có nặng hay nhẹ lại tùy thuộc vào thái độ sống của con người. Trận giông tố, sấm sét chiều 13 tháng 6 làm lộ rõ một gương mặt khác của Hà Nội, nhếch nhác, nhặng xị và cơ hội.
Theo ông, đương nhiên là chuyện tai họa do tạo hóa mang đến thì không ai có thể lường trước được. Nhưng hậu quả của thiên tai có nặng hay nhẹ lại tùy thuộc vào thái độ sống của con người. Trận giông tố, sấm sét chiều 13 tháng 6 làm lộ rõ một gương mặt khác của Hà Nội, nhếch nhác, nhặng xị và cơ hội.
Hàng loạt công trình xây dựng lộ rõ sự yếu ớt bởi do xây dựng bị rút ruột nặng nề, hệ thống điện chằng chịt, thiếu khoa học, không có cột thu lôi cũng là nguyên nhân dẫn đến những cơn sấm sét nặng nề bởi thiếu sự trung hòa điện trường giữa môi trường thiên nhiên và công trình do con người xây dựng. Một khi các công trình này thiếu cột thu lôi, mỗi nhóm công trình sẽ trở thành điểm hứng sét và tạo ra sự rối loạn trong điện trường tự nhiên, sấm sét sẽ bị kích hoạt tăng cường.
Đặc biệt, cây xanh có đường dây điện nằm lẫn bên dưới cũng như cây xanh mới trồng nằm chỏng chơ, không có lá sẽ là những cây cột thu lôi và kích hoạt điện năng hiệu quả nhất, làm tăng cường độ điện trường tự nhiên. Nếu như cây xanh có lá, chính lá cây sẽ tạo ra một hàng rào chắn điện trường hiệu quả cho các công trình xây dựng. Nhưng rất tiếc, cây xanh đã bị chặt đi rất nhiều và môi trường đả bị mất cân bằng nên dẫn đến hậu quả như đã thấy.
Với kinh nghiệm nhiều năm dạy học và nghiên cứu môn vật lý ở trường trung học phổ thông, ông Thanh cho rằng rồi đây Hà Nội sẽ còn trả giá rất nặng cho việc tàn phá môi trường tự nhiên cũng như xây dựng cẩu thả, thiếu một qui hoạch, thiết kế có khoa học.
Ông Thanh đưa ra kết luận: Hơn bao giờ hết, cần có một môi trường ổn định từ cỏ cây cho đến con người, và đặc biệt là môi trường văn hóa nhằm đảm bảo độ bền vững của thành phố có cả ngàn năm tuổi nhưng lại rất non nớt trong việc trưởng thành như Hà Nội.
Ông Thanh đưa ra kết luận: Hơn bao giờ hết, cần có một môi trường ổn định từ cỏ cây cho đến con người, và đặc biệt là môi trường văn hóa nhằm đảm bảo độ bền vững của thành phố có cả ngàn năm tuổi nhưng lại rất non nớt trong việc trưởng thành như Hà Nội.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
No comments:
Post a Comment