Saturday, March 21, 2015

Sự thật thì gỗ từ cây xanh bị chặt hạ sẽ đi về đâu?

Với giá thị trường hiện nay, mỗi cây xà cừ cổ thụ đó trị giá từ vài chục triệu tới cả trăm triệu đồng (dân buôn gỗ mua cả những cành bằng bắp chân, thậm chí bằng bắp tay để làm đồ mộc). Và số tiền từ việc bán gỗ thôi cũng là con số tiền tỷ.

Vậy, số tài sản này được quản lý ra sao? Đây là câu hỏi được người dân và dư luận quan tâm.
Hàng ngàn cây như thế này đã bị chặt
Hàng ngàn cây như thế này đã bị chặt
Ông Phan Đăng Long – Phó Ban tuyên giáo thành ủy khẳng định: Theo quy định, toàn bộ số cây xanh này thuộc tài sản của Nhà nước, được quản lý lý lịch và đánh số theo dõi. Việc chặt hạ cây xanh như vậy phải có giấy phép, phải có biên bản và việc số lượng gỗ đó được sử dụng ra sao phải công khai đấu thầu, tiền đấu thầu này sẽ được xung công quỹ theo quy định.
chat-ha-cay-xanh-co-thu-hinh-anh-3sttq_k_2kg9o8mllfd1b
Còn ông Trần Trọng Hiếu, Trưởng phòng Quản lý Hạ tầng kỹ thuật môi trường và công trình ngầm Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định: Về số lượng gỗ, củi thu hồi sau khi chặt hạ đều được kiểm kê, kiểm đếm, đo khối lượng, lập biên bản thu hồi đưa về kho. Sau đó, toàn bộ số gỗ, củi này được sở Tài chính thẩm định, định giá sau đó Sở Tài chính mới tổ chức đấu giá. Số tiền có được từ việc đấu giá, bán gỗ, củi này sẽ được khấu trừ tiền nhân công, chi phí sẽ bổ sung ngân sách…
Tuy nhiên, tính đến ngày 9.3 vừa qua, tức là đã gần nửa năm trôi qua, kể từ khi Sở Xây Dựng Hà Nội cho chặt hạ số xà cừ cổ thụ trên đường Nguyễn Trãi, tại buổi giao ban báo chí do Thành ủy Hà Nội tổ chức, đơn vị này vẫn chưa đưa ra được những con số thống kê, biên bản kiểm kê, hạch toán chi phí, số tiền bán gỗ, củi này…
Lý giải về việc chưa có và biện minh cho việc chậm chễ có trả lời bằng văn bản như ông đã hữa, ông Hiếu nói: “Bên công ty họ bận nên chưa kiểm kê và làm xong báo cáo được”?
Như vậy, cho đến giờ phút này, số phận những khối gỗ quý giá ấy đi về đâu không ai biết ngoại trừ những người trong cuộc.

No comments:

Post a Comment