Số người sử dụng internet và mạng xã hội ngày càng tăng tại Việt Nam.
Lãnh đạo Bộ Thông tin Truyền thông nói Việt nói cần đạo tạo đội ngũ có nghiệp vụ tốt để đấu tranh trực diện trên mạng.
Thứ trưởng Trương Minh Tuấn, Bộ Thông tin và Truyền thông, được báo điện tử của bộ này dẫn lời đề cập tới hiện trạng “xuất hiện nhiều blog cá nhân đưa thông tinxuyên tạc, bịa đặt về Đảng và Nhà nước, bôi nhọ các cá nhân các cấp, gây chia rẽ giữa Đảng và nhân dân."
“Những thông tin xấu độc hại đó nếu chúng ta không kịp thời ngăn chặn, giải quyết thì sẽ tác động rất lớn đến tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của nhân dân, gây tâm lý hoài nghi trong xã hội", ông Tuấn nói.
Ông Tuấn dẫn chiếu tới hai blog Quan làm báo và Dân làm báo nhưng không nói tới trang Chân Dung Quyền Lực, trang gây nhiều tranh cãi nhưng dường như ngưng cập nhật từ cuối tháng trước.
Thứ trưởng Tuấn cũng đề cập tới nhu cầu “tăng cường đào tạo cán bộ, phóng viên, biên tập viên nâng cao nghiệp vụ.”
“Cần phải có những phóng viên giỏi trực diện đấu tranh trên mạng. Đấu tranh trực diện trên mạng là hoạt động cần phải đẩy mạnh trong thời gian tới,” ông Tuấn nói.
Ông Tuấn cũng khẳng định điều ông gọi là nhà chức trách Việt Nam không chặn mạng xã hội.
“Chúng ta không có chủ trương ngăn chặn mạng xã hội phát triển, tuy nhiên, ngoài các biện pháp kỹ thuật đối với các blog, mạng xã hội có thông tin xấu, độc hại, thì cũng đã khuyến cáo các cơ quan báo chí tăng cường thông tin chính thống trên các phương tiện thông tin đại chúng để đấu tranh lại với các luận điệu xuyên tạc.”
Hồi đầu tháng này ông Tuấn nói nhà chức trách Việt Nam sẽ có 'biện pháp toàn diện' để ngăn chặn thông tin xấu, độc hại' trên mạng xã hội.
Trên mạng xuất hiện nhiều trang mang tên giới lãnh đạo Việt Nam nhưng không có tên miền xuất xứ từ Việt Nam.
Hồi cuối năm ngoái một phó thủ tướng Việt Nam nói cần chú trọng đấu tranh chống lại những thông tin không đúng sự thật, bất lợi, gây chia rẽ, nhụt chí.
Dẫn chiếu tới nhiệm vụ "triển khai công tác năm 2015 theo đó văn kiện Đại hội Đảng “luôn là dấu mốc quan trọng”, ông Vũ Đức Đam nói “Càng gần đến các sự kiện lớn cần chú trọng đấu tranh chống lại những thông tin không đúng sự thật, bất lợi, gây chia rẽ, nhụt chí.
“Nhưng điều quan trọng nhất là cùng với đấu tranh chúng ta phải làm sao tích cực trong việc chủ động cung cấp thông tin, thông tin đúng, thông tin chuẩn.
“Một khi thông tin tốt đến kịp thời thì những thông tin xấu, thông tin bất lợi nó sẽ tự bị đẩy lùi”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói thêm.
Hồi đầu năm nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng "mạng xã hội đã trở thành nhu cầu thiết yếu và không thể ngăn cấm".
Nói tại Hội nghị tổng kết công tác 2014 và triển khai nhiệm vụ 2015 của Văn phòng Chính phủ hôm 15/1, ông Dũng thừa nhận: "Các đồng chí ngồi đây đều tham gia mạng xã hội, có điện thoại để lên Facebook xem thông tin. Vậy làm sao để thông tin đó đúng đắn, chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí."
Đây là lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ có phát biểu công nhận vai trò của các mạng xã hội, mà những năm gần đây đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam.
Khác với Trung Quốc, nơi các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter bị chặn tường lửa, người sử dụng mạng xã hội không gặp vấn đề khi truy cập các trang này từ Việt Nam.
Tuy nhiên cư dân mạng cho hay một số trang tin tức bằng tiếng Việt ở nước ngoài trong đó có trang bbcvietnamese.com bị chặn tại Việt Nam.
No comments:
Post a Comment