Saturday, December 20, 2014

Học giả Mỹ: Trung Quốc tham vọng triển khai quân đội toàn cầu

 Phương Thanh - Thứ Bảy, ngày 20/12/2014 - 12:04
(PLO) - Theo một bài bình luận đăng trên tạp chí The National Interest, Trung Quốc sớm muộn rồi cũng sẽ cụ thể hóa tham vọng triển khai lực lượng quân đội của mình sang các vùng lãnh thổ khác trên thế giới. 
Tham vọng bảo vệ “lợi ích toàn cầu”
Năm ngoái, Bắc Kinh đưa sách trắng quốc phòng, tuyên bố này đã nêu rõ về nhu cầu bảo vệ những lợi ích bên ngoài lãnh thổ của Trung Quốc. Trong bài viết ngày 18-12 của Giáo sư Oriana Skylar Mastro ( Đại học Georgetow- Mỹ), có ba nguyên do chính khiến Trung Quốc muốn mở rộng lực lượng phạm vi phủ sóng quân đội toàn cầu.
Thứ nhất là động cơ về kinh tế. Hiện tại có khoảng 20,000 công ty Trung Quốc hiện diện trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài đạt 60 tỉ USD trên toàn cầu.
Bất kì hoạt động chống Trung hay bất ổn chính trị trên các quốc gia và vùng lãnh thổ này sẽ gây thiệt hại đáng kể đến lợi ích kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là lĩnh vực năng lượng và bất động sản – hai lĩnh vực có vốn đầu tư lớn từ Trung Quốc. 
 Trung Quốc muốn triển khai quân đội bảo vệ lợi ích tại các khu vực bên ngoài lãnh thổ quốc gia (Ảnh minh họa)
 Thứ hai, dân Trung Quốc di chuyển ra nước ngoài đang gia tăng. Rất nhiều người di cư đến những nước không ổn định về mặt chính trị vì lợi ích kinh tế, chẳng hạn như Châu Phi. Từ 5/2013 -5/2014, dân số Trung Quốc có cổng cộng 98 triệu lượt đi nước ngoài. Ước tính đến năm 2020, con số sẽ tăng đến 150 triệu. 
Do đó Trung Quốc phải có khả năng nhanh chóng di dời công dân của mình tại các quốc gia, khu vực có nguy cơ bất ổn chính trị đến nơi an toàn. Những sự cố trong quá khứ buộc Trung Quốc phải sơ tán hàng loạt công dân ở Ethiopia, Cameroon, Ai Cập, Libya, Nhật Bản. 
Gần đây nhất, Trung Quốc đã sơ tán khoảng một ngàn người dân Trung Quốc ở Iraq do các mối đe dọa ngày càng tăng của các nhóm thánh chiến Hồi giáo Nhà nước.
Nguyên nhân thứ ba là tham vọng lãnh đạo và tạo dựng sức ảnh hưởng trên trường quốc tế của Trung Quốc. Điều này trùng khớp với áp lực gia tăng từ cộng đồng quốc tế đối với Trung Quốc đòi họ đảm nhận nhiều hơn các trách nhiệm toàn cầu như các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa. 
Trung Quốc đã từng gửi hơn 22,000 nhân viên gìn giữ hòa bình để tham gia vào 23 nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc, liên tục tăng ngân sách gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc của mình.
Vấn đề còn lại là thời gian
Khả năng triển khai quân đội ra nước ngoài của PLA sẽ gặp phải những trở ngại về công nghệ, chính trị và về mặt tư tưởng. Đây cũng là lý do khiến Trung Quốc hiện tại còn hạn chế việc triển khai quân đội ra nước ngoài.Hoạt động quân sự bên ngoài biên giới đáng chú ý nhất của Trung Quốc chỉ mới có chiến dịch hợp tác chống cướp biển ở Vịnh Eden, phía Đông Châu Phi.

 Hiện chỉ có Mỹ là quốc gia có khả năng điều động quân đội chủ lực hoạt động trên phạm vi toàn cầu (Ảnh minh họa)
 Cũng theo bà Mastro, hiện tại Trung Quốc không có căn cứ quân sự ở nước ngoài, không có khả năng hậu cần tầm xa và chỉ phủ sóng vệ tinh thô sơ. Hiện tại, Mỹ là quốc gia duy nhất có khả năng huy động quân đội đến các nước ở nửa kia bán cầu.
Tuy nhiên, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ có những trang bị trên vào cuối thập niên này. Tốc độ hiện đại hóa quân đội quá nhanh của Trung Quốc đang gây ra nhiều lo ngại. Cuối những năm 1990, ít ai ngờ rằng Trung Quốc sẽ đủ sức sở hữu tàu sân bay hay tham gia vào các nhiệm vụ giữ gìn hòa bình toàn cầu như ngày nay. Tất cả chì còn là vấn đề thời gian.

Phương Thanh

No comments:

Post a Comment