Thay vì triển khai sức mạnh quân đội để cưỡng chiếm những vùng biển, đảo ở Biển Đông, Trung Quốc đang chuyển hướng sử dụng các giàn khoan dầu và bản đồ dối trá để dần dần thay đổi nhận thức về Biển Đông của thế giới.
Trong bài viết: "China's South China Sea Strategy: Win the Perception" đăng trên tạp chí The National Interest, nhà phân tích Robert D. Kaplan thuộc Viện Chính sách Trung Quốc tại Đại học Nottingham nhận định trong khi Mỹ đang phải đau đầu tìm cách đối phó với lực lượng phiến quân ISIS ở Iraq, Trung Quốc lại tìm cách áp dụng một chiến lược mới để đưa ra những yêu sách trên Biển Đông.
Để hiện thực hóa tham vọng độc chiếm vùng biển mà ông Kaplan gọi là "Lòng chảo châu Á", Trung Quốc đã chọn cách không sử dụng lực lượng quân sự hay công khai tuyên bố chủ quyền, mà sử dụng các giàn khoan và bản đồ.
Tấm bản đồ vô lý "đường mười đoạn" được Trung Quốc mới công bố, chiếm gần hết Biển Đông. |
Ông Kaplan nhận định việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển thuộc Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý và gần quần đảo Hoàng Sa cũng như đưa hàng loạt giàn khoan khác vào Biển Đông trong những tháng gần đây, đã buộc các nước châu Á phải cảnh giác.
Thậm chí, hôm 25/6, Trung Quốc đã ngang ngược công bố một tấm bản đồ khổ dọc mới, nuốt chửng gần như toàn bộ vùng Biển Đông bằng “đường mười đoạn” thay vì “đường chín đoạn” như trước đây.
Bất chấp việc đây là một hành vi hết sức vô lý, các phương tiện truyền thông Trung Quốc vẫn cho rằng bản đồ mới sẽ thể hiện rõ hơn các tuyên bố lãnh thổ của nước này.
Tân Hoa Xã còn cho đăng tải nhiều hình ảnh về tấm bản đồ mới do Nhà xuất bản Bản đồ Hồ Nam phát hành với chú thích ngang nhiên cho rằng “các đảo trong Biển Đông có cùng tỷ lệ với đại lục và được thể hiện rõ hơn so với các bản đồ truyền thống”.
Thậm chí, trong tấm bản đồ mới, Trung Quốc đã thay “đường chín đoạn” bằng “đường mười đoạn” và "nuốt" gần trọn Biển Đông nằm sát với bờ biển của Việt Nam, Malaysia, Brunei và các đảo Palawan và Luzon của Philippines.
Trước đó, Bắc Kinh cũng đã nhiều lần sử dụng các tấm bản đồ tự vẽ để khẳng định chủ quyền trên các vùng biển tranh chấp và việc Trung Quốc tiếp tục in bản đồ "đường mười đoạn" đã cho thấy âm mưu thâm độc của quốc gia này.
Với Trung Quốc, việc công bố tấm bản đồ "đường mười đoạn" không chỉ nhằm mục đích thay đổi dần hiện trạng đất liền và trên biển mà còn thay đổi nhận thức của người dân trong nước và cộng đồng quốc tế về các tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
Việc đưa giàn khoan dầu vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia khác, điều động các tàu không thuộc lực lượng hải quân tới hiện diện thường xuyên trên các vùng biển đang xảy ra tranh chấp, đưa ra các quy định liên quan đến việc đánh bắt cá tại những vùng biển này và phát hành các tấm bản đồ là những minh chứng rõ nhất cho chiến lược "Nói một đằng, làm một nẻo" của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng nhận ra rằng việc ngang nhiên chiếm đoạt các khu vực tranh chấp có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh. Do đó, Bắc Kinh đang cố gắng chiếm phần thắng trong những lĩnh vực ít khơi mào xung đột nhất như bản đồ, giàn khoan dầu, điều động các tàu thuyền không thuộc lực lượng hải quân tới vùng biển của quốc gia khác và đưa ra các quy định cho "trò chơi nhận thức".
Các nước châu Á và Mỹ phải làm gì?
Đối với các quốc gia ASEAN, thách thức từ “đường chín đoạn” của Trung Quốc chưa hết thì quốc gia này đã đưa ra tuyên bố về “đường mười đoạn”. Do đó, theo chuyên gia Kaplan, các quốc gia cần tỏ rõ sự phản đối bằng mọi cách.
Một trong những chiến lược đáp trả được đánh giá khả thi đang được Philippines áp dụng là "chiến tranh pháp lý". Philippines đã trình đơn kiện lên Tòa Trọng tài Thường trực để đưa luật pháp quốc tế và các yêu cầu pháp ra đối phó với Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh không chịu nhượng bộ, họ sẽ bị "mất mặt".
Đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam đã thể hiện rõ âm mưu bành trướng trên Biển Đông của Trung Quốc. |
Tuy nhiên, ông Kaplan nhấn mạnh chiến lược đối phó với Trung Quốc cần được đẩy lên ở một cấp độ mới. Theo đó, tất cả các quốc gia ASEAN đang có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông cần hợp tác đệ đơn kiện tập thể lên tòa án quốc tế và sát cánh bên nhau phản đối tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông của Bắc Kinh.
Đây sẽ là vụ kiện lớn nhất mọi thời đại và cách duy nhất để các quốc gia ASEAN đẩy lùi mưu đồ của Trung Quốc. Bởi chiến tranh pháp lý là cách thức tốt nhất để ASEAN đối phó với Trung Quốc.
Đối với Washington, thách thức đến từ Trung Quốc là quá rõ ràng: Bắc Kinh đang tìm cách thay đổi hiện trạng trên Biển Đông thông qua việc xuất bản bản đồ.
Mặc dù, không liên quan tới việc tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, song Mỹ lại thu được lợi nhuận lớn từ vùng biển chiến lược này. Nếu Trung Quốc thực hiện được tham vọng chiếm 90% diện tích Biển Đông, hoạt động tự do thương mại hàng hải tại khu vực "Lòng chảo châu Á" trị giá 5 ngàn tỷ USD sẽ bị đe dọa và ảnh hưởng tới nền kinh tế của mọi quốc gia giao thương qua đây.
Ngoài ra, nếu Bắc Kinh thay đổi được quan niệm xưa nay rằng đại dương không phải là lãnh thổ của bất cứ quốc gia nào mà là nơi các nước cùng chia sẻ lợi ích chung, họ sẽ tạo ra một tiền lệ vô cùng nguy hiểm.
Ai dám đảm bảo rằng Bắc Kinh sẽ không tạo ra một tiền lệ tương tự tại các khu vực khác như biển Hoa Đông. Thậm chí, các quốc gia khác trên thế giới cũng sẽ học theo hình mẫu của Trung Quốc để thu về lợi ích cho mình.
Nhà phân tích Kaphan nhận định tất cả các quốc gia trân trọng giá trị chung toàn cầu đang đứng trước thách thức mới từ tham vọng xâm chiếm lãnh thổ của Trung Quốc. Không thể để một tấm bản đồ hay bất cứ thứ gì có thể làm thay đổi hiện trạng trong khu vực mới là điều quan trọng.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.
Thay vì triển khai sức mạnh quân đội để cưỡng chiếm những vùng biển, đảo ở Biển Đông, Trung Quốc đang chuyển hướng sử dụng các giàn khoan dầu và bản đồ dối trá để dần dần thay đổi nhận thức về Biển Đông của thế giới.
Trong bài viết: "China's South China Sea Strategy: Win the Perception" đăng trên tạp chí The National Interest, nhà phân tích Robert D. Kaplan thuộc Viện Chính sách Trung Quốc tại Đại học Nottingham nhận định trong khi Mỹ đang phải đau đầu tìm cách đối phó với lực lượng phiến quân ISIS ở Iraq, Trung Quốc lại tìm cách áp dụng một chiến lược mới để đưa ra những yêu sách trên Biển Đông.
Để hiện thực hóa tham vọng độc chiếm vùng biển mà ông Kaplan gọi là "Lòng chảo châu Á", Trung Quốc đã chọn cách không sử dụng lực lượng quân sự hay công khai tuyên bố chủ quyền, mà sử dụng các giàn khoan và bản đồ.
Tấm bản đồ vô lý "đường mười đoạn" được Trung Quốc mới công bố, chiếm gần hết Biển Đông. |
Ông Kaplan nhận định việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển thuộc Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý và gần quần đảo Hoàng Sa cũng như đưa hàng loạt giàn khoan khác vào Biển Đông trong những tháng gần đây, đã buộc các nước châu Á phải cảnh giác.
Thậm chí, hôm 25/6, Trung Quốc đã ngang ngược công bố một tấm bản đồ khổ dọc mới, nuốt chửng gần như toàn bộ vùng Biển Đông bằng “đường mười đoạn” thay vì “đường chín đoạn” như trước đây.
Bất chấp việc đây là một hành vi hết sức vô lý, các phương tiện truyền thông Trung Quốc vẫn cho rằng bản đồ mới sẽ thể hiện rõ hơn các tuyên bố lãnh thổ của nước này.
Tân Hoa Xã còn cho đăng tải nhiều hình ảnh về tấm bản đồ mới do Nhà xuất bản Bản đồ Hồ Nam phát hành với chú thích ngang nhiên cho rằng “các đảo trong Biển Đông có cùng tỷ lệ với đại lục và được thể hiện rõ hơn so với các bản đồ truyền thống”.
Thậm chí, trong tấm bản đồ mới, Trung Quốc đã thay “đường chín đoạn” bằng “đường mười đoạn” và "nuốt" gần trọn Biển Đông nằm sát với bờ biển của Việt Nam, Malaysia, Brunei và các đảo Palawan và Luzon của Philippines.
Trước đó, Bắc Kinh cũng đã nhiều lần sử dụng các tấm bản đồ tự vẽ để khẳng định chủ quyền trên các vùng biển tranh chấp và việc Trung Quốc tiếp tục in bản đồ "đường mười đoạn" đã cho thấy âm mưu thâm độc của quốc gia này.
Với Trung Quốc, việc công bố tấm bản đồ "đường mười đoạn" không chỉ nhằm mục đích thay đổi dần hiện trạng đất liền và trên biển mà còn thay đổi nhận thức của người dân trong nước và cộng đồng quốc tế về các tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
Việc đưa giàn khoan dầu vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia khác, điều động các tàu không thuộc lực lượng hải quân tới hiện diện thường xuyên trên các vùng biển đang xảy ra tranh chấp, đưa ra các quy định liên quan đến việc đánh bắt cá tại những vùng biển này và phát hành các tấm bản đồ là những minh chứng rõ nhất cho chiến lược "Nói một đằng, làm một nẻo" của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng nhận ra rằng việc ngang nhiên chiếm đoạt các khu vực tranh chấp có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh. Do đó, Bắc Kinh đang cố gắng chiếm phần thắng trong những lĩnh vực ít khơi mào xung đột nhất như bản đồ, giàn khoan dầu, điều động các tàu thuyền không thuộc lực lượng hải quân tới vùng biển của quốc gia khác và đưa ra các quy định cho "trò chơi nhận thức".
Các nước châu Á và Mỹ phải làm gì?
Đối với các quốc gia ASEAN, thách thức từ “đường chín đoạn” của Trung Quốc chưa hết thì quốc gia này đã đưa ra tuyên bố về “đường mười đoạn”. Do đó, theo chuyên gia Kaplan, các quốc gia cần tỏ rõ sự phản đối bằng mọi cách.
Một trong những chiến lược đáp trả được đánh giá khả thi đang được Philippines áp dụng là "chiến tranh pháp lý". Philippines đã trình đơn kiện lên Tòa Trọng tài Thường trực để đưa luật pháp quốc tế và các yêu cầu pháp ra đối phó với Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh không chịu nhượng bộ, họ sẽ bị "mất mặt".
Đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam đã thể hiện rõ âm mưu bành trướng trên Biển Đông của Trung Quốc. |
Tuy nhiên, ông Kaplan nhấn mạnh chiến lược đối phó với Trung Quốc cần được đẩy lên ở một cấp độ mới. Theo đó, tất cả các quốc gia ASEAN đang có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông cần hợp tác đệ đơn kiện tập thể lên tòa án quốc tế và sát cánh bên nhau phản đối tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông của Bắc Kinh.
Đây sẽ là vụ kiện lớn nhất mọi thời đại và cách duy nhất để các quốc gia ASEAN đẩy lùi mưu đồ của Trung Quốc. Bởi chiến tranh pháp lý là cách thức tốt nhất để ASEAN đối phó với Trung Quốc.
Đối với Washington, thách thức đến từ Trung Quốc là quá rõ ràng: Bắc Kinh đang tìm cách thay đổi hiện trạng trên Biển Đông thông qua việc xuất bản bản đồ.
Mặc dù, không liên quan tới việc tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, song Mỹ lại thu được lợi nhuận lớn từ vùng biển chiến lược này. Nếu Trung Quốc thực hiện được tham vọng chiếm 90% diện tích Biển Đông, hoạt động tự do thương mại hàng hải tại khu vực "Lòng chảo châu Á" trị giá 5 ngàn tỷ USD sẽ bị đe dọa và ảnh hưởng tới nền kinh tế của mọi quốc gia giao thương qua đây.
Ngoài ra, nếu Bắc Kinh thay đổi được quan niệm xưa nay rằng đại dương không phải là lãnh thổ của bất cứ quốc gia nào mà là nơi các nước cùng chia sẻ lợi ích chung, họ sẽ tạo ra một tiền lệ vô cùng nguy hiểm.
Ai dám đảm bảo rằng Bắc Kinh sẽ không tạo ra một tiền lệ tương tự tại các khu vực khác như biển Hoa Đông. Thậm chí, các quốc gia khác trên thế giới cũng sẽ học theo hình mẫu của Trung Quốc để thu về lợi ích cho mình.
Nhà phân tích Kaphan nhận định tất cả các quốc gia trân trọng giá trị chung toàn cầu đang đứng trước thách thức mới từ tham vọng xâm chiếm lãnh thổ của Trung Quốc. Không thể để một tấm bản đồ hay bất cứ thứ gì có thể làm thay đổi hiện trạng trong khu vực mới là điều quan trọng.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.
Thứ Ba, ngày 1/7/2014 - 11:04
Theo MINH THU /Infonet
No comments:
Post a Comment