Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất: những phản ánh tương đối chính xác và cảng đã triển khai khắc phục.
Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất: những phản ánh tương đối chính xác và cảng đã triển khai khắc phục.
Mới đây, trang mạng Sleepinginairports chuyên về đánh giá các sân bay toàn cầu đã xếp hạng Tân Sơn Nhất cùng với Nội Bài vào nhóm 10 sân bay "tệ" nhất Châu Á năm 2014.
Ngay sau khi thông tin xếp hạng được công bố và được Bộ Giao thông Vận tải kiểm tra, nhắc nhở, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã làm gì để cải thiện hình ảnh sân bay?
Tân Sơn Nhất hiện là sân bay lớn nhất nước ta và từng một thời có "tiếng tăm" ở khu vực Đông Nam Á, năng lực phục vụ 20 triệu lượt hành khách/năm. Nhà ga quốc tế mới xây dựng khá khang trang còn nhà ga trong nước đang được sửa chữa, nâng cấp.
Sảnh chờ taxi tại ga
Tiếp nhận đánh giá xếp hạng "tệ" của trang mạng Sleepinginairports cùng kiểm tra, nhắc nhở của Cục Hàng không Việt Nam, ông Đặng Tuấn Tú, Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết, những phản ánh tương đối chính xác và cảng đã triển khai khắc phục.
Trước mắt, giải quyết vấn đề nhà vệ sinh chưa sạch sẽ, thiếu giấy ở nhà ga trong nước, cảng đã yêu cầu bộ phận vệ sinh tăng cường lau dọn, bố trí người trực thường xuyên để thay giấy khi hết. Trong quá trình cải tạo, cảng mở rộng và nâng cao chất lượng khu vệ sinh đạt tiêu chuẩn 5 sao. Sân bay cũng yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh, buôn bán tại các nhà ga niêm yết công khai giá bán.
Còn về sóng wifi truy cập Internet, cảng đã đầu tư nâng cấp với mục tiêu trong tháng 12 tới sẽ hoàn thành để cung cấp dịch vụ miễn phí cho hành khách với tốc độ cao.
Ông Đặng Tuấn Tú, Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết: “Yếu tố rất quan trọng là vấn đề công nghệ, ứng dụng một số công nghệ để giảm áp lực cơ sở hạ tầng. Chúng tôi cũng đang tính toán nâng cao khả năng chuyên môn, tính chuyên nghiệp của nhân viên hàng không của cảng. Làm sao phục vụ chuyên nghiệp hơn, nhanh nhẹn, cũng như thái độ phục vụ hành khách được tốt nhất. Đây là điều rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ”.
Ông Đặng Tuấn Tú cũng nói thêm: Dự án án mở rộng, cải tạo nhà ga trong nước tại sân bay Tân Sơn Nhất đến nay đã thực hiện được trên 80%. Dự kiến giữa tháng 12 tới sẽ hoàn thành. Như vậy, cơ sở hạ tầng của sân bay sẽ khang trang, hiện đại hơn. Tuy nhiên, cảng cũng xác định yếu tố cốt lõi vẫn là con người, thái độ phục vụ tận tình, niềm nở của tất cả nhân viên trong nhà ga. Chính vì vậy, cảng đã tổ chức các lớp tập huấn kĩ năng, văn hóa ứng xử cho nhân viên theo tinh thần “4 xin – 4 luôn”. Đó là: xin chào, xin lỗi, xin phép, xin cảm ơn và luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn thấu hiểu và luôn giúp đỡ... Giờ đây, thái độ phục vụ ở sân bay Tân Sơn Nhất đã có sự thay đổi đáng kể.
Chị Nguyễn Kiều Thoa, hành khách từ Hà Nội cảm thấy khá hài lòng về sự thay đổi này. Chị nói: “Theo tôi, mọi so sánh đều khập khễnh. Nếu so với các nước đang phát triển, tất nhiên là không thể bằng. Nhưng so với nền tảng của chính nó, tôi thấy như vậy là được rồi. Tôi thấy dịch vụ ở đây cũng ổn”.
Sau những nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ tại sân bay, đến nay, ghi nhận tại các khoang làm thủ tục, khu vực kiểm soát an ninh diễn ra khá thông thoáng. Khu vực đón taxi không còn cảnh chen lấn, ùn tắc do có hai trạm đưa, đón taxi riêng biệt. Nhiều hành khách khi trở lại sân bay phần nào thấy được sự thay đổi trong phong cách phục vụ khẩn trương, niềm nở của nhân viên.
Bà Nguyễn Thị Đức, ở quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh nói: “Trước đây, sân bay hơi nhếch nhác một chút, nhất là về vệ sinh. Nhưng bây giờ tôi thấy thoáng và sạch sẽ. Cách phục vụ của nhân viên ở đây tốt, tận tình. Chỉ có đồ ăn thức uống ở đây đắt hơn ở ngoài”.
Tiến tới dịch vụ hàng không chất lượng, bên cạnh vấn đề vệ sinh, tiếng ồn, thái độ phục vụ của nhân viên,…nhiều hành khách cho rằng: sân bay nên cung cấp nhiều hơn những dịch vụ tiện ích, như: nước uống, báo, tạp chí hay hệ thống wifi chất lượng,...
Hành khách Lê Văn Hạnh, ở Thanh Hóa mong muốn: “Các lực lượng làm ở sân bay phải có một hệ thống quy củ, chặt trẽ hơn. Họ cần phải đổi mới nhiều hơn nữa, để đáp ứng nhiều hơn nhu cầu và văn minh của nước Việt Nam chúng ta. Để phục vụ cho người dân trong nước và quốc tế, tránh tình trạng sô bồ”.
Ngành hàng không và sân bay Tân Sơn Nhất đã vào cuộc nhằm khắc phục hình ảnh xấu trong hành khách. Thế nhưng cũng phải thẳng thắn nói rằng để việc này thành công cũng cần sự hưởng ứng xây dựng văn minh hàng không của chính hành khách như: biết kiên nhẫn xếp hàng, không xả rác ra nhà ga, có ý thức giữ gìn khi sử dụng nhà vệ sinh... Việc tưởng đơn giản nhưng không phải lúc nào cũng làm tốt nếu thiếu ý thức trách nhiệm./.
Chủ Nhật, ngày 9/11/2014 - 18:49
Theo Ngọc Luân/VOV – TP HCM
Ngay sau khi thông tin xếp hạng được công bố và được Bộ Giao thông Vận tải kiểm tra, nhắc nhở, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã làm gì để cải thiện hình ảnh sân bay?
Tân Sơn Nhất hiện là sân bay lớn nhất nước ta và từng một thời có "tiếng tăm" ở khu vực Đông Nam Á, năng lực phục vụ 20 triệu lượt hành khách/năm. Nhà ga quốc tế mới xây dựng khá khang trang còn nhà ga trong nước đang được sửa chữa, nâng cấp.
Sảnh chờ taxi tại ga
Tiếp nhận đánh giá xếp hạng "tệ" của trang mạng Sleepinginairports cùng kiểm tra, nhắc nhở của Cục Hàng không Việt Nam, ông Đặng Tuấn Tú, Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết, những phản ánh tương đối chính xác và cảng đã triển khai khắc phục.
Trước mắt, giải quyết vấn đề nhà vệ sinh chưa sạch sẽ, thiếu giấy ở nhà ga trong nước, cảng đã yêu cầu bộ phận vệ sinh tăng cường lau dọn, bố trí người trực thường xuyên để thay giấy khi hết. Trong quá trình cải tạo, cảng mở rộng và nâng cao chất lượng khu vệ sinh đạt tiêu chuẩn 5 sao. Sân bay cũng yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh, buôn bán tại các nhà ga niêm yết công khai giá bán.
Còn về sóng wifi truy cập Internet, cảng đã đầu tư nâng cấp với mục tiêu trong tháng 12 tới sẽ hoàn thành để cung cấp dịch vụ miễn phí cho hành khách với tốc độ cao.
Ông Đặng Tuấn Tú, Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết: “Yếu tố rất quan trọng là vấn đề công nghệ, ứng dụng một số công nghệ để giảm áp lực cơ sở hạ tầng. Chúng tôi cũng đang tính toán nâng cao khả năng chuyên môn, tính chuyên nghiệp của nhân viên hàng không của cảng. Làm sao phục vụ chuyên nghiệp hơn, nhanh nhẹn, cũng như thái độ phục vụ hành khách được tốt nhất. Đây là điều rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ”.
Ông Đặng Tuấn Tú cũng nói thêm: Dự án án mở rộng, cải tạo nhà ga trong nước tại sân bay Tân Sơn Nhất đến nay đã thực hiện được trên 80%. Dự kiến giữa tháng 12 tới sẽ hoàn thành. Như vậy, cơ sở hạ tầng của sân bay sẽ khang trang, hiện đại hơn. Tuy nhiên, cảng cũng xác định yếu tố cốt lõi vẫn là con người, thái độ phục vụ tận tình, niềm nở của tất cả nhân viên trong nhà ga. Chính vì vậy, cảng đã tổ chức các lớp tập huấn kĩ năng, văn hóa ứng xử cho nhân viên theo tinh thần “4 xin – 4 luôn”. Đó là: xin chào, xin lỗi, xin phép, xin cảm ơn và luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn thấu hiểu và luôn giúp đỡ... Giờ đây, thái độ phục vụ ở sân bay Tân Sơn Nhất đã có sự thay đổi đáng kể.
Chị Nguyễn Kiều Thoa, hành khách từ Hà Nội cảm thấy khá hài lòng về sự thay đổi này. Chị nói: “Theo tôi, mọi so sánh đều khập khễnh. Nếu so với các nước đang phát triển, tất nhiên là không thể bằng. Nhưng so với nền tảng của chính nó, tôi thấy như vậy là được rồi. Tôi thấy dịch vụ ở đây cũng ổn”.
Sau những nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ tại sân bay, đến nay, ghi nhận tại các khoang làm thủ tục, khu vực kiểm soát an ninh diễn ra khá thông thoáng. Khu vực đón taxi không còn cảnh chen lấn, ùn tắc do có hai trạm đưa, đón taxi riêng biệt. Nhiều hành khách khi trở lại sân bay phần nào thấy được sự thay đổi trong phong cách phục vụ khẩn trương, niềm nở của nhân viên.
Bà Nguyễn Thị Đức, ở quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh nói: “Trước đây, sân bay hơi nhếch nhác một chút, nhất là về vệ sinh. Nhưng bây giờ tôi thấy thoáng và sạch sẽ. Cách phục vụ của nhân viên ở đây tốt, tận tình. Chỉ có đồ ăn thức uống ở đây đắt hơn ở ngoài”.
Tiến tới dịch vụ hàng không chất lượng, bên cạnh vấn đề vệ sinh, tiếng ồn, thái độ phục vụ của nhân viên,…nhiều hành khách cho rằng: sân bay nên cung cấp nhiều hơn những dịch vụ tiện ích, như: nước uống, báo, tạp chí hay hệ thống wifi chất lượng,...
Hành khách Lê Văn Hạnh, ở Thanh Hóa mong muốn: “Các lực lượng làm ở sân bay phải có một hệ thống quy củ, chặt trẽ hơn. Họ cần phải đổi mới nhiều hơn nữa, để đáp ứng nhiều hơn nhu cầu và văn minh của nước Việt Nam chúng ta. Để phục vụ cho người dân trong nước và quốc tế, tránh tình trạng sô bồ”.
Ngành hàng không và sân bay Tân Sơn Nhất đã vào cuộc nhằm khắc phục hình ảnh xấu trong hành khách. Thế nhưng cũng phải thẳng thắn nói rằng để việc này thành công cũng cần sự hưởng ứng xây dựng văn minh hàng không của chính hành khách như: biết kiên nhẫn xếp hàng, không xả rác ra nhà ga, có ý thức giữ gìn khi sử dụng nhà vệ sinh... Việc tưởng đơn giản nhưng không phải lúc nào cũng làm tốt nếu thiếu ý thức trách nhiệm./.
Chủ Nhật, ngày 9/11/2014 - 18:49
Theo Ngọc Luân/VOV – TP HCM
No comments:
Post a Comment