Thursday, October 16, 2014

Truyền thông TQ tố cáo Hoa Kỳ hỗ trợ vụ phản kháng ở Hồng Kông

Sinh viên biểu tình ủng hộ dân chủ cầm biểu ngữ với hình ảnh một người biểu tình bị cảnh sát đánh đập tại quận Wan Chai ở Hồng Kông.
Sinh viên biểu tình ủng hộ dân chủ cầm biểu ngữ với hình ảnh một người biểu tình bị cảnh sát đánh đập tại quận Wan Chai ở Hồng Kông.
Shannon Sant
Các cơ quan truyền thông Trung Quốc do nhà nước điều hành nói rằng cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông là do Hoa Kỳ hậu thuẫn. Theo tường thuật của thông tín viên Shannon Van Sant của đài VOA ở Bắc Kinh, các nhà phân tích nói rằng đó là một tố cáo mà Trung Quốc đã đưa ra trước đây.
Một loạt các bài tường thuật của báo chí ở Hoa Lục nói rằng Hoa Kỳ chịu trách nhiệm một phần đối với những vụ xuống đường biểu tình ở Hồng Kông. Các bài báo nói rằng những giới chức của Quỹ Dân chủ Quốc gia (NED) do chính phủ Mỹ tài trợ đã họp với những người tổ chức biểu tình. Phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã bình luận như sau về tố cáo đó.
Ông Hồng Lỗi nói: "Hồng Kông là một phần của Trung Quốc và không nước ngoài nào có quyền can thiệp. Chúng tôi mong các nước hãy thận trọng trong lời nói và việc làm và tránh đưa ra những thông điệp sai lạc."
Tin tức và bình luận của các tờ báo của nhà nước Trung Quốc đã nói một cách rõ ràng hơn. Bình luận của tờ Nhân dân Nhật báo nói rằng bà Louisa Greve, Phó Chủ tịch NED đặc trách Á châu, Trung Đông, Bắc Phi và Các chương trình Toàn cầu, đã gặp “những nhân vật nòng cốt” trong phong trào Chiếm Trung “cách nay vài tháng” để “bàn thảo về phong trào này.”
Tờ Đại Công Báo ở Hồng Kông cho hay các nhà lập pháp Hồng Kông thuộc phe dân chủ đã nhận tiền tài trợ của Mỹ. Bài báo đề cập tới “một công dân mạng” muốn thành lập một cơ sở kinh doanh nhỏ ở Hồng Kông nhưng không thể làm được vì những vụ xuống đường biểu tình. Thương gia này nói rằng ông có giấy tờ chứng minh là Hoa Kỳ cung cấp tiền bạc cho những hoạt động đòi dân chủ và tranh đấu cho quyền lợi của người lao động.
Ông Doug Young là tác giả của một cuốn sách về truyền thông Trung Quốc có nhan đề “Party Line” hay “Đường lối của Đảng”. Ông nói rằng việc đổ lỗi cho Hoa Kỳ về những vụ rối loạn không phải là một thủ thuật mới của Trung Quốc.

Điều này thật ra rất giống những gì đã xảy ra trong vụ biểu tình ở Quảng trường Thiên an môn năm 1989. Sau đó họ có vô số những viết nói về cái gọi là “bàn tay lông lá.” Đó là từ ngữ mà họ đã dùng vào lúc đó. Luôn luôn có một nhóm nhỏ những bàn tay lông lá giật giây quần chúng.
Ông Hồng Lỗi nói: "Hồng Kông là một phần của Trung Quốc và không nước ngoài nào có quyền can thiệp. Chúng tôi mong các nước hãy thận trọng trong lời nói và việc làm và tránh đưa ra những thông điệp sai lạc."Ông Hồng Lỗi nói: "Hồng Kông là một phần của Trung Quốc và không nước ngoài nào có quyền can thiệp. Chúng tôi mong các nước hãy thận trọng trong lời nói và việc làm và tránh đưa ra những thông điệp sai lạc."
x
Ông Hồng Lỗi nói: "Hồng Kông là một phần của Trung Quốc và không nước ngoài nào có quyền can thiệp. Chúng tôi mong các nước hãy thận trọng trong lời nói và việc làm và tránh đưa ra những thông điệp sai lạc."
Ông Hồng Lỗi nói: "Hồng Kông là một phần của Trung Quốc và không nước ngoài nào có quyền can thiệp. Chúng tôi mong các nước hãy thận trọng trong lời nói và việc làm và tránh đưa ra những thông điệp sai lạc."
Những bài tường thuật khác của tờ Nhân dân Nhật báo tố cáo những người biểu tình tìm cách thực hiện một cuộc “cách mạng màu”, như những cuộc phản kháng ôn hòa ở các nước thuộc Liên Sô cũ.
Ông Trình Lập, giáo sư môn quan hệ quốc tế của Đại học Hồng Kông và là thành viên của Liên minh Dân chủ Hồng Kông, nói rằng việc so sánh cuộc biểu tình ở Hồng Kông với cách mạng màu là một dấu hiệu cho thấy chính phủ Trung Quốc nhất định không chịu thỏa hiệp với người biểu tình.

Ông Trình Lập cho biết: "Việc này rất nguy hiểm vì trong ngôn từ của Cộng Sản điều này có nghĩa là mối quan hệ giữa chính quyền Trung Quốc với phong trào dân chủ là một cuộc nói chuyện giữa hai kẻ thù. Nó có nghĩa là không thể có chuyện thương thuyết, có nghĩa là một vụ trấn áp mạnh tay là một việc có thể biện minh. Điều này gây ra rất nhiều lo lắng cho các tổ chức dân chủ ở Hồng Kông."
Một bài tường thuật của tờ Bắc Kinh Thời báo trích lời ông Trương Hiểu Minh, Giám đốc Văn phòng Liên lạc Chính phủ Nhân dân Trung ương, nói rằng những người biểu tình đã phản bội nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” và chà đạp Bộ Luật Cơ bản của Hồng Kông.
Giáo sư Trình Lập nói rằng sự lo lắng cho tương lai của Hồng Kông là động cơ thúc đẩy sinh viên học sinh ở đây xuống đường đòi dân chủ.

Ông Lập nói tiếp: "Tôi nghĩ rằng rất nhiều người biểu tình cảm thấy là nếu chúng ta không đúng lên vào lúc này thì có thể chúng ta sẽ không còn cơ hội để lên tiếng trong vài năm nữa. Và có một cảm giác rất mạnh mẽ là chúng tôi không muốn trở thành một thành phố chỉ là một trong những thành phố lớn của Trung Quốc, như Thượng Hải. Chúng tôi muốn duy trì những giá trị cốt lõi của mình, cách sống của mình, phẩm giá của mình và những quyền cơ bản của mình."
Quỹ Dân chủ Quốc gia NED phủ nhận cáo giác của truyền thông Trung Quốc về những cuộc gặp gỡ với những người tổ chức biểu tình. Họ cho biết bà Louisa Greve đã hướng dẫn một cuộc hội thảo về đấu tranh cho dân chủ hồi mùa xuân năm nay. Website của NED ghi rõ chi tiết về những người nhận các khoản tài trợ hơn 695.000 đô la cho Hồng Kông trong năm 2013.

No comments:

Post a Comment