Saturday, July 5, 2014

PICS:Trung Quốc không ăn nổi miếng bánh Iraq mà Mỹ chê

(BáoĐấtViệt) - Truyền thông Mỹ kêu gọi chính phủ nhường “miếng bánh” Iraq cho Trung Quốc, nhưng cường quốc này liệu có đủ khả năng ăn miếng bánh đó?


Truyền thông Mỹ vừa công khai kêu gọi chính phủ nước này nhường “miếng bánh” Iraq cho Trung Quốc, bởi vì “dù sao, lợi ích của Bắc Kinh ở đây cũng lớn hơn Washington rất nhiều”. Tuy nhiên, thời báo Hoàn Cầu ngay lập tức từ chối thịnh tình này. (Một công trình đang xây dựng của Trung Quốc tại Iraq)


Tờ báo Trung Quốc cho rằng Iraq chỉ đứng thứ 5 trong các quốc gia cung cấp dầu khí cho họ, và mục đích Mỹ đang muốn đẩy Trung Quốc vào vũng lầy mà họ đang muốn rút chân ra. (Công nhân Trung Quốc trong một nhà máy dầu khí khai thác tại Iraq)


Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích thế giới cho rằng thực tế Trung Quốc dù có muốn cũng không ăn được “miếng bánh” này. Bởi đơn giản, quân đội Trung Quốc chưa thể tác chiến xa lãnh thổ. (Lực lượng ISIL tấn công Kirkut)


Nói một cách khách quan, hiện nay Trung Quốc vẫn chưa hề có khả năng đảm nhận các nhiệm vụ tác chiến quy mô lớn ở những khu vực địa lý cách xa đất nước. Cục diện rối loạn của Iraq nhắc nhở một điều là năng lực hiện có của Trung Quốc vẫn chưa đủ để đảm bảo tài sản và lợi ích của họ ở nước ngoài. (Xe chở dầu bị tấn công tại Iraq)


Thời báo Hoàn Cầu buộc phải thừa nhận, năng lực tác chiến toàn cầu của nước này không thể so sánh với Mỹ, hải/không quân Trung Quốc không thể tác chiến lâu dài ở những khu vực cách Đại Lục vài nghìn km vì thiếu tàu sân bay, tiêm kích hạm chuẩn, tàu vận tải tổng hợp cỡ lớn. (Tàu Liêu Ninh là niềm tự hào duy nhất về tác chiến biển xa của Trung Quốc, dù đã rất lỗi thời)


Hơn nữa, các chiến hạm tác chiến của nước này không có khả năng tấn công mặt đất tầm xa như tàu ngầm hạt nhân và khu trục hạm, tuần dương hạm của Mỹ. Sự thiếu thống các căn cứ hải/không quân ở hải ngoại khiến máy bay ném bom và máy bay chiến đấu nước này chịu chết không thể tiến hành các phi vụ tác chiến tầm xa. (Tàu khu trục Type 054 được cho là nhái của Mỹ, nhưng trang thiết bị, vũ khí còn kém xa)

Vì vậy, trong kịch bản Trung Quốc muốn can thiệp quân sự ở nước ngoài họ chỉ có cách đổ quân trực tiếp. Tuy nhiên, thiếu sự hỗ trợ của máy bay, tàu chiến, tên lửa hành trình, lực lượng mặt đất không thể tác chiến được. Vì thế, kể cả có muốn can thiệp quân sự vào Iraq thì Trung Quốc cũng lực bất tòng tâm. (Lựa lượng bảo vệ công dân Trung Quốc tại Iraq)


Đấy là lý do vì sao quân đội Trung Quốc luôn hung hăng tại Biển Đông, biển Hoa Đông, nơi mà họ cho là ao nhà, trong khi vươn xa hơn, Trung Quốc tỏ ra ngoan hiền một cách đáng ngạc nhiên. (Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc tham gia một cuộc tập trận)


Trong khi đó, ngay tại sân nhà của mình, những mối đe dọa mà Mỹ đang tạo dựng đã thách thức Trung Quốc đáng kể. Từ việc thiết lập chuỗi đảo thứ nhất để bao vây đường ra biển của nước này gồm các bên Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines… (Tàu chiến Nhật và Mỹ cùng tập trận)


Và vòng ngoài có chuỗi đảo thứ hai gồm các căn cứ quân sự trên Thái Bình Dương của Mỹ và Australia. Có thể thấy, Mỹ đã khéo léo cột chặt Trung Quốc vào trong những vòng kim cô nhiều tầng nhiều lớp. (Tướng lĩnh Úc - Mỹ hợp tác trong một buổi huấn luyện chung)


Tác chiến biển xa, bảo vệ lợi ích của mình ở nước ngoài còn là câu chuyện mà phải 10 đến 20 năm sau Trung Quốc mới dám bàn tới, còn ngay lúc này, bản thân sân chơi truyền thống của họ cũng bị kiềm chế. (Hạm đội 7 của Mỹ là một trong những mũi nhọn tiên phong duy trì an ninh tại châu Á - Thái Bình Dương)


Trung Quốc đang điên cuồng nâng cao sức mạnh quân sự của mình để đáp ứng được tham vọng to lớn của họ. Nhưng điều gì cũng phải có thời gian, quá trình, không phải cứ là câu chuyện ngày một ngày hai. Và quan trọng hơn, Trung Quốc gia tăng sức mạnh không có nghĩa các đối thủ của Trung Quốc dậm chân tại chỗ.

Chủ Nhật, 06/07/2014 07:09
(Đỗ Phong tổng hợp)

No comments:

Post a Comment