Theo thông cáo được Tân Hoa Xã đăng tải, khu vực hạ đặt giàn khoan HD-981 thuộc vùng biển quần đảo Hoàng Sa – Trung Quốc gọi là Tây Sa – tên quốc tế là Paracel - mà theo Bắc Kinh, quần đảo này thuộc « chủ quyền và quyền tài pháp » của Trung Quốc.
Đồng thời, Bắc Kinh cũng cáo buộc Việt Nam đã có phản ứng hung hăng, nhắm vào các nhân viên Trung Quốc làm việc trên giàn khoan và tuyên bố rằng các tàu của Việt Nam đã « dùng vũ lực gây rối bất hợp pháp » đối với các hoạt động của giàn khoan, và còn nhiều lần đâm vào tàu Trung Quốc.
Quần đảo Hoàng Sa là nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tháng Giêng năm 1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm nốt các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, vào thời điểm đó do chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý.
Vụ Trung Quốc đơn phương quyết định hạ đặt giàn khoan trong vùng biển mà Hà Nội khẳng định thuộc chủ quyền của Việt Nam đã làm cho quan hệ giữa hai nước xấu đi, vốn đã căng thẳng do các tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tại Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã có phản ứng như trên, sau khi Việt Nam, trong tuần trước, cho công bố một cuộn băng video, được quay từ một con tàu khác của Việt Nam, cho thấy rõ những hình ảnh một tàu Trung Quốc rất lớn, truy đuổi tàu đánh cá nhỏ bé bằng gỗ của Việt Nam và đâm chìm con tàu này, ngày 26/05 vừa qua.
Bắc Kinh đổ lỗi cho tàu Việt Nam lao vào tàu Trung Quốc và bị chìm. Cả 10 ngư dân trên tàu Việt Nam đã được các tàu khác của Việt Nam cứu vớt. Hà Nội tố cáo vụ đâm tàu cá là một hành động vô nhân đạo của Trung Quốc, còn Bắc Kinh biện hộ là tàu cá Việt Nam đã vào vùng biển của Trung Quốc.
Sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam, nhiều cuộc biểu tình phản đối đã diễn ra ở Việt Nam và một số cuộc biểu tình dẫn đến bạo động, một số cơ sở sản xuất của Trung Quốc, Đài Loan bị đập phá, đốt cháy. Theo Bắc Kinh, bốn người Trung Quốc đã bị thiệt mạng trong các vụ bạo động. Phía Việt Nam đưa ra con số 3 nạn nhân.
Đồng thời, Bắc Kinh cũng cáo buộc Việt Nam đã có phản ứng hung hăng, nhắm vào các nhân viên Trung Quốc làm việc trên giàn khoan và tuyên bố rằng các tàu của Việt Nam đã « dùng vũ lực gây rối bất hợp pháp » đối với các hoạt động của giàn khoan, và còn nhiều lần đâm vào tàu Trung Quốc.
Quần đảo Hoàng Sa là nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tháng Giêng năm 1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm nốt các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, vào thời điểm đó do chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý.
Vụ Trung Quốc đơn phương quyết định hạ đặt giàn khoan trong vùng biển mà Hà Nội khẳng định thuộc chủ quyền của Việt Nam đã làm cho quan hệ giữa hai nước xấu đi, vốn đã căng thẳng do các tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tại Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã có phản ứng như trên, sau khi Việt Nam, trong tuần trước, cho công bố một cuộn băng video, được quay từ một con tàu khác của Việt Nam, cho thấy rõ những hình ảnh một tàu Trung Quốc rất lớn, truy đuổi tàu đánh cá nhỏ bé bằng gỗ của Việt Nam và đâm chìm con tàu này, ngày 26/05 vừa qua.
Bắc Kinh đổ lỗi cho tàu Việt Nam lao vào tàu Trung Quốc và bị chìm. Cả 10 ngư dân trên tàu Việt Nam đã được các tàu khác của Việt Nam cứu vớt. Hà Nội tố cáo vụ đâm tàu cá là một hành động vô nhân đạo của Trung Quốc, còn Bắc Kinh biện hộ là tàu cá Việt Nam đã vào vùng biển của Trung Quốc.
Sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam, nhiều cuộc biểu tình phản đối đã diễn ra ở Việt Nam và một số cuộc biểu tình dẫn đến bạo động, một số cơ sở sản xuất của Trung Quốc, Đài Loan bị đập phá, đốt cháy. Theo Bắc Kinh, bốn người Trung Quốc đã bị thiệt mạng trong các vụ bạo động. Phía Việt Nam đưa ra con số 3 nạn nhân.
No comments:
Post a Comment