Reuters dẫn nguồn tin từ một bác sĩ làm việc tại Hà Tĩnh cho biết có khoảng hai chục người thiệt mạng, trong đó 5 người Việt và 16 người được cho là Trung Quốc. Qua điện thoại, bác sĩ này nói rằng tối qua có khoảng một trăm người đã được đưa đến bệnh viện trong đó có nhiều người Trung Quốc, và sáng nay cũng có nhiều người khác nhập viện.
Các cuộc nổi dậy đã bắt đầu từ hôm thứ Ba 13/5 tại miền Nam Việt Nam, bùng nổ sau khi Bắc Kinh triển khai giàn khoan khổng lồ ngay tại vùng đặc quyền kinh tế trên biển của Việt Nam. Chính quyền loan báo bạo động đã lan ra 22/63 tỉnh thành, và hiện đang phải đối phó với các vụ nổi dậy chưa từng thấy từ nhiều thập kỷ qua.
Hà Nội vốn không chấp nhận các phong trào phản kháng, đã hứa hẹn sẽ ra tay để nắm lại tình hình trước khi các sự cố này làm cho các nhà đầu tư ngoại quốc phải lo ngại. Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh tuyên bố : « Tôi đã đề nghị Thủ tướng có những biện pháp nghiêm khắc », nêu ra con số tổng cộng có 400 doanh nghiệp bị thiệt hại.
Sau các vụ bạo động và hôi của tại Bình Dương mà theo Reuters thì nạn nhân là nhiều doanh nghiệp Đài Loan vì bị lầm với Trung Quốc, sự kiện mới nhất diễn ra tại Vũng Áng, Hà Tĩnh. Những người nổi dậy hôm qua đã tấn công vào một nhà máy thép của tập đoàn Formosa Plastics, nhà đầu tư Đài Loan lớn nhất tại Việt Nam.
Reuterrs trích thông cáo của Formosa Plastic Group cho biết nhà máy bị phóng hỏa. Vụ tấn công đã làm một người chết và 90 người bị thương trong số các công nhân viên người Hoa, không có thiệt hại đối với người Việt và người Đài Loan. Còn AFP dẫn lời một viên chức địa phương nói rằng một nhân viên người Trung Quốc bị thiệt mạng, ba tòa nhà nơi công nhân người Hoa của Formosa ở bị đốt.
Huang Chih Peng, một nhà ngoại giao Đài Loan nói với AFP : « Tổng cộng có khoảng 100 công nhân Trung Quốc bị thương…Những người nổi dậy đã bỏ đi, nhưng tất cả chúng tôi đều lo sợ họ sẽ quay lại ». Một bác sĩ khoa cấp cứu ở Hà Tĩnh xác nhận với AFP có nhiều người Trung Quốc bị thương phải nhập viện.
Những người biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông hôm thứ Ba đã phóng hỏa trên 10 nhà máy tại các khu công nghiệp ở Bình Dương. Reuters nói thêm, chỉ riêng tại Bình Dương đã có 460 công ty bị ảnh hưởng, và trên 40 công an bị thương vì bị ném gạch đá. Cảnh sát chống bạo động đã được triển khai và theo chính quyền thì tình hình đã trở nên yên tĩnh.
Hàng ngàn công nhân làm việc tại các khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhân tố quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đã tham gia các vụ nổi dậy (theo chính quyền con số này là 20.000 người), khiến một số nhà máy phải tạm đóng cửa trong đó có một nhà cung cấp cho các tập đoàn Mỹ Nike và Adidas. Công an hôm qua loan báo có 500 người bị câu lưu.
Bắc Kinh bày tỏ « quan ngại sâu sắc ». Phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney kêu gọi đối thoại. Còn các nước ASEAN tuần này cho biết « rất lo lắng » về các vụ tranh chấp tại Biển Đông với Trung Quốc.
Căng thẳng Việt-Trung tăng lên cao độ từ đầu tháng Năm, khi Bắc Kinh loan báo việc đưa giàn khoan nước sâu khổng lồ vào vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước quốc tế về Luật Biển (UNCLOS), một hành động bị Hoa Kỳ đánh giá là « khiêu khích ».
Việt Nam tố cáo đây là một quyết định « bất hợp pháp » và đòi hỏi phải rút giàn khoan đi. Hà Nội cũng gởi các tàu đến khu vực này. Nếu Bắc Kinh nói rằng các tàu của mình bị tàu Việt Nam « tông vào », thì phía Hà Nội cũng công bố các hình ảnh cho thấy những chiếc tàu Việt Nam nhỏ bé bị tàu Trung Quốc uy hiếp bằng vòi rồng và những cú đâm thẳng thô bạo.
Tại Việt Nam, đã có mấy chục cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông kể từ cuối năm 2007, nhưng chưa bao giờ đạt tầm cỡ như hiện nay. Nhiều người dân bức xúc vì trước đây khi xuống đường chống Trung Quốc thì bị chính quyền ngăn trở. Theo các chuyên gia, chính quyền Việt Nam làm ngơ cho một số vụ biểu tình để bày tỏ sự bất bình cực độ đối với Bắc Kinh, nhưng có thể phong trào đã vượt quá tầm kiểm soát.
Các cuộc nổi dậy đã bắt đầu từ hôm thứ Ba 13/5 tại miền Nam Việt Nam, bùng nổ sau khi Bắc Kinh triển khai giàn khoan khổng lồ ngay tại vùng đặc quyền kinh tế trên biển của Việt Nam. Chính quyền loan báo bạo động đã lan ra 22/63 tỉnh thành, và hiện đang phải đối phó với các vụ nổi dậy chưa từng thấy từ nhiều thập kỷ qua.
Hà Nội vốn không chấp nhận các phong trào phản kháng, đã hứa hẹn sẽ ra tay để nắm lại tình hình trước khi các sự cố này làm cho các nhà đầu tư ngoại quốc phải lo ngại. Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh tuyên bố : « Tôi đã đề nghị Thủ tướng có những biện pháp nghiêm khắc », nêu ra con số tổng cộng có 400 doanh nghiệp bị thiệt hại.
Sau các vụ bạo động và hôi của tại Bình Dương mà theo Reuters thì nạn nhân là nhiều doanh nghiệp Đài Loan vì bị lầm với Trung Quốc, sự kiện mới nhất diễn ra tại Vũng Áng, Hà Tĩnh. Những người nổi dậy hôm qua đã tấn công vào một nhà máy thép của tập đoàn Formosa Plastics, nhà đầu tư Đài Loan lớn nhất tại Việt Nam.
Reuterrs trích thông cáo của Formosa Plastic Group cho biết nhà máy bị phóng hỏa. Vụ tấn công đã làm một người chết và 90 người bị thương trong số các công nhân viên người Hoa, không có thiệt hại đối với người Việt và người Đài Loan. Còn AFP dẫn lời một viên chức địa phương nói rằng một nhân viên người Trung Quốc bị thiệt mạng, ba tòa nhà nơi công nhân người Hoa của Formosa ở bị đốt.
Huang Chih Peng, một nhà ngoại giao Đài Loan nói với AFP : « Tổng cộng có khoảng 100 công nhân Trung Quốc bị thương…Những người nổi dậy đã bỏ đi, nhưng tất cả chúng tôi đều lo sợ họ sẽ quay lại ». Một bác sĩ khoa cấp cứu ở Hà Tĩnh xác nhận với AFP có nhiều người Trung Quốc bị thương phải nhập viện.
Những người biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông hôm thứ Ba đã phóng hỏa trên 10 nhà máy tại các khu công nghiệp ở Bình Dương. Reuters nói thêm, chỉ riêng tại Bình Dương đã có 460 công ty bị ảnh hưởng, và trên 40 công an bị thương vì bị ném gạch đá. Cảnh sát chống bạo động đã được triển khai và theo chính quyền thì tình hình đã trở nên yên tĩnh.
Hàng ngàn công nhân làm việc tại các khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhân tố quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đã tham gia các vụ nổi dậy (theo chính quyền con số này là 20.000 người), khiến một số nhà máy phải tạm đóng cửa trong đó có một nhà cung cấp cho các tập đoàn Mỹ Nike và Adidas. Công an hôm qua loan báo có 500 người bị câu lưu.
Bắc Kinh bày tỏ « quan ngại sâu sắc ». Phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney kêu gọi đối thoại. Còn các nước ASEAN tuần này cho biết « rất lo lắng » về các vụ tranh chấp tại Biển Đông với Trung Quốc.
Căng thẳng Việt-Trung tăng lên cao độ từ đầu tháng Năm, khi Bắc Kinh loan báo việc đưa giàn khoan nước sâu khổng lồ vào vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước quốc tế về Luật Biển (UNCLOS), một hành động bị Hoa Kỳ đánh giá là « khiêu khích ».
Việt Nam tố cáo đây là một quyết định « bất hợp pháp » và đòi hỏi phải rút giàn khoan đi. Hà Nội cũng gởi các tàu đến khu vực này. Nếu Bắc Kinh nói rằng các tàu của mình bị tàu Việt Nam « tông vào », thì phía Hà Nội cũng công bố các hình ảnh cho thấy những chiếc tàu Việt Nam nhỏ bé bị tàu Trung Quốc uy hiếp bằng vòi rồng và những cú đâm thẳng thô bạo.
Tại Việt Nam, đã có mấy chục cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông kể từ cuối năm 2007, nhưng chưa bao giờ đạt tầm cỡ như hiện nay. Nhiều người dân bức xúc vì trước đây khi xuống đường chống Trung Quốc thì bị chính quyền ngăn trở. Theo các chuyên gia, chính quyền Việt Nam làm ngơ cho một số vụ biểu tình để bày tỏ sự bất bình cực độ đối với Bắc Kinh, nhưng có thể phong trào đã vượt quá tầm kiểm soát.
No comments:
Post a Comment