Phụ phẩm gia súc và gia cầm các nước đưa vào diện phải tiêu hủy hoặc chỉ làm phân bón lại được nhập về Việt Nam, len vào các bữa cơm của người dân.
Phụ phẩm gia súc và gia cầm các nước đưa vào diện phải tiêu hủy hoặc chỉ làm phân bón lại được nhập về Việt Nam, len vào các bữa cơm của người dân.
Sau khi Trung Quốc hạn chế các mặt hàng thịt và phụ phẩm gia súc, gia cầm như chân trâu, bò, nội tạng động vật các loại…tạm nhập vào Việt Nam để chờ tái xuất sang nước này, hàng nghìn tấn phụ phẩm động vật và gia cầm tìm cách len vào thị trường trong nước.
“Thay vì phải tiêu hủy hoặc làm phân bón, các loại phụ phẩm này được “hô biến” để lên bàn ăn”, ông Trần Minh Dũng, chủ một doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm ở TPHCM tiết lộ.
Một lô chân trâu bò bẩn được nhập về tìm cách đưa đến các cơ sở chế biến tiêu thụ bị thú y TPHCM bắt giữ. ảnh: L.N
Lên đời “hàng thải”
Cuối tháng 4, Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức, TPHCM phát hiện hơn hai tấn chân, đuôi trâu, bò cùng nội tạng các loại từ Lạng Sơn được vận chuyển vào tiêu thụ. Toàn bộ số hàng này đã bốc mùi hôi thối, có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Chủ xe hàng khai nhận chuyển hàng cho một đối tượng ở bến xe Ngã Tư Ga, TPHCM.
Sau đó, số hàng này được đưa về một cơ sở tại quận 12 để “tút” lại trước khi đưa tới các quán ăn, nhà hàng. Theo cơ quan chức năng, đây là hàng tạm nhập tái xuất từ Canada. Ngày 2/5, đơn vị nói trên tiếp tục phát hiện gần 11 tấn thịt bò nhập khẩu và gần một tấn thịt cừu nhập khẩu vận chuyển vào TPHCM tiêu thụ không có giấy kiểm dịch.
“Những phụ phẩm đó, do không tái xuất đi Trung Quốc được nên nhiều chủ hàng buộc phải xé lẻ hàng ra để tuồn vào tiêu thụ nội địa”- ông Trần Minh Dũng nói. Theo ông Dũng, do giá nhập các mặt hàng này từ nước ngoài quá rẻ trong khi tiêu thụ tốt trong nước nên các doanh nghiệp nhập về dưới mác “tạm nhập tái xuất” làm thức ăn chăn nuôi và phân bón. “Thực tế chẳng ai làm phân bón cả”, ông Dũng nói.
Ở các nước châu Âu và châu Mỹ, các loại phụ phẩm gia súc và gia cầm đều bị buộc phải tiêu hủy hoặc làm phân bón. “Nhiều siêu thị nước ngoài để cả phụ phẩm gia súc, gia cầm tại cửa siêu thị mong người dân lấy đi để không tốn tiền tiêu hủy. Nhưng Việt Nam lại ăn hàng thải của họ”, ông Dũng nói.
Bà Lê Tố L., một chủ doanh nghiệp nhập khẩu thịt đông lạnh ở TPHCM cho biết, chân gà và cánh gà nhập khẩu chỉ 15 nghìn đồng/kg, nhưng bán ra thị trường 30-45 nghìn đồng/kg. Chân, đuôi, nội tạng trâu bò nhập chỉ 20 nghìn đồng/kg, về Việt Nam được đẩy lên 60-70 nghìn đồng/kg.
Để “làm đẹp” các loại hàng thải này, theo bà L., tất cả các cơ sở đều sơ chế lại. Bà L. cho rằng “người dân khó mà phân biệt được bằng mắt thường”.
Thịt nhiễm khuẩn, nguy hại sức khỏe
Còn nhớ vụ 12 tấn thịt bò nhập khẩu từ Úc và Canada vừa được Chi cục Thú y TPHCM tiến hành tiêu hủy tại bãi rác Đông Thạnh, huyện Hóc Môn. Trước khi phát hiện lượng lớn thịt nhập khẩu này vào ngày 18/12/2013, lô hàng trên đã quá hạn sử dụng… 2 năm.
Không chỉ thịt ngoại, hàng tấn cánh, đùi gà, thịt trâu, xương và nội tạng trâu bò… quá hạn sử dụng cả năm, bốc mùi hôi thối cũng bị đoàn kiểm tra liên ngành quận Bình Thạnh, TP.HCM phát hiện vào đầu năm 2014 tại kho lạnh của công ty Hà Hiền ở quận này. Chủ của lô hàng 6 tấn thực phẩm bẩn trên khai nhập hàng từ Brazil, Úc, Mỹ và Ấn Độ “bán cho các trại nuôi cá sấu” trong nước. Do chưa bán hết nên hàng hết hạn dùng đã quá một năm.
Trao đổi với Tiền Phong hôm 12/5, ông Nguyễn Văn Bình - giám đốc Trung tâm Thú y vùng VI cho biết, có hiện tượng các doanh nghiệp nhập khẩu thịt đông lạnh dưới danh nghĩa nhập về làm thức ăn chăn nuôi, phân bón nhưng phù phép để bán ra thị trường.
Theo ông Bình, mỗi năm các cảng ở TPHCM tiếp nhận khoảng 100 nghìn tấn thịt đông lạnh nhập khẩu và gần 70 nghìn tấn phụ phẩm gia súc, gia cầm . “Sau khi thông quan, một số đơn vị nhập khẩu trà trộn thịt và phụ phẩm bẩn vào hàng đã kiểm dịch ở kho lạnh để qua mặt cơ quan thú y nhằm đưa ra thị trường tiêu thụ”- ông Trần Minh Hai,cán bộ của Chi cục Thú y TPHCM cho biết.
Bác sĩ Trần Văn Ký - phụ trách văn phòng phía Nam của Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam cho biết các loại thịt động vật không đạt chuẩn thường bị nhiễm các loại vi khuẩn như: E.coli hay Campylobacter jejun. Đây là hai loại vi khuẩn thường có nhiều ở ruột và nội tạng của động vật.
“Khi ăn phải các loại thực phẩm có chứa vi khuẩn này rất dễ xảy ra ngộ độc với biểu hiện tiêu chảy, nôn và làm hư thận” - bác sĩ Ký phân tích.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Chi cục phó Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM, ngoài bị nhiễm các loại vi khuẩn gây ngộ độc, các loại phụ phẩm gia súc, gia cầm bẩn trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ thường bị ngâm tẩm hóa chất, các phụ gia độc hại nên khi ăn phải các loại thực phẩm này rất nguy hiểm đến sức khỏe.
Theo giới kinh doanh thực phẩm ở TPHCM, chất lượng thịt nhập khẩu đang “có vấn đề”. Loại thịt bò hơi nhập từ Úc, Brazil… về Việt Nam với khai báo hải quan chỉ 2 USD/kg, thêm 5% thuế nhập khẩu cộng với các chi phí như vận chuyển, kho bãi và bao bì khoảng 60 nghìn đồng/kg. Nhưng bán ra với giá từ 300-500 nghìn/kg.
Giá nhập khẩu thịt rẻ, bởi theo bà Lê Tố L. thịt đông lạnh ở các nước thường có 2 loại A và B. “Loại A là thịt được nhà sản xuất chọn lọc dành cho người, còn loại B là dạng hàng kém chất lượng, dễ nhiễm khuẩn với giá bán chỉ bằng một nửa thịt loại A nên vì hám lợi rất nhiều đơn vị nhập về”- bà L giải thích.
hứ Ba, ngày 13/5/2014 - 17:27
Theo Lê Nguyễn
(Tiền Phong)
“Thay vì phải tiêu hủy hoặc làm phân bón, các loại phụ phẩm này được “hô biến” để lên bàn ăn”, ông Trần Minh Dũng, chủ một doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm ở TPHCM tiết lộ.
Theo giới kinh doanh thực phẩm ở TPHCM, chất lượng thịt nhập khẩu đang “có vấn đề”. Loại thịt bò hơi nhập từ Úc, Brazil… về Việt Nam với khai báo hải quan chỉ 2 USD/kg, thêm 5% thuế nhập khẩu cộng với các chi phí như vận chuyển, kho bãi và bao bì khoảng 60 nghìn đồng/kg. Nhưng bán ra với giá từ 300-500 nghìn/kg.
Giá nhập khẩu thịt rẻ, bởi theo bà Lê Tố L. thịt đông lạnh ở các nước thường có 2 loại A và B. “Loại A là thịt được nhà sản xuất chọn lọc dành cho người, còn loại B là dạng hàng kém chất lượng, dễ nhiễm khuẩn với giá bán chỉ bằng một nửa thịt loại A nên vì hám lợi rất nhiều đơn vị nhập về”- bà L giải thích.
|
Theo Lê Nguyễn
(Tiền Phong)
No comments:
Post a Comment