SÀI GÒN (NV) .- Ông Phùng Hoài Ngọc, 63 tuổi, cư trú tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, vừa yêu cầu Đảng CSVN xóa tên ông khỏi danh sách đảng viên.
Ông Ngọc là một giảng viên đại học đã nghỉ hưu và từng là đảng viên CSVN trong 38 năm. Ông có một trang mạng lấy tên là “Giang Nam Lãng Tử”. Trong thư gửi Chi bộ khóm Đông Thành, phường Đông Xuyên, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, ông Ngọc nêu ra hai lý do khiến ông yêu cầu xóa tên ông khỏi danh sách đảng viên.
Đó là vì phải “chứng kiến sự suy thoái trầm trọng của đảng, dẫn đến hậu quả đất nước khủng hoảng toàn diện, đời sống đại bộ phận nhân dân, công chức khó khăn, tệ nạn xã hội tràn lan, đạo đức xã hội xuống cấp”. Theo ông Ngọc, “nguyên nhân trực tiếp là do sự lãnh đạo của trung ương mắc nhiều sai lầm to lớn, không ít đảng viên có chức trọng quyền cao suy thoái phẩm chất đạo đức, ngay cả Nghị quyết 4 của đảng cũng thừa nhận điều đó”. Tuy nhiên, khi ông Ngọc và nhiều đảng viên, cán bộ, trí thức góp ý, kiến nghị thì những góp ý, kiến nghị này “không được tiếp thu”.
Do vậy, “việc sinh hoạt đảng ở cơ sở không có ích gì cho đất nước”, cũng bởi thế, “không ít đảng viên lặng lẽ tự nghỉ sinh hoạt đảng không cần thông báo với tổ chức đảng”, “thực chất đó là sự thoái đảng không chính thức”. Riêng ông Ngọc không muốn làm như vậy, nên thấy “cần có thông báo chính thức”.
Hồi thượng tuần tháng 12 năm ngoái, ông Lê Hiếu Đằng, người từng có 45 năm là đảng viên Đảng CSVN và vào thời điểm đó đang là Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tuyên bố ly khai Đảng CSVN.
Trong một thư ngỏ gửi các đồng chí cũ, ông Đằng nhắn nhủ các đồng chí của ông rằng, nếu còn tâm huyết thì không có thời điểm nào thuận lợi cho bằng lúc này để bày tỏ thái độ, để đấu tranh với giới lãnh đạo Đảng CSVN.
Trò chuyện với Bauxite Việt Nam tại một bệnh viện ở Sài Gòn trước khi qua đời, ông Đằng nhắn những cán bộ, đảng viên, trí thức đang do dự rằng, nếu cứ cho rằng tình hình chưa chín mùi, chưa đúng lúc thì bao giờ mới chín mùi, mới đúng lúc (?). Ông kêu gọi bạn bè, đồng chí cũ tác động để tình hình chín mùi, đừng “ngồi chờ sung rụng”. Chờ đợi là một cách hành xử tiêu cực, cần tranh đấu mạnh mẽ, không sợ bắt bớ, tù đày.
Ông Đằng khẳng định, giới lãnh đạo Đảng CSVN biết “chủ nghĩa xã hội” là không tưởng nhưng thay vì chuyển thể chế chính trị từ chuyên chế, toàn trị sang dân chủ, để hòa vào dòng chảy của thế giới, giới lãnh đạo Đảng CSVN làm ngược lại vì đặt quyền lợi cá nhân lên trên lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc.
Việc giới lãnh đạo Đảng CSVN cố tình áp đặt vai trò lãnh đạo “toàn diện, tuyệt đối” của Đảng CSVN, cũng như tái khẳng định kinh tế nhà nước là chủ đạo, đất đai vẫn thuộc sở hữu toàn dân trong hiến pháp mới là bằng chứng rõ ràng nhất về chuyện Đảng CSVN càng ngày càng tệ hại, không thể nào chấp nhận được. Không còn có thể hy vọng giới lãnh đạo Đảng CSVN tự thay đổi. Muốn thay đổi phải có tác động. Việc xây dựng một xã hội dân sự mạnh, đủ sức hạn chế quyền lực, sẽ tạo ra áp lực để buộc giới này phải thay đổi.
Sau tuyên bố ly khai Đảng CSVN của ông Lê Hiếu Đằng, tới lượt ông Phạm Chí Dũng một đảng viên, từng là cán bộ Ban An ninh Nội chính của Thành ủy Sài Gòn, tuyên bố ly khai Đảng CSVN. Kế đó, bác sỹ Nguyễn Đắc Diên một đảng viên CSVN cư trú ở Sài Gòn cũng tuyên bố ly khai Đảng CSVN. Trên thực tế, đã có nhiều cán bộ - đảng viên ly khai Đảng CSVN một cách âm thầm bằng cách không tham gia “sinh hoạt Đảng”.
Hồi tháng 6 năm 2012, nhân sự kiện bà Đặng Thị Hoàng Yến, đại biểu Quốc hội CSVN bị bãi nhiệm vì đã cố tình không nhận là đảng viên CSVN, khi khai lý lịch ứng cử, ông Đinh Văn Quế, cựu Chánh Tòa Hình sự của Tòa án Tối cao, có viết một bài với tựa là "Tự ra khỏi Đảng lặng lẽ”, gửi cho tờ Pháp Luật TP.HCM.
Trong bài, ông Quế cho biết, chuyện đảng viên CSVN “tự ra khỏi Đảng”, bằng cách “không nộp giấy chuyển sinh hoạt Đảng, hồ sơ đảng viên cho tổ chức Đảng nơi mà đảng viên được giới thiệu đến sinh hoạt” rất phổ biến trong đủ mọi giới. Ông cựu thẩm phán này nhận định: “Đó là hình thức tự ra khỏi Đảng “trong sạch” và dễ dàng nhất mà nhiều đảng viên đang áp dụng”.
Bên cạnh số âm thầm “tự ra khỏi Đảng”, càng ngày càng nhiều cán bộ, đảng viên công khai bày tỏ sự bất đồng với đường lối, chính sách của giới lãnh đạo Đảng CSVN. Số cán bộ, đảng viên đang hoặc đã từng nắm giữ trọng trách trong hệ thống Đảng, hệ thống chính quyền các ngành, các cấp, kể cả quân đội, công an, công khai ký tên vào các kiến nghị, mà hệ thống truyền thông của chính quyền gỉai thích là “do thế lực thù địch, phản động lôi kéo, kích động”, mỗi ngày một nhiều.
Gần đây, giới quan sát hiện tình chính trị Việt Nam đề cập đến khả năng xuất hiện một phong trào mà nhiều cán bộ - đảng viên công khai tuyên bố ly khai Đảng CSVN. Đó có thể là những người đã từng ký tên vào các kiến nghị gửi giới lãnh đạo Đảng CSVN nên cải tổ toàn diện, triệt để vì lợi ích lâu dài của xứ sở và dân tộc nhưng không những không được lắng nghe, việc ký vào các kiến nghị này còn là nguyên cớ khiến họ bị sách nhiễu, đàn áp. (G.Đ)
Một trong những tấm ảnh "đốt thẻ đảng viên" được nhiều blogger, facebooker, diễn đàn điện tử sử dụng để vận động các đảng viên CSVN tuyên bố ly khai, “đứng về phía nhân dân”. (Hình: Internet)
|
Đó là vì phải “chứng kiến sự suy thoái trầm trọng của đảng, dẫn đến hậu quả đất nước khủng hoảng toàn diện, đời sống đại bộ phận nhân dân, công chức khó khăn, tệ nạn xã hội tràn lan, đạo đức xã hội xuống cấp”. Theo ông Ngọc, “nguyên nhân trực tiếp là do sự lãnh đạo của trung ương mắc nhiều sai lầm to lớn, không ít đảng viên có chức trọng quyền cao suy thoái phẩm chất đạo đức, ngay cả Nghị quyết 4 của đảng cũng thừa nhận điều đó”. Tuy nhiên, khi ông Ngọc và nhiều đảng viên, cán bộ, trí thức góp ý, kiến nghị thì những góp ý, kiến nghị này “không được tiếp thu”.
Do vậy, “việc sinh hoạt đảng ở cơ sở không có ích gì cho đất nước”, cũng bởi thế, “không ít đảng viên lặng lẽ tự nghỉ sinh hoạt đảng không cần thông báo với tổ chức đảng”, “thực chất đó là sự thoái đảng không chính thức”. Riêng ông Ngọc không muốn làm như vậy, nên thấy “cần có thông báo chính thức”.
Hồi thượng tuần tháng 12 năm ngoái, ông Lê Hiếu Đằng, người từng có 45 năm là đảng viên Đảng CSVN và vào thời điểm đó đang là Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tuyên bố ly khai Đảng CSVN.
Trong một thư ngỏ gửi các đồng chí cũ, ông Đằng nhắn nhủ các đồng chí của ông rằng, nếu còn tâm huyết thì không có thời điểm nào thuận lợi cho bằng lúc này để bày tỏ thái độ, để đấu tranh với giới lãnh đạo Đảng CSVN.
Trò chuyện với Bauxite Việt Nam tại một bệnh viện ở Sài Gòn trước khi qua đời, ông Đằng nhắn những cán bộ, đảng viên, trí thức đang do dự rằng, nếu cứ cho rằng tình hình chưa chín mùi, chưa đúng lúc thì bao giờ mới chín mùi, mới đúng lúc (?). Ông kêu gọi bạn bè, đồng chí cũ tác động để tình hình chín mùi, đừng “ngồi chờ sung rụng”. Chờ đợi là một cách hành xử tiêu cực, cần tranh đấu mạnh mẽ, không sợ bắt bớ, tù đày.
Ông Đằng khẳng định, giới lãnh đạo Đảng CSVN biết “chủ nghĩa xã hội” là không tưởng nhưng thay vì chuyển thể chế chính trị từ chuyên chế, toàn trị sang dân chủ, để hòa vào dòng chảy của thế giới, giới lãnh đạo Đảng CSVN làm ngược lại vì đặt quyền lợi cá nhân lên trên lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc.
Việc giới lãnh đạo Đảng CSVN cố tình áp đặt vai trò lãnh đạo “toàn diện, tuyệt đối” của Đảng CSVN, cũng như tái khẳng định kinh tế nhà nước là chủ đạo, đất đai vẫn thuộc sở hữu toàn dân trong hiến pháp mới là bằng chứng rõ ràng nhất về chuyện Đảng CSVN càng ngày càng tệ hại, không thể nào chấp nhận được. Không còn có thể hy vọng giới lãnh đạo Đảng CSVN tự thay đổi. Muốn thay đổi phải có tác động. Việc xây dựng một xã hội dân sự mạnh, đủ sức hạn chế quyền lực, sẽ tạo ra áp lực để buộc giới này phải thay đổi.
Sau tuyên bố ly khai Đảng CSVN của ông Lê Hiếu Đằng, tới lượt ông Phạm Chí Dũng một đảng viên, từng là cán bộ Ban An ninh Nội chính của Thành ủy Sài Gòn, tuyên bố ly khai Đảng CSVN. Kế đó, bác sỹ Nguyễn Đắc Diên một đảng viên CSVN cư trú ở Sài Gòn cũng tuyên bố ly khai Đảng CSVN. Trên thực tế, đã có nhiều cán bộ - đảng viên ly khai Đảng CSVN một cách âm thầm bằng cách không tham gia “sinh hoạt Đảng”.
Hồi tháng 6 năm 2012, nhân sự kiện bà Đặng Thị Hoàng Yến, đại biểu Quốc hội CSVN bị bãi nhiệm vì đã cố tình không nhận là đảng viên CSVN, khi khai lý lịch ứng cử, ông Đinh Văn Quế, cựu Chánh Tòa Hình sự của Tòa án Tối cao, có viết một bài với tựa là "Tự ra khỏi Đảng lặng lẽ”, gửi cho tờ Pháp Luật TP.HCM.
Trong bài, ông Quế cho biết, chuyện đảng viên CSVN “tự ra khỏi Đảng”, bằng cách “không nộp giấy chuyển sinh hoạt Đảng, hồ sơ đảng viên cho tổ chức Đảng nơi mà đảng viên được giới thiệu đến sinh hoạt” rất phổ biến trong đủ mọi giới. Ông cựu thẩm phán này nhận định: “Đó là hình thức tự ra khỏi Đảng “trong sạch” và dễ dàng nhất mà nhiều đảng viên đang áp dụng”.
Bên cạnh số âm thầm “tự ra khỏi Đảng”, càng ngày càng nhiều cán bộ, đảng viên công khai bày tỏ sự bất đồng với đường lối, chính sách của giới lãnh đạo Đảng CSVN. Số cán bộ, đảng viên đang hoặc đã từng nắm giữ trọng trách trong hệ thống Đảng, hệ thống chính quyền các ngành, các cấp, kể cả quân đội, công an, công khai ký tên vào các kiến nghị, mà hệ thống truyền thông của chính quyền gỉai thích là “do thế lực thù địch, phản động lôi kéo, kích động”, mỗi ngày một nhiều.
Gần đây, giới quan sát hiện tình chính trị Việt Nam đề cập đến khả năng xuất hiện một phong trào mà nhiều cán bộ - đảng viên công khai tuyên bố ly khai Đảng CSVN. Đó có thể là những người đã từng ký tên vào các kiến nghị gửi giới lãnh đạo Đảng CSVN nên cải tổ toàn diện, triệt để vì lợi ích lâu dài của xứ sở và dân tộc nhưng không những không được lắng nghe, việc ký vào các kiến nghị này còn là nguyên cớ khiến họ bị sách nhiễu, đàn áp. (G.Đ)
No comments:
Post a Comment