Monday, February 3, 2014

NHẬT MUA SIÊU TÀU CHỞ 30 MÁY BAY CỦA MỸ

DVO- 03/02/2014      -Tình hình Biển Đông và Hoa Đông những ngày gần đây có nhiều diễn biến mới, được thể hiện rõ nhất trong các hoạt động của hai nước Nhật-Trung.

Trung-Nhật điều chiến đấu cơ quần nhau trên biển Hoa Đông

Tờ Chinadaily cho hay, Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) quyết định trang bị tàu tấn công đổ bộ được mua từ Mỹ để tăng cường phòng vệ quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và các đảo phía Tây Nam gần Okinawa.

Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản, mục đích trang bị tàu tấn công đổ bộ này, ngoài việc tăng cường phòng vệ các đảo xa, còn xem xét đến việc triển khai ở biển Đông để tham gia tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra thảm hoạ thiên nhiên như động đất. Dự kiến Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ trang bị trước năm 2018.
Tháng 12/2013 Chính phủ Nhật Bản chính thức quyết định kế hoạch điều chỉnh lực lượng phòng vệ trung hạn, xác định rõ việc sẽ trang bị nhiều tàu đa năng, để có thể vận chuyển binh lực với quy mô lớn, tăng cường phòng vệ đảo xa.

Hiện Nhật Bản chưa tiết lộ sẽ mua loại tàu đổ bộ nào. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng có thể nước này sẽ ký hợp đồng mua tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp có lượng dãn nước tới 40.000 tấn, chở được 30 máy bay các loại gồm tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier, trực thăng vận tải hạng nặng CH-53 hoặc CH-46, trực thăng hạng nhẹ UH-1 và hàng trăm lính thủy đánh bộ cùng phương tiện đổ bộ đường biển.

Su-30 Trung Quốc và chiến đấu cơ Nhật Bản quần thảo trên bầu trời Hoa Đông sáng mùng 1 Tết Giáp Ngọ.
Su-30 Trung Quốc và chiến đấu cơ Nhật Bản quần thảo trên bầu trời Hoa Đông sáng mùng 1 Tết Giáp Ngọ.
Trong một diễn biến khác, tờ Đông Phương nhật báo Hồng Kông ngày 2/2 đưa tin, sáng mùng 1 Tết Giáp Ngọ, Nhật Bản đã điều chiến đấu cơ "xâm nhập" cái gọi là khu nhận diện phòng không Bắc Kinh đơn phương tuyên bố áp đặt ở Hoa Đông, còn quân đội Trung Quốc đã điều 2 chiến đấu cơ Su-30 hiện đại của hạm đội Đông Hải xuất kích ngăn chặn và xua đuổi máy bay Nhật.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc trong ngày 2/2 cũng công bố nhiều bức ảnh rõ nét cũng như tên tuổi các phi công tham gia ngăn chặn "máy bay lạ", mặc dù không nói rõ quốc tịch của máy bay "xâm nhập" này, nhưng La Viện khẳng định với Đông Phương nhật báo rằng đó là chiến đấu cơ Nhật Bản.
Giới phân tích lo ngại, sự kiện chiến đấu cơ Trung - Nhật chạm trán trên biển Hoa Đông có thể nổ ra bất cứ lúc nào.

Sự cố xảy ra lúc 9h35 sáng giờ Bắc Kinh mùng 1 Tết Giáp Ngọ, Trung Quốc lệnh 2 chiếc Su-30 cất cánh khẩn cấp nhằm về hướng Hoa Đông. Chiến đấu cơ hai bên bay lên rồi lại bổ nhào xuống quần nhau trên bầu trời Hoa Đông.

Đến 12h23 phút giờ Bắc Kinh trưa mùng 1 Tết Giáp Ngọ, máy bay Nhật Bản rời khu vực này trở về căn cứ, Su-30 Trung Quốc cũng quay trở lại đất liền.

La Viện cáo buộc, việc Nhật Bản điều chiến đấu cơ ra Hoa Đông đúng sáng mùng 1 Tết là "thừa cơ xâm nhập ADIZ", cho rằng Tokyo đích thức là kẻ gây rối ở Đông Á.

Trung Quốc “tố” Nhật tung tin thất thiệt về ADIZ trên Biển Đông

Trung Quốc ngày 1/2 đã bác bỏ thông tin của báo giới Nhật về việc nước này dự thảo lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Bắc Kinh còn cảnh báo các thế lực tại Nhật không “làm gia tăng căng thẳng vì lợi ích ích kỷ của mình”.

Thông báo trên được người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đưa ra trong tối 1/2, sau khi một bài viết trên tờ Asahi Shimbun của Nhật được đăng tải hồi tuần trước, khẳng định không quân Trung Quốc đã dự thảo lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông.
Thông tin này cũng đã khiến Bộ ngoại giao Mỹ nhanh chóng lên tiếng cảnh báo Trung Quốc.

Tàu Trung Quốc trên biển Đông
Tàu Trung Quốc trên biển Đông
Ông Hồng Lỗi cho rằng “các thế lực cánh hữu” tại Nhật đã không ngừng tung tin về kế hoạch Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông. Bắc Kinh khẳng định động thái này là có ẩn ý và chỉ nhằm chuyển hướng sự chú ý của dư luận quốc tế, và che đậy âm mưu thay đổi hiến pháp hòa bình của Nhật, và mở rộng sức mạnh quân sự của nước này.

“Chúng tôi cảnh báo một cách nghiêm khắc các thế lực này không được làm sai lạc quan điểm của công chúng bằng những tin đồn và làm gia tăng căng thẳng vì lợi ích ích kỷ của riêng mình”, Bộ ngoại giao Trung Quốc nói.

Đáp lại những bình luận của Bộ ngoại giao Mỹ mới đây, Trung Quốc cũng yêu cầu “các bên liên quan” thận trọng về ngôn từ và hành động, giữ bình tĩnh và quan điểm khách quan, cùng có nỗ lực với Trung Quốc để đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và an ninh trên không và trên biển trong khu vực.

Mai Thùy

No comments:

Post a Comment