Wednesday, January 29, 2014

'Tết họ cười, còn chúng tôi khóc...'

Khi được hỏi chuyện về quê ăn tết, cư dân xóm chạy thận ở Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội) chỉ lắc đầu buồn bã: “Về tết là nhịn tết. Tết họ cười, còn chúng tôi khóc”
Bấu víu nhau sống Những ngày tháng chạp năm 2013, trong cái rét của tiết đông Hà Nội khiến cho không khí càng trở nên tê tái. Mặc kệ dòng người vẫn đang hối hả tất bật mưu sinh, bên khu trọ tồi tàn, xập xệ, nơi cư ngụ của 12 bệnh nhân tứ xứ xóm chạy thận Ngọc Hồi vẫn yên tĩnh, lặng lẽ và ảm đạm. Lão làng nhất xóm chạy thận này phải kể đến chị Nguyễn Thị Chủng (Duy Tiên, Hà Nam) và anh Nguyễn Duy Xứng (Thach Thất, Hà Nội). Anh, chị đã có thâm niên chạy thận hơn 10 năm. Trong ngần ấy năm đó, những lần anh chị chết đi sống lại không đếm xuể. Và cũng như những bệnh nhân khác, anh chị luôn tuôn thủ một nguyên tắc bất thành văn là phải chạy, chạy từng ngày, từng phút để sinh tồn. Bởi một lẽ, ngừng chạy có nghĩa là ngừng sống, là chấm dứt cuộc sống. ÔngThương, anh Xứng hai bệnh nhân lâu năm trong xóm chạy thận. Ông Nguyễn Văn Thương (64 tuổi, Hà Nam) có thâm niên 7 năm chạy thận tâm sự: “Trong khu trọ này, ai cũng phải tự mình chống chọi với bệnh tật cả. Họa hoằn lắm mới có người thân lên thăm, nhiều lúc cô đơn và tủi thân lắm. Nhưng phải chấp nhận thôi. May mắn là khi lên đây tôi gặp những người khác cùng cảnh ngộ nên hay quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Lúc nào bệnh nặng quá ngất đi thì các cô chú khác lại đưa tôi sang bệnh viện cấp cứu. Ở cái xóm trọ này, ai cũng phải nương nhau, bấu víu nhau mà sống”. Đang ở lứa tuổi mới đôi mươi, căn bệnh quái ác đã khiến em Văn Khương (Hà Nam) trở thành một trong những bệnh nhân trẻ tuổi nhất xóm. Từ một chàng trai khoẻ mạnh làm nghề mộc kiếm thu nhập chính cho gia đình, nay sau gần 4 năm mang trọng bệnh, em sụt gần chục ký. Đôi mắt sâu hoằm, chi chít những vết tích trên cánh tay sau mỗi lần chạy thận khiến con người em như tái nhợt hẳn. Buồn hơn là khi biết mình lâm bệnh, em phải từ bỏ đi mối tình đầu vốn dĩ rất đẹp với một cô gái trong thôn. “Em sống còn chưa nổi lấy đâu tâm trí để dành cho chuyện tình cảm. Cứ duy trì tình cảm thì chỉ khổ cho họ thôi. Giờ em chỉ biết sống côi cút đến khi nhắm mắt thôi chứ không dám tin là có hạnh phúc”, Khương tâm sự. Đau lòng hơn cả là trường hợp anh Đương, chị Chủng (Duy Tiên, Hà Nam). Năm 2002 đứa con trai cả anh chị mất để lại nỗi đau lớn trong lòng. Thương nhớ con rồi chị bị suy sụp, ốm và lâm bạo bệnh. Anh chị chỉ còn 2 bàn tay trắng, bỏ nhà cửa, ruộng vườn, con thơ mới chưa đầy 10 tuổi để lên Hà Nội chữa trị. Một bệnh nhân xóm thận đang tự mình nấu cơm trưa. 10 năm chị chạy thận là chừng ấy thời gian anh Đương lặn lội mò cua, bắt ốc trên các cánh đồng để nuôi vợ. Trong căn nhà chỉ hơn 10m2 ấy, mọi đồ dùng sinh hoạt chỉ là những vật dụng thô sơ. Anh Đương chia sẻ: “Ở cái tuổi này lẽ ra hai vợ chồng đang phải tất bật mưu sinh làm ăn, nuôi con cái ăn học, nhưng đằng này, vợ tôi lại mắc phải căn bệnh “nhà giàu” khiến kinh tế kiệt quệ. Ruộng đồng ở quê phải bỏ hoang, con cái phải gửi cho cô bác làng xóm nuôi giúp. Ở đây, mỗi mình tôi là người còn khỏe còn giúp đỡ được những người khác trong xóm vì họ chỉ ở một mình chạy thận”. Về quê ăn Tết là cực hình Khi nhắc đến Tết, những bệnh nhân chạy thân trong xóm trọ đều sợ hãi và ngán ngẩm. Khái niệm Tết vốn đã không còn tròn vẹn với họ. Căn bệnh quái ác này không cho phép họ rời xa bệnh viện quá 3 ngày. Những bệnh nhân ở các tỉnh lân cận Hà Nội như anh Xứng thì chỉ tranh thủ về quê ăn Tết 1 ngày, hôm sau lại lên để lọc máu. Với những ai ở xa thì về quê ăn Tết là cực hình. “Tết thì ai chẳng muốn về quê đoàn tụ với gia đình. Nhưng từ khi bị căn bệnh này chưa có cái Tết nào chúng tôi được hưởng niềm vui trọn vẹn cả. Tết ai ai cũng mong nghỉ nhiều, với chúng tôi nghỉ nhiều không được chạy thận đồng nghĩa với chết. Tết nào cũng thế, nhiều người phải đi cấp cứu ngay trong đêm mùng 1. Những lúc như thế, phải làm hàng chục loại dịch vụ bên ngoài tốn tiền lắm, gia đình đã nghèo nay nghèo hơn. Mình khổ một chứ gia đình, con cái khổ mười”, ông Thương buồn rầu. Khi có sức khoẻ, Lê Văn Khương (Hà Nam) tự tay chăm sóc những luống rau mầm để bán kiếm tiền. Với em Khương thì Tết là lúc cậu đem lại sự lo lắng cho gia đình nhiều nhất: “Ngày Tết ai chẳng mong về, năm ngoái vào đúng mùng 2 Tết thì em phải đi viện cấp cứu, cả gia đình mất luôn cái tết, mẹ và hai em khóc cạn nước mắt. Năm nay, nghĩ đến tết mà trĩu nặng”. Là người có nhiều kinh nghiệm, anh Xứng chia sẻ cho những người mới đến: “Về quê ăn Tết nhưng phải biết ăn kiêng để mà sống. Về nhà thịt bò, thịt lợn đầy đủ nhưng nhịn không được ăn. Những đồ có nhiều đạm, muối, chuối, cam, rau dền, hạt điều, socola… thì tuyệt đối không được đụng đến. Những ngày tết người thân phải luôn túc trực để có gì còn đi viện kịp không là dễ ra đi lắm”. Những chia sẻ của anh cũng chính là nỗi lòng của nhiều bệnh nhân thận mỗi độ xuân về. Tuy tết đồng nghĩa với cái chết cận kề, song trong tiềm thức của họ những phút giây được đoàn tụ với gia đình đều trở nên quý giá và ý nghĩa vô cùng. Theo Vietnamnet

Bài viết: http://news.zing.vn/Tet-ho-cuoi-con-chung-toi-khoc-post388703.html#detail_discover.samecate

Nguồn Zing News
Bấu víu nhau sống Những ngày tháng chạp năm 2013, trong cái rét của tiết đông Hà Nội khiến cho không khí càng trở nên tê tái. Mặc kệ dòng người vẫn đang hối hả tất bật mưu sinh, bên khu trọ tồi tàn, xập xệ, nơi cư ngụ của 12 bệnh nhân tứ xứ xóm chạy thận Ngọc Hồi vẫn yên tĩnh, lặng lẽ và ảm đạm. Lão làng nhất xóm chạy thận này phải kể đến chị Nguyễn Thị Chủng (Duy Tiên, Hà Nam) và anh Nguyễn Duy Xứng (Thach Thất, Hà Nội). Anh, chị đã có thâm niên chạy thận hơn 10 năm. Trong ngần ấy năm đó, những lần anh chị chết đi sống lại không đếm xuể. Và cũng như những bệnh nhân khác, anh chị luôn tuôn thủ một nguyên tắc bất thành văn là phải chạy, chạy từng ngày, từng phút để sinh tồn. Bởi một lẽ, ngừng chạy có nghĩa là ngừng sống, là chấm dứt cuộc sống. ÔngThương, anh Xứng hai bệnh nhân lâu năm trong xóm chạy thận. Ông Nguyễn Văn Thương (64 tuổi, Hà Nam) có thâm niên 7 năm chạy thận tâm sự: “Trong khu trọ này, ai cũng phải tự mình chống chọi với bệnh tật cả. Họa hoằn lắm mới có người thân lên thăm, nhiều lúc cô đơn và tủi thân lắm. Nhưng phải chấp nhận thôi. May mắn là khi lên đây tôi gặp những người khác cùng cảnh ngộ nên hay quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Lúc nào bệnh nặng quá ngất đi thì các cô chú khác lại đưa tôi sang bệnh viện cấp cứu. Ở cái xóm trọ này, ai cũng phải nương nhau, bấu víu nhau mà sống”. Đang ở lứa tuổi mới đôi mươi, căn bệnh quái ác đã khiến em Văn Khương (Hà Nam) trở thành một trong những bệnh nhân trẻ tuổi nhất xóm. Từ một chàng trai khoẻ mạnh làm nghề mộc kiếm thu nhập chính cho gia đình, nay sau gần 4 năm mang trọng bệnh, em sụt gần chục ký. Đôi mắt sâu hoằm, chi chít những vết tích trên cánh tay sau mỗi lần chạy thận khiến con người em như tái nhợt hẳn. Buồn hơn là khi biết mình lâm bệnh, em phải từ bỏ đi mối tình đầu vốn dĩ rất đẹp với một cô gái trong thôn. “Em sống còn chưa nổi lấy đâu tâm trí để dành cho chuyện tình cảm. Cứ duy trì tình cảm thì chỉ khổ cho họ thôi. Giờ em chỉ biết sống côi cút đến khi nhắm mắt thôi chứ không dám tin là có hạnh phúc”, Khương tâm sự. Đau lòng hơn cả là trường hợp anh Đương, chị Chủng (Duy Tiên, Hà Nam). Năm 2002 đứa con trai cả anh chị mất để lại nỗi đau lớn trong lòng. Thương nhớ con rồi chị bị suy sụp, ốm và lâm bạo bệnh. Anh chị chỉ còn 2 bàn tay trắng, bỏ nhà cửa, ruộng vườn, con thơ mới chưa đầy 10 tuổi để lên Hà Nội chữa trị. Một bệnh nhân xóm thận đang tự mình nấu cơm trưa. 10 năm chị chạy thận là chừng ấy thời gian anh Đương lặn lội mò cua, bắt ốc trên các cánh đồng để nuôi vợ. Trong căn nhà chỉ hơn 10m2 ấy, mọi đồ dùng sinh hoạt chỉ là những vật dụng thô sơ. Anh Đương chia sẻ: “Ở cái tuổi này lẽ ra hai vợ chồng đang phải tất bật mưu sinh làm ăn, nuôi con cái ăn học, nhưng đằng này, vợ tôi lại mắc phải căn bệnh “nhà giàu” khiến kinh tế kiệt quệ. Ruộng đồng ở quê phải bỏ hoang, con cái phải gửi cho cô bác làng xóm nuôi giúp. Ở đây, mỗi mình tôi là người còn khỏe còn giúp đỡ được những người khác trong xóm vì họ chỉ ở một mình chạy thận”. Về quê ăn Tết là cực hình Khi nhắc đến Tết, những bệnh nhân chạy thân trong xóm trọ đều sợ hãi và ngán ngẩm. Khái niệm Tết vốn đã không còn tròn vẹn với họ. Căn bệnh quái ác này không cho phép họ rời xa bệnh viện quá 3 ngày. Những bệnh nhân ở các tỉnh lân cận Hà Nội như anh Xứng thì chỉ tranh thủ về quê ăn Tết 1 ngày, hôm sau lại lên để lọc máu. Với những ai ở xa thì về quê ăn Tết là cực hình. “Tết thì ai chẳng muốn về quê đoàn tụ với gia đình. Nhưng từ khi bị căn bệnh này chưa có cái Tết nào chúng tôi được hưởng niềm vui trọn vẹn cả. Tết ai ai cũng mong nghỉ nhiều, với chúng tôi nghỉ nhiều không được chạy thận đồng nghĩa với chết. Tết nào cũng thế, nhiều người phải đi cấp cứu ngay trong đêm mùng 1. Những lúc như thế, phải làm hàng chục loại dịch vụ bên ngoài tốn tiền lắm, gia đình đã nghèo nay nghèo hơn. Mình khổ một chứ gia đình, con cái khổ mười”, ông Thương buồn rầu. Khi có sức khoẻ, Lê Văn Khương (Hà Nam) tự tay chăm sóc những luống rau mầm để bán kiếm tiền. Với em Khương thì Tết là lúc cậu đem lại sự lo lắng cho gia đình nhiều nhất: “Ngày Tết ai chẳng mong về, năm ngoái vào đúng mùng 2 Tết thì em phải đi viện cấp cứu, cả gia đình mất luôn cái tết, mẹ và hai em khóc cạn nước mắt. Năm nay, nghĩ đến tết mà trĩu nặng”. Là người có nhiều kinh nghiệm, anh Xứng chia sẻ cho những người mới đến: “Về quê ăn Tết nhưng phải biết ăn kiêng để mà sống. Về nhà thịt bò, thịt lợn đầy đủ nhưng nhịn không được ăn. Những đồ có nhiều đạm, muối, chuối, cam, rau dền, hạt điều, socola… thì tuyệt đối không được đụng đến. Những ngày tết người thân phải luôn túc trực để có gì còn đi viện kịp không là dễ ra đi lắm”. Những chia sẻ của anh cũng chính là nỗi lòng của nhiều bệnh nhân thận mỗi độ xuân về. Tuy tết đồng nghĩa với cái chết cận kề, song trong tiềm thức của họ những phút giây được đoàn tụ với gia đình đều trở nên quý giá và ý nghĩa vô cùng. Theo Vietnamnet

Bài viết: http://news.zing.vn/Tet-ho-cuoi-con-chung-toi-khoc-post388703.html#detail_discover.samecate

Nguồn Zing News
Bấu víu nhau sống Những ngày tháng chạp năm 2013, trong cái rét của tiết đông Hà Nội khiến cho không khí càng trở nên tê tái. Mặc kệ dòng người vẫn đang hối hả tất bật mưu sinh, bên khu trọ tồi tàn, xập xệ, nơi cư ngụ của 12 bệnh nhân tứ xứ xóm chạy thận Ngọc Hồi vẫn yên tĩnh, lặng lẽ và ảm đạm. Lão làng nhất xóm chạy thận này phải kể đến chị Nguyễn Thị Chủng (Duy Tiên, Hà Nam) và anh Nguyễn Duy Xứng (Thach Thất, Hà Nội). Anh, chị đã có thâm niên chạy thận hơn 10 năm. Trong ngần ấy năm đó, những lần anh chị chết đi sống lại không đếm xuể. Và cũng như những bệnh nhân khác, anh chị luôn tuôn thủ một nguyên tắc bất thành văn là phải chạy, chạy từng ngày, từng phút để sinh tồn. Bởi một lẽ, ngừng chạy có nghĩa là ngừng sống, là chấm dứt cuộc sống. ÔngThương, anh Xứng hai bệnh nhân lâu năm trong xóm chạy thận. Ông Nguyễn Văn Thương (64 tuổi, Hà Nam) có thâm niên 7 năm chạy thận tâm sự: “Trong khu trọ này, ai cũng phải tự mình chống chọi với bệnh tật cả. Họa hoằn lắm mới có người thân lên thăm, nhiều lúc cô đơn và tủi thân lắm. Nhưng phải chấp nhận thôi. May mắn là khi lên đây tôi gặp những người khác cùng cảnh ngộ nên hay quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Lúc nào bệnh nặng quá ngất đi thì các cô chú khác lại đưa tôi sang bệnh viện cấp cứu. Ở cái xóm trọ này, ai cũng phải nương nhau, bấu víu nhau mà sống”. Đang ở lứa tuổi mới đôi mươi, căn bệnh quái ác đã khiến em Văn Khương (Hà Nam) trở thành một trong những bệnh nhân trẻ tuổi nhất xóm. Từ một chàng trai khoẻ mạnh làm nghề mộc kiếm thu nhập chính cho gia đình, nay sau gần 4 năm mang trọng bệnh, em sụt gần chục ký. Đôi mắt sâu hoằm, chi chít những vết tích trên cánh tay sau mỗi lần chạy thận khiến con người em như tái nhợt hẳn. Buồn hơn là khi biết mình lâm bệnh, em phải từ bỏ đi mối tình đầu vốn dĩ rất đẹp với một cô gái trong thôn. “Em sống còn chưa nổi lấy đâu tâm trí để dành cho chuyện tình cảm. Cứ duy trì tình cảm thì chỉ khổ cho họ thôi. Giờ em chỉ biết sống côi cút đến khi nhắm mắt thôi chứ không dám tin là có hạnh phúc”, Khương tâm sự. Đau lòng hơn cả là trường hợp anh Đương, chị Chủng (Duy Tiên, Hà Nam). Năm 2002 đứa con trai cả anh chị mất để lại nỗi đau lớn trong lòng. Thương nhớ con rồi chị bị suy sụp, ốm và lâm bạo bệnh. Anh chị chỉ còn 2 bàn tay trắng, bỏ nhà cửa, ruộng vườn, con thơ mới chưa đầy 10 tuổi để lên Hà Nội chữa trị. Một bệnh nhân xóm thận đang tự mình nấu cơm trưa. 10 năm chị chạy thận là chừng ấy thời gian anh Đương lặn lội mò cua, bắt ốc trên các cánh đồng để nuôi vợ. Trong căn nhà chỉ hơn 10m2 ấy, mọi đồ dùng sinh hoạt chỉ là những vật dụng thô sơ. Anh Đương chia sẻ: “Ở cái tuổi này lẽ ra hai vợ chồng đang phải tất bật mưu sinh làm ăn, nuôi con cái ăn học, nhưng đằng này, vợ tôi lại mắc phải căn bệnh “nhà giàu” khiến kinh tế kiệt quệ. Ruộng đồng ở quê phải bỏ hoang, con cái phải gửi cho cô bác làng xóm nuôi giúp. Ở đây, mỗi mình tôi là người còn khỏe còn giúp đỡ được những người khác trong xóm vì họ chỉ ở một mình chạy thận”. Về quê ăn Tết là cực hình Khi nhắc đến Tết, những bệnh nhân chạy thân trong xóm trọ đều sợ hãi và ngán ngẩm. Khái niệm Tết vốn đã không còn tròn vẹn với họ. Căn bệnh quái ác này không cho phép họ rời xa bệnh viện quá 3 ngày. Những bệnh nhân ở các tỉnh lân cận Hà Nội như anh Xứng thì chỉ tranh thủ về quê ăn Tết 1 ngày, hôm sau lại lên để lọc máu. Với những ai ở xa thì về quê ăn Tết là cực hình. “Tết thì ai chẳng muốn về quê đoàn tụ với gia đình. Nhưng từ khi bị căn bệnh này chưa có cái Tết nào chúng tôi được hưởng niềm vui trọn vẹn cả. Tết ai ai cũng mong nghỉ nhiều, với chúng tôi nghỉ nhiều không được chạy thận đồng nghĩa với chết. Tết nào cũng thế, nhiều người phải đi cấp cứu ngay trong đêm mùng 1. Những lúc như thế, phải làm hàng chục loại dịch vụ bên ngoài tốn tiền lắm, gia đình đã nghèo nay nghèo hơn. Mình khổ một chứ gia đình, con cái khổ mười”, ông Thương buồn rầu. Khi có sức khoẻ, Lê Văn Khương (Hà Nam) tự tay chăm sóc những luống rau mầm để bán kiếm tiền. Với em Khương thì Tết là lúc cậu đem lại sự lo lắng cho gia đình nhiều nhất: “Ngày Tết ai chẳng mong về, năm ngoái vào đúng mùng 2 Tết thì em phải đi viện cấp cứu, cả gia đình mất luôn cái tết, mẹ và hai em khóc cạn nước mắt. Năm nay, nghĩ đến tết mà trĩu nặng”. Là người có nhiều kinh nghiệm, anh Xứng chia sẻ cho những người mới đến: “Về quê ăn Tết nhưng phải biết ăn kiêng để mà sống. Về nhà thịt bò, thịt lợn đầy đủ nhưng nhịn không được ăn. Những đồ có nhiều đạm, muối, chuối, cam, rau dền, hạt điều, socola… thì tuyệt đối không được đụng đến. Những ngày tết người thân phải luôn túc trực để có gì còn đi viện kịp không là dễ ra đi lắm”. Những chia sẻ của anh cũng chính là nỗi lòng của nhiều bệnh nhân thận mỗi độ xuân về. Tuy tết đồng nghĩa với cái chết cận kề, song trong tiềm thức của họ những phút giây được đoàn tụ với gia đình đều trở nên quý giá và ý nghĩa vô cùng. Theo Vietnamnet

Bài viết: http://news.zing.vn/Tet-ho-cuoi-con-chung-toi-khoc-post388703.html#detail_discover.samecate

Nguồn Zing News
 Bấu víu nhau sống
Những ngày tháng chạp năm 2013, trong cái rét của tiết đông Hà Nội khiến cho không khí càng trở nên tê tái. Mặc kệ dòng người vẫn đang hối hả tất bật mưu sinh, bên khu trọ tồi tàn, xập xệ, nơi cư ngụ của 12 bệnh nhân tứ xứ xóm chạy thận Ngọc Hồi vẫn yên tĩnh, lặng lẽ và ảm đạm.
Lão làng nhất xóm chạy thận này phải kể đến chị Nguyễn Thị Chủng (Duy Tiên, Hà Nam) và anh Nguyễn Duy Xứng (Thach Thất, Hà Nội). Anh, chị đã có thâm niên chạy thận hơn 10 năm. Trong ngần ấy năm đó, những lần anh chị chết đi sống lại không đếm xuể.
Và cũng như những bệnh nhân khác, anh chị luôn tuôn thủ một nguyên tắc bất thành văn là phải chạy, chạy từng ngày, từng phút để sinh tồn. Bởi một lẽ, ngừng chạy có nghĩa là ngừng sống, là chấm dứt cuộc sống.
ÔngThương, anh Xứng hai bệnh nhân lâu năm trong xóm chạy thận.
Ông Nguyễn Văn Thương (64 tuổi, Hà Nam) có thâm niên 7 năm chạy thận tâm sự: “Trong khu trọ này, ai cũng phải tự mình chống chọi với bệnh tật cả. Họa hoằn lắm mới có người thân lên thăm, nhiều lúc cô đơn và tủi thân lắm. Nhưng phải chấp nhận thôi.
May mắn là khi lên đây tôi gặp những người khác cùng cảnh ngộ nên hay quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Lúc nào bệnh nặng quá ngất đi thì các cô chú khác lại đưa tôi sang bệnh viện cấp cứu. Ở cái xóm trọ này, ai cũng phải nương nhau, bấu víu nhau mà sống”.
Đang ở lứa tuổi mới đôi mươi, căn bệnh quái ác đã khiến em Văn Khương (Hà Nam) trở thành một trong những bệnh nhân trẻ tuổi nhất xóm. Từ một chàng trai khoẻ mạnh làm nghề mộc kiếm thu nhập chính cho gia đình, nay sau gần 4 năm mang trọng bệnh, em sụt gần chục ký. Đôi mắt sâu hoằm, chi chít những vết tích trên cánh tay sau mỗi lần chạy thận khiến con người em như tái nhợt hẳn. Buồn hơn là khi biết mình lâm bệnh, em phải từ bỏ đi mối tình đầu vốn dĩ rất đẹp với một cô gái trong thôn.
“Em sống còn chưa nổi lấy đâu tâm trí để dành cho chuyện tình cảm. Cứ duy trì tình cảm thì chỉ khổ cho họ thôi. Giờ em chỉ biết sống côi cút đến khi nhắm mắt thôi chứ không dám tin là có hạnh phúc”, Khương tâm sự.
Đau lòng hơn cả là trường hợp anh Đương, chị Chủng (Duy Tiên, Hà Nam). Năm 2002 đứa con trai cả anh chị mất để lại nỗi đau lớn trong lòng. Thương nhớ con rồi chị bị suy sụp, ốm và lâm bạo bệnh. Anh chị chỉ còn 2 bàn tay trắng, bỏ nhà cửa, ruộng vườn, con thơ mới chưa đầy 10 tuổi để lên Hà Nội chữa trị.
Một bệnh nhân xóm thận đang tự mình nấu cơm trưa.
10 năm chị chạy thận là chừng ấy thời gian anh Đương lặn lội mò cua, bắt ốc trên các cánh đồng để nuôi vợ. Trong căn nhà chỉ hơn 10m2 ấy, mọi đồ dùng sinh hoạt chỉ là những vật dụng thô sơ.
Anh Đương chia sẻ: “Ở cái tuổi này lẽ ra hai vợ chồng đang phải tất bật mưu sinh làm ăn, nuôi con cái ăn học, nhưng đằng này, vợ tôi lại mắc phải căn bệnh “nhà giàu” khiến kinh tế kiệt quệ.
Ruộng đồng ở quê phải bỏ hoang, con cái phải gửi cho cô bác làng xóm nuôi giúp. Ở đây, mỗi mình tôi là người còn khỏe còn giúp đỡ được những người khác trong xóm vì họ chỉ ở một mình chạy thận”.
Về quê ăn Tết là cực hình
Khi nhắc đến Tết, những bệnh nhân chạy thân trong xóm trọ đều sợ hãi và ngán ngẩm. Khái niệm Tết vốn đã không còn tròn vẹn với họ. Căn bệnh quái ác này không cho phép họ rời xa bệnh viện quá 3 ngày.
Những bệnh nhân ở các tỉnh lân cận Hà Nội như anh Xứng thì chỉ tranh thủ về quê ăn Tết 1 ngày, hôm sau lại lên để lọc máu. Với những ai ở xa thì về quê ăn Tết là cực hình.
“Tết thì ai chẳng muốn về quê đoàn tụ với gia đình. Nhưng từ khi bị căn bệnh này chưa có cái Tết nào chúng tôi được hưởng niềm vui trọn vẹn cả. Tết ai ai cũng mong nghỉ nhiều, với chúng tôi nghỉ nhiều không được chạy thận đồng nghĩa với chết.
Tết nào cũng thế, nhiều người phải đi cấp cứu ngay trong đêm mùng 1. Những lúc như thế, phải làm hàng chục loại dịch vụ bên ngoài tốn tiền lắm, gia đình đã nghèo nay nghèo hơn. Mình khổ một chứ gia đình, con cái khổ mười”, ông Thương buồn rầu.
Khi có sức khoẻ, Lê Văn Khương (Hà Nam) tự tay chăm sóc những luống rau mầm để bán kiếm tiền.
Với em Khương thì Tết là lúc cậu đem lại sự lo lắng cho gia đình nhiều nhất: “Ngày Tết ai chẳng mong về, năm ngoái vào đúng mùng 2 Tết thì em phải đi viện cấp cứu, cả gia đình mất luôn cái tết, mẹ và hai em khóc cạn nước mắt. Năm nay, nghĩ đến tết mà trĩu nặng”.
Là người có nhiều kinh nghiệm, anh Xứng chia sẻ cho những người mới đến: “Về quê ăn Tết nhưng phải biết ăn kiêng để mà sống. Về nhà thịt bò, thịt lợn đầy đủ nhưng nhịn không được ăn. Những đồ có nhiều đạm, muối, chuối, cam, rau dền, hạt điều, socola… thì tuyệt đối không được đụng đến. Những ngày tết người thân phải luôn túc trực để có gì còn đi viện kịp không là dễ ra đi lắm”.
Những chia sẻ của anh cũng chính là nỗi lòng của nhiều bệnh nhân thận mỗi độ xuân về. Tuy tết đồng nghĩa với cái chết cận kề, song trong tiềm thức của họ những phút giây được đoàn tụ với gia đình đều trở nên quý giá và ý nghĩa vô cùng.
Theo Vietnamnet

No comments:

Post a Comment