Thứ Ba, 28/01/2014 09:28 (GMT + 7)
Vừa bước xuống cửa hiệu cầm đồ đường Láng, vị khách tay cầm điện thoại luôn miệng nói “đang cố gắng thu xếp, mai sẽ trả”, “đừng gây áp lực với nhau".
Vừa bước xuống cửa hiệu cầm đồ đường Láng, vị khách tay cầm điện thoại luôn miệng nói “đang cố gắng thu xếp, mai sẽ trả”, “đừng gây áp lực với nhau".
Phải mất tới hơn 10 phút với 4 cuộc điện thoại thì vị khách này mới dứt được câu chuyện. Trong khi đó, người nhân viên của tiệm cầm đồ đã nhanh nhảu ra tận xe Santafe ngó nghiêng một lúc. Đợi khách dứt điện thoại, nhân viên tiệm cầm đồ nói luôn với vị khách quen: “Anh đi xe vào bãi đi. Lát em ra rồi mang theo biên nhận luôn”.
Tại cửa hiệu cầm đồ trên đường Láng này, cứ vài phút lại có thêm một khách. Có người cầm vừa bước xuống taxi đã khệ nệ bê cả bộ loa mới coóng còn dán nhãn đặt thẳng lên bàn chủ hiệu cầm đồ. Tuy nhiên, phải chờ một lúc lâu thì vị khách này mới thực hiện được giao dịch của mình.
“Bây giờ kho cũng chật rồi, như con Santafe ban nãy anh thấy đấy. Nhận rồi, nhưng bọn em còn lấy cả phí gửi xe nữa. Rẻ thì 100 nghìn đồng/ngày, còn nếu mà không tìm được chỗ gửi nữa thì bọn em cũng không dám nhận”.
Tại cửa hiệu cầm đồ khác cách đấy vài nhà, phía trong cửa hiệu tại góc kín có hai vị khách - một nữ, một nam - đang ngồi tần ngần trước hai túi đen trước mặt, để lộ ra những cọc tiền mệnh giá 500 nghìn đồng. Thi thoảng người khách nữ lại cau mày tỏ ra cáu giận rút điện thoại đọc địa chỉ nơi mình đang ngồi. Đợi hơn 10 phút thì có 3 nhân viên ngân hàng cầm theo cả tập giấy tờ tới đặt trước bàn.
Vẻ mặt thiểu não, vị khách này nói: “Đây là 180 triệu chị vừa gửi chiếc xe của chị. Bên công ty chị chỉ còn đấy thôi. Bên em muốn thêm, làm căng thì gọi trực tiếp cho anh Minh, chị chỉ được lệnh gọi em tới giao thôi”. Người nữ vừa dứt lời, một nhân viên ngân hàng định nói điều gì, nhưng người đồng nghiệp bên cạnh đụng khẽ tay ra dấu ngăn lại…
Đợi cho các giao dịch của khách xong, người chủ hiệu cầm đồ này mới nói rằng từ hôm qua tới nay đã chứng kiến 3 cuộc giao dịch của khách như vậy, người đòi nợ ngoài nhân viên ngân hàng còn có cả dân anh chị giang hồ. “Thấy phiền, em cũng bảo họ sang quán café gần đây ngồi đợi chủ nợ, nhưng khách không chịu. Họ bảo cứ ngồi ở đây để chủ nợ thấy phải mang cả ôtô đi cầm để đỡ đòi thêm nữa”.
Quan sát thêm 3 cửa hiệu cầm đồ khác, cảnh tượng cầm đồ trả nợ cũng diễn ra phổ biến. Tại cửa hàng cầm đồ trên đường Trung Kính, người khách vừa gửi chiếc xe SH được 25 triệu thì móc túi đưa ra đếm thêm tiền rồi đưa cả cho người đầu trọc đi cùng mình.
Theo khảo sát của PV, cách đây vài hôm, các hiệu cầm đồ đã không còn nhận những đồ cầm có giá trị thực dưới 10 triệu nữa. Điện thoại, laptop là những vật gửi đồ khá phổ biến trong ngày thường thì ngày sát Tết cũng ít cửa hiệu dám nhận. Một chủ hiệu cầm đồ đường Lương Thế Vinh nói: “Với bọn em vốn ít, trước đó sinh viên gửi đồ nhiều quá cạn vốn. Anh chủ cũng đi vay ngoài thêm được 200 trăm triệu vào nên có gửi đồ giá trị thì cũng chỉ cho vay ít. Laptop, điện thoại với xe số thì bọn em thôi không nhận nữa”.
Theo ghi nhận của phóng viên, giá lãi suất của đồ cầm trong ngày tết cũng tăng chóng mặt, với giá ngày thường chỉ 2 tới 3 nghìn/ triệu đồng thì hiện này giá mặt bằng chung đã là 5 nghìn đồng/ một triệu đồng đồ cầm, có cửa hàng đã nâng giá lên tới 10 nghìn đồng/ triệu.
Theo T. Chí (Lao Động)
Tại cửa hiệu cầm đồ trên đường Láng này, cứ vài phút lại có thêm một khách. Có người cầm vừa bước xuống taxi đã khệ nệ bê cả bộ loa mới coóng còn dán nhãn đặt thẳng lên bàn chủ hiệu cầm đồ. Tuy nhiên, phải chờ một lúc lâu thì vị khách này mới thực hiện được giao dịch của mình.
Một dãy hiệu cầm đồ ở đường Láng lúc nào cũng tấp nập khách ra vào.
Tiệm cầm đồ đông khách, tôi đứng đợi gần nửa tiếng mới tới lượt mình ghi biên nhận gửi đồ. Chiếc AirBlade mới mua hơn 2 tháng tôi mang đi gửi được định giá 10 triệu đồng. Kỳ kèo đẩy giá lên 15 triệu thì nhân viên của tiệm tỏ ra cáu bắn nói: “Anh đi tới đâu giờ cũng chỉ có giá đấy thôi. Chả ai còn tiền để đặt giá cao hơn đâu. Ngày thường bọn em có thể nhận xe của anh lên tới 20 triệu, nhưng Tết nhất thế này thì chịu”. Theo người nhân viên của tiệm cầm đồ này thì chỉ trong ngày hôm qua, chủ tiệm này đã đổ ra hơn 1 tỷ, trong đó có 4 chiếc ôtô nhập kho, nên cũng đang bí tiền không cho gửi cao.“Bây giờ kho cũng chật rồi, như con Santafe ban nãy anh thấy đấy. Nhận rồi, nhưng bọn em còn lấy cả phí gửi xe nữa. Rẻ thì 100 nghìn đồng/ngày, còn nếu mà không tìm được chỗ gửi nữa thì bọn em cũng không dám nhận”.
Tại cửa hiệu cầm đồ khác cách đấy vài nhà, phía trong cửa hiệu tại góc kín có hai vị khách - một nữ, một nam - đang ngồi tần ngần trước hai túi đen trước mặt, để lộ ra những cọc tiền mệnh giá 500 nghìn đồng. Thi thoảng người khách nữ lại cau mày tỏ ra cáu giận rút điện thoại đọc địa chỉ nơi mình đang ngồi. Đợi hơn 10 phút thì có 3 nhân viên ngân hàng cầm theo cả tập giấy tờ tới đặt trước bàn.
Vẻ mặt thiểu não, vị khách này nói: “Đây là 180 triệu chị vừa gửi chiếc xe của chị. Bên công ty chị chỉ còn đấy thôi. Bên em muốn thêm, làm căng thì gọi trực tiếp cho anh Minh, chị chỉ được lệnh gọi em tới giao thôi”. Người nữ vừa dứt lời, một nhân viên ngân hàng định nói điều gì, nhưng người đồng nghiệp bên cạnh đụng khẽ tay ra dấu ngăn lại…
Đợi cho các giao dịch của khách xong, người chủ hiệu cầm đồ này mới nói rằng từ hôm qua tới nay đã chứng kiến 3 cuộc giao dịch của khách như vậy, người đòi nợ ngoài nhân viên ngân hàng còn có cả dân anh chị giang hồ. “Thấy phiền, em cũng bảo họ sang quán café gần đây ngồi đợi chủ nợ, nhưng khách không chịu. Họ bảo cứ ngồi ở đây để chủ nợ thấy phải mang cả ôtô đi cầm để đỡ đòi thêm nữa”.
Quan sát thêm 3 cửa hiệu cầm đồ khác, cảnh tượng cầm đồ trả nợ cũng diễn ra phổ biến. Tại cửa hàng cầm đồ trên đường Trung Kính, người khách vừa gửi chiếc xe SH được 25 triệu thì móc túi đưa ra đếm thêm tiền rồi đưa cả cho người đầu trọc đi cùng mình.
Theo khảo sát của PV, cách đây vài hôm, các hiệu cầm đồ đã không còn nhận những đồ cầm có giá trị thực dưới 10 triệu nữa. Điện thoại, laptop là những vật gửi đồ khá phổ biến trong ngày thường thì ngày sát Tết cũng ít cửa hiệu dám nhận. Một chủ hiệu cầm đồ đường Lương Thế Vinh nói: “Với bọn em vốn ít, trước đó sinh viên gửi đồ nhiều quá cạn vốn. Anh chủ cũng đi vay ngoài thêm được 200 trăm triệu vào nên có gửi đồ giá trị thì cũng chỉ cho vay ít. Laptop, điện thoại với xe số thì bọn em thôi không nhận nữa”.
Theo ghi nhận của phóng viên, giá lãi suất của đồ cầm trong ngày tết cũng tăng chóng mặt, với giá ngày thường chỉ 2 tới 3 nghìn/ triệu đồng thì hiện này giá mặt bằng chung đã là 5 nghìn đồng/ một triệu đồng đồ cầm, có cửa hàng đã nâng giá lên tới 10 nghìn đồng/ triệu.
Theo T. Chí (Lao Động)
No comments:
Post a Comment