Saturday, April 27, 2024

Ba Đình bỗng dưng loạn kiếm, không ai nhường ai

 Hoàng Anh, Trà My, Hoàng Phúc, Nam Việt

Huệ rụng ! Tô chê ghế "ma ám", khả năng Tô "thịt" luôn cụ Tổng ?

Hoàng Anh, Thoibao.de, 26/04/2024

Một nguồn tin rò rỉ cho biết, ngày 25/4 đã diễn ra cuộc họp Bộ Chính trị. Kết quả, ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, làm Chủ tịch nước ; bà Trương Thị Mai làm Chủ tịch Quốc hội ; Đại tướng Lương Cường, Chủ tịch Tổng cục Chính trị Quân đội, làm Thường trực Ban Bí thư, và ngày 26/4 sẽ diễn ra hội nghị Trung ương bất thường để thông qua vấn đề nhân sự.

loankiem1

Trần Thanh Mẫn, bà Trương Thị Mai, Đại tướng Lương Cường

Ông Vương Đình Huệ bị cắt hết các chức vụ trong Đảng và nhà nước.

Nếu thông tin này chính xác, thì Tô Lâm không có dự phần trong các ghế trống, sau khi đấu đá khốc liệt khiến 2 trụ trong Tứ trụ rơi rụng. Ban đầu, khi Tô Lâm loại Võ Văn Thưởng, thì dư luận cho rằng, Tô Lâm cần chiếc ghế Chủ tịch nước ngồi tạm, để hưởng suất đặc biệt cho kỳ Đại hội 14. Tuy nhiên, diễn biến sau đó, phe Nghệ An lại đẩy Phan Đình Trạc ra tranh ghế Bộ trưởng Công an khiến Tô Lâm không dám ngồi vào ghế Chủ tịch nước, mà phải ở lại Bộ Công an.

Sau khi phe Nghệ An thể hiện ý muốn giành ghế Bộ trưởng Công an, Tô Lâm đã cho tấn công vào nhân vật có vị trí cao nhất trong nhóm Nghệ An – ông Vương Đình Huệ. Đánh ông Huệ, Tô Lâm có thể loại được đối thủ nặng ký nhất, có khả năng tranh ghế Tổng bí thư với ông, đồng thời cũng đánh "rắn dập đầu", để nhóm Nghệ An từ bỏ tham vọng chiếm Bộ Công an.

Cho đến thời điểm này, xem như chắc chắn, Vương Đình Huệ đã rụng, và Bộ Chính trị đã họp khẩn để chia chác lại những chiếc ghế bị bỏ trống. Tuy nhiên, trong lần chia chác này, không có phần Tô Lâm.

Điều đáng nói là, chính Tô Lâm đã đánh ngã 2 trụ, nhưng lại để cho người khác hưởng lợi, là điều rất bất thường. Có 2 khả năng đã xảy ra, hoặc Tô Lâm không thu xếp được ghế Bộ trưởng Công an cho đàn em Hưng Yên, nên không dám rời Bộ Công an, để nhận 1 trong 2 ghế hữu danh vô thực trong Tứ trụ. Hoặc, Tô Lâm đợi đốn hạ xong 2 trụ này, rồi ra tay đốn tiếp trụ Tổng bí thư, để tự mình lên "ngôi".

Nếu ngồi ghế Chủ tịch nước mà không kiểm soát được Bộ Công an, thì sẽ là một mối nguy lớn cho Tô Lâm. Điều này đã được các nhà quan sát chính trị phân tích kỹ, ngay khi ông Võ Văn Thưởng mới ngã ngựa.

Cho nên, việc ông Phan Đình Trạc nhảy vào phá rối, muốn cắt bớt sức mạnh của Tô Lâm trong Bộ Công an, cũng được xem là nước cờ hiểm. Dù Tô Lâm đánh gục được Vương Đình Huệ, nhưng không xử lý được nhóm Nghệ An ở Bộ Công an, thì cũng có khả năng, Tô Lâm làm cho người khác hưởng.

Ý đồ của Tô Lâm là nhắm vào chiếc ghế cao nhất trong Đảng, điều này đã quá rõ. Sau khi loại ông Huệ, thì có thể nói, các chân rết xung quanh ông Tổng cũng dần dần rã đám. Trước đây, ông Trần Cẩm Tú là người đi trước Tô Lâm trong vấn đề xử lý các quan chức tham nhũng, thì giờ đây, ngược lại, Trần Cẩm Tú đang phải bám theo đuôi Tô Lâm. Điều đó cho thấy, lực lượng còn lại của Tổng Trọng, sau khi Tô Lâm tạo phản, cũng ngán ngại Tô Lâm. Và có thể nói, cơ hội truất phế Tổng Trọng chưa bao giờ tốt như lúc này. Rất có thể, Tô Lâm đợi xử lý xong Vương Đình Huệ, sẽ tiếp tục ra tay với ông Tổng.

Chỉ còn chưa đến 3 tuần nữa là sẽ diễn ra Hội nghị Trung ương 9, nhưng Trung ương Đảng lại không chờ nổi, mà phải cho họp bất thường. Điều này cho thấy, các bên đều đang rất vội. Những người thay thế được phân ghế vội vã, vì nếu để lâu, có thể cục diện sẽ thay đổi và cơ hội sẽ bị vuột mất. Còn với Tô Lâm, có thể ông cũng cần phải nhanh chóng phân chia ghế, để xác định hướng đi tiếp theo.

Cung đình Cộng sản đang loạn, sắp tới đây, sẽ có nhiều phim hay để mà xem. Dù rằng Tô Lâm đang là kẻ mạnh nhất, nhưng kẻ thù của ông ngày một đông, và mối thù của họ với Tô Lâm cũng ngày một sâu.

Nếu Tô Lâm đoạt được ghế Tổng bí thư, ắt hẳn, các thế lực khác trong Đảng cũng không để ông yên.

 Hoàng Anh

Nguồn : Thoibao.de, 26/04/2024

*****************************

Xử Trần Quý Thanh, Tô Đại mở đường tới Hồ Mẫu Ngoạt – cựu Trợ lý của Tổng Trọng ?

Trà My, Thoibao.de, 25/04/2024

Công luận cho rằng, chuyện gia đình ông Trần Quí Thanh và hai cô con gái, Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích, bị cáo buộc chiếm đoạt 767 tỷ đồng, là một ví dụ điển hình cho câu tục ngữ "gieo gió ắt gặp bão".

loankiem2

Ba cha con ông Trần Quý Thanh, Uyên Phương và Ngọc Bích

Trong bối cảnh, Bộ trưởng Công an Tô Lâm đang ráo riết tập trung mọi nỗ lực với mưu đồ "giành ngôi đoạt vị", để thay thế Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thì việc đưa vụ án của ông Trần Quý Thanh ra xét xử, là có ý tứ gì ?

Báo Tuổi Trẻ ngày 24/3 đưa tin "Ông Trần Quí Thanh bị đề nghị 9-10 năm tù". Bản tin cho biết, sau hơn một ngày xét xử, chiều 24/4, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã luận tội cha con ông Trần Quí Thanh. Theo đó, ông Thanh bị đề nghị từ 9 đến 10 năm tù, bà Uyên Phương bị đề nghị từ 5 đến 6 năm tù, bà Ngọc Bích bị đề nghị từ 4 đến 5 năm tù.

Theo kết luận điều tra của Bộ Công an, 3 cha con ông Trần Quí Thanh đã cho một số doanh nghiệp, cá nhân vay tiền, nhưng sử dụng thủ đoạn không ký hợp đồng cầm cố tài sản, mà buộc người vay phải ký hợp đồng giả cách chuyển nhượng tài sản, rồi chiếm đoạt lấy.

Trong ngày đầu xét xử, tại tòa, ông Trần Quí Thanh vẫn khẳng định mình không có tội, cũng không cho vay, mà là mua bán đất với các bị hại. Tuy nhiên, sau đó ít giờ, cả 3 cha con ông Trần Quí Thanh đã thống nhất nhận tội, theo như cáo trạng truy tố.

Nói về sự giàu có của gia đình ông Trần Quý Thanh, công luận đánh giá, ở Việt Nam, nói về nắm giữ tiền mặt, nếu gia đình ông Trần Quý Thanh "đứng thứ 2", thì "chắc không ai dám nhận chủ nhật".

Tập đoàn Tân Hiệp Phát là một doanh nghiệp tư nhân, sản xuất nước giải khát, với doanh số lên tới trên dưới 6.000 tỷ, lãi trước thuế trung bình mỗi năm 2.000 tỷ. Thậm chí, có những năm, doanh thu của Tân Hiệp Phát bằng cả Coca với Pepsi sản xuất tại Việt Nam cộng lại.

loankiem4

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới thăm nhà máy Number 1 Hà Nam ngày 2/8/2014

Nhưng khổ nỗi, cha con ông Thanh kiếm được lợi nhuận bao nhiêu cũng không thấy đủ. Vì thế, ngoài sản xuất nước đóng chai thì họ còn mở thêm mảng cho vay tiền, nhận cầm cố dự án. Đây cũng chính là lý do khiến cả nhà ông Trần Quý Thanh vướng vào vòng lao lý.

Tục ngữ Việt Nam có câu, "Gieo gió tất gặt bão". Đây được cho là lời răn dạy cho những ai muốn hại người, để cầu lợi ích, thì sẽ gặp tai họa là điều không tránh khỏi.

VietnamNet ngày 4/8/2014 đưa tin, cho biết, ngày 2/8/2014, tại tỉnh Hà Nam, Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng đã tới thăm nhà máy Number 1 Hà Nam của ông Thanh, và nhấn nút khởi động dây chuyền sản xuất của nhà máy. Giới thạo tin cho biết, ông Trần Quí Thanh có mối quan hệ đặc biệt với ông Hồ Mẫu Ngoạt – cựu Trợ lý của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Việc ông Trọng thăm nhà máy Number 1 là có sự tác động của ông Hồ Mẫu Ngoạt, theo đề nghị của ông Thanh, với giá 5 tỷ đồng. Đây chỉ là một ví dụ nhỏ trong muôn vàn các phi vụ kiếm ăn của ông Ngoạt mà thôi.

Dư luận xã hội cho rằng, người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam, vốn trăm công ngàn việc, lý do gì mà lại dành sự ưu ái đặc biệt cho Tân Hiệp Phát như thế ? Và điều này có liên quan gì tới việc Tân Hiệp Phát có các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức kinh doanh hay không ?

loankiem3

Việc ông Trọng thăm nhà máy Number 1 là có sự tác động của ông Hồ Mẫu Ngoạt, theo đề nghị của ông Thanh, với giá 5 tỷ đồng.

Vì sao, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng – trên cương vị người đứng đầu Cơ quan Phòng chống Tham nhũng Trung ương, lại sơ suất như vậy. Để bị mang tiếng chống lưng cho vị "đại gia" đầy tai tiếng Trần Quý Thanh của Tân Hiệp Phát.

Công luận đánh giá rằng, Trợ lý là cánh tay nối dài của lãnh đạo. Được lãnh đạo Việt Nam sử dụng như một trung gian, để làm tiền doanh nghiệp cũng như nhận hối lộ từ doanh nghiệp. Điều vừa kể có liên quan gì đến việc Bộ trưởng Tô Lâm và Bộ Công an thường xuyên bắt giữ các thư ký, trợ lý của lãnh đạo cao cấp, mà mới nhất là vụ bắt Trợ lý của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Công luận cho rằng, phải chăng, đó là hệ quả của tình trạng "thượng bất chính, hạ tắc loạn". Không chỉ trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam, mà cả ở thượng tầng kiến trúc của bộ máy chính trị Việt Nam, cũng đang ở trong một tình trạng chung như vậy.

Một câu hỏi đặt ra là, vì sao, Bộ Công an lại xử lý 3 cha con ông Trần Quí Thanh vào lúc này, khi cuộc chiến cung đình đang ở cao trào ? Và điều này có liên quan trong khả năng có thể "bắc cầu" đến Hồ Mẫu Ngoạt – cựu Trợ lý của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hay không ?

Trà My 

Nguồn : Thoibao.de, 26/04/2024

*******************************

Tô đợi đến Đại hội 14, hay cho bứng luôn trụ Tổng để đoạt ngôi ?

Hoàng Phúc, Thoibao.de, 25/04/2024

Theo đánh giá của các nhà quan sát, việc Vương Đình Huệ bị phế truất là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề còn lại chỉ là thời gian và thủ tục, do quy trình bắt buộc. Khi ông Huệ bị loại, thì ngai vàng của ông Trọng rơi vào thế "trống toác" từ tất cả các hướng. Trước đây, vây quanh ông Trọng là những đồ đệ luôn thể hiện sự "ngoan ngoãn" và "trung thành". Nhưng giờ đây đồ đệ đã rời ông gần hết, kẻ thì tạo phản, kẻ thị ngã ngựa.

loankiem5

Ngày 9/1/2019, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chúc mừng Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam Lương Cường được thăng hàm Đại tướng tại buổi lễ. Ảnh Đinh Trọng Hải

Sao khi làm cho ông Tổng phải ngồi chơ vơ một mình trên ghế Tổng bí thư, cơ hội để Tô Lâm ra tay truất phế ông Huệ lại cao hơn. Bởi đến lúc này, chẳng còn ai có thể che chắn cho ông Huệ được nữa. Rất có thể, sau ông Huệ là đến lượt ông Trọng. Tô Lâm đã làm mọi việc, vì muốn chiếm chiếc ghế này, vì vậy, nếu không đoạt sớm, thì ắt có nhiều rủi ro ập đến.

Nếu truất phế ông Tổng trước Đại hội lần thứ 14, thì ông Tô Lâm mang tiếng là kẻ "đảo chính", mặc dù chỉ là "đảo chính ngầm". Tuy nhiên, Tô Lâm lại không màng chuyện tai tiếng, bởi họ Tô đã liên quan đến quá nhiều chuyện tai tiếng từ nhiều năm qua.

Việc truất phế Tổng Trọng trước Đại hội 14 có nhiều cái lợi. Thứ nhất, khả năng cao, chính ông Tô Lâm sẽ ngồi vào ghế Tổng bí thư, bởi ông cầm đầu phe đảo chính. Thứ nhì, cầm chắc chức vụ trong tay, tránh "đêm dài lắm mộng", nếu kiên trì đợi đến Đại hội 14.

Hơn nữa, nếu đợi đến Đại hội, thì Tô Lâm sẽ gặp bất lợi lớn, bởi lúc đó, Tổng Trọng với tư cách người chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ, sẽ có quyền giới thiệu người kế nhiệm, và Đoàn Chủ tịch của Đại hội sẽ xem xét, quyết định. Mà người ông Trọng giới thiệu, chắc chắn sẽ không phải là Tô Lâm.

Như vậy, nếu để ông Trọng bám ghế đến hết nhiệm kỳ, thì rất khó để ông giới thiệu một "kẻ phản nghịch" như Tô Lâm. Mà nếu ông Trọng có giới thiệu Tô Lâm, thì cũng chưa chắc đã qua được lá phiếu của Đoàn Chủ tịch tại Đại hội.

Được biết, Đoàn Chủ tịch của Đại hội Đảng lấy bộ khung là Bộ Chính trị, và thêm một vài nhân vật do Tổng bí thư giới thiệu. Tất nhiên, những người ngoài Bộ Chính trị được Tổng bí thư giới thiệu, thì sẽ bỏ phiếu theo ý của ông Tổng. Việc này làm tăng tiếng nói của Tổng bí thư trong Đoàn Chủ tịch.

Hiện nay, Tô Lâm đang tấn công Vương Đình Huệ, bằng cách sử dụng lợi thế của bộ máy điều tra trong tay. Cuộc chơi này, Tô Lâm đang giành lợi thế tuyệt đối, vì không ai nắm trong tay vũ khí mạnh như Tô Lâm đang có.

Tuy nhiên, tại Đại hội Đảng, thì lực lượng công an của Tô Lâm chỉ có vai trò bảo vệ an ninh cho Đại hội. Sân chơi lúc đó thuộc về Đoàn Chủ tịch, với tiếng nói của Tổng bí thư là mạnh nhất. Cộng thêm một số thế lực khác e ngại quyền lực quá lớn của Tô Lâm, nên cũng rất khó để họ dồn phiếu cho Tô Lâm.

Ông Tổng bí thư vì tin dùng Tô Lâm mà phải trả giá, vậy nên, những người vì tin mà bầu cho Tô Lâm, thì rất có thể, chính họ cũng phải trả giá đắt cho việc chọn Tô Lâm làm Tổng bí thư kế tiếp.

Với hành động đánh nhanh, diệt gọn, tất cả những trụ do ông Tổng gầy dựng, Tô Lâm dường như đang muốn "đoạt ngôi", chứ không đơn giản chỉ là muốn dành lợi thế trong kỳ Đại hội Đảng lần thứ 14, sau 20 tháng nữa.

Nếu dự đoán này là đúng, thì rất có thể, sau Vương Đình Huệ sẽ chính là ông Nguyễn Phú Trọng.

Người Cộng sản đoàn kết với nhau chỉ vì quyền lợi. Trước đây, khi Tô Lâm còn là cánh tay đắc lực cho Tổng bí thư, thì vây quanh ông có rất nhiều nhân vật biết vâng lời. Khi sức mạnh chính trị của ông Tổng không còn, thì người trung thành với ông Tổng, có khi lại là đối tượng để Tô Lâm tấn công. Cho nên, sau khi Tô Lâm loại xong Vương Đình Huệ, thì bên cạnh ông Tổng sẽ không còn ai. Khi đó, cơ hội để Tô Lâm đoạt ngôi sẽ càng rõ ràng hơn.

Hoàng Phúc

Nguồn : Thoibao.de, 25/04/2024

******************************

Chết trong từng giờ

Nam Việt, RFA, 25/04/2024

Cuộc chiến của Tô Lâm và Vương Đình Huệ diễn ra thật nhanh, chỉ trong có mấy ngày, nhưng người tung đòn quyết liệt vẫn là ông Bộ trưởng Công an, nhà lãnh đạo tối cao của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam tương lai.

loankiem6

Trang web vuonghamy.com, mượn tên con gái của Huệ vừa tốt nghiệp ở Mỹ, hớn hở đeo cà-vạt đỏ có ngôi sao vàng

Đòn quyết định, như đã biết, Tô Lâm tung con bài tập đoàn Thuận An bị phát hiện sai phạm vào cuộc, đi bắt thủ hạ thân tín của Huệ là Phạm Thái Hà công khai trước bàn dân thiên hạ, nhưng những ngày khảo tra kín, là những ngày Huệ lên ruột vì biết các ngón đòn tàn ác của Lâm lâu nay, chưa có ai thể đi qua mà không ói ra nhiều điều mà Lâm cần biết.

Tin từ trong nội bộ nói, Huệ suốt ngày 17 và 18/4 chạy nhờ những mối quen biết, xem Phạm Thái Hà thế nào, nhưng thực chất là dò la xem Hà đã khai ra những gì rồi, trong khi chạy đôn chạy đáo tìm những thế lực phe phái khác để đỡ cho mình đòn cuối.

Nhưng muộn, ngày 19/4, Tô Lâm tung hồ sơ ra, và ép phải thành lập đoàn kiểm tra, đúng theo quy trình của ông Nguyễn Phú Trọng đã đặt ra từ hồi chọn cắt đứt quan lộ của Nguyễn Tấn Dũng. Cuối cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng đã phải ra công văn tuyệt mật, số 163, có tiêu đề "Quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của đồng chí Vương Đình Huệ".

Đoàn kiểm tra có 9 người, đứng đầu danh sách là ông Trần Văn Rón, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban kiểm tra trung ương làm trưởng đoàn. Kèm theo Quyết định kiểm tra này có cả một kế hoạch tuần tự để cô lập và điều tra Vương Đình Huệ nhằm tìm ra kết quả cuối cùng để báo lên Bộ Chính trị và Ban bí thư. Quyết định được Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng Trần Cẩm Tú đóng dấu, ký.

Nhìn cái tên Trần Văn Rón đứng đầu đoàn kiểm tra, ai nấy đều mỉm cười và biết rằng số của Vương Đình Huệ đã đến lúc tận. Rón sinh năm 1961, người tỉnh Vĩnh Long, và có một đặc tính mà những ai quen biết điều rõ, đó là Rón ghét cay ghét đắng thành phần cộng sản Bắc Kỳ. Suốt 10 năm nay, cảnh các quan chức cấp cao Bắc kỳ chia nhau món lợi và làm giàu một cách công khai, khiến Rón vẫn có lúc chửi trên bàn nhậu.

Cũng có thể Rón không phải là người thanh liêm gì, nhưng đối với cánh cộng sản miền Nam, có được lợi thế chia chác như vậy hoàn toàn không dễ. 

Đòn chí mạng, là vào đêm 20 Tháng Tư, một nguồn tin nặc danh được bắn đi qua tin nhắn điện thoại số rác đến một số nhà báo ở Việt Nam có liên hệ với truyền thông quốc tế, tiết lộ thêm một chi tiết mà mới chỉ có Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng biết, rằng Nguyễn Duy Hưng, chủ tịch tập đoàn Thuận An đang bị điều tra là cháu của Vương Đình Huệ. Chi tiết động trời này được các hãng tin, báo chí quốc tế thận trọng kiểm tra.

Cuối cùng, tờ Asia Sentinel tung ra bài viết đầu tiên với người viết cũng được giấu tên, xác nhận chi tiết này, cũng là tiếng kéo màn của sân khấu kịch tính mà Vương Đình Huệ đang trải qua. 

Trang web Quốc hội, sân nhà của Huệ hoàn toàn tê liệt và đóng cửa việc đưa tin hàng ngày, với lý do bảo trì.

Đúng là Tô Lâm, người có cặp mắt của rắn và nụ cười của đười ươi, là hai loại dã thú luôn chọn quan sát thận trọng đối phương, thị uy, rồi sau đó mới tấn công đòn quyết định. 

Tô Lâm chọn phương án tấn công địch thủ Huệ vào lúc cuối cùng, vì đây là đối thủ giảo hoạt và kết nối với nhiều băng nhóm, phải cần tổ chức tấn công cả hai mặt : Chứng cứ sai phạm đối với nội bộ Đảng và đưa ra những tin tức chợ trời, để hủy diệt danh dự của Huệ với công chúng. 

Tin tức chợ trời, tức trang web vuonghamy.com, mượn tên con gái của Huệ vừa tốt nghiệp ở Mỹ, hớn hở đeo cà-vạt đỏ có ngôi sao vàng, nhưng đưa hết chuyện ăn chơi, gái gú và nội bộ gia đình Huệ tan nát thế nào. Thậm chí trang này còn lôi tên Nguyễn Đắc Vinh, ủy viên ban chấp hành Trung ương Đảng, chủ nhiệm ủy ban Văn hóa và Giáo dục của Quốc hội, kẻ chuyên dắt gái cho Huệ.

Công an Việt Nam giỏi bắt người như vậy, nhưng trang vuonghamy.com lại sừng sững không ai chạm vào được, cứ vài ngày lại rót một tin như điện giật. 

Cả hai đường tấn công, Huệ đều chết nhanh và cả chết từ từ ở nội bộ đảng, lẫn cả chợ trời, chết trong từng giờ. Nói đến đây thì hết thảy quan chức cộng sản đều rùng mình nghĩ đến phận mình. Tin nội bộ giờ cuối, nghe rằng Ba Đình đang họp kín chuẩn bị ban nhân sự mới ngồi vào ghế của Huệ. Nụ cười trên môi Huệ đã tắt.

Nam Việt

Nguồn : RFA, 25/4/2024

No comments:

Post a Comment