gày 12.11.2018, bên Quốc Hội thông qua hiệp định CPTPP (Hiệp định thương mại quốc tế xuyên Thái Bình Dương). Nghe nói là mọi thứ chuẩn bị ok lắm, sẵn sàng đối đầu với thách thức. Nhưng thực chất theo đánh giá của các chuyên gia thì chỉ các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới đang sẵn sàng hội nhập mà thôi. Trong khi khối doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chưa chuẩn bị gì, còn mơ hồ về CPTPP và rất thụ động. Cái buồn là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ này lại chiếm hơn 70% tổng số doanh nghiệp trên cả nước. Vậy nền kinh tế và lao động Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Bấm nút thông qua CPTPP
Có một thực trạng chúng ta phải chấp nhận rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ và nhiều doanh nghiệp to còn chưa có năng lực cạnh tranh. Từ công nghệ, trình độ lao động cho đến chất lượng sản phẩm. Vậy thì khi các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực thì phải đối phó ra sao? Khi thuế suất giảm về 0%, lập tức sẽ mất thị trường trong nước. Nam dám khẳng định điều này. Các nước đã hiện đại hóa sản xuất hơn chúng ta rất nhiều, giảm chi phí giá thành rất nhiều nên hàng hóa của họ có sức cạnh tranh rất khốc liệt với hàng hóa nội địa. Không ai dại gì bỏ tiền ra mua hàng Việt Nam chất lượng chẳng ra gì mà giá cũng tầm tầm. Họ sẵn sàng bỏ tiền ra mua hàng ngoại với chất lượng cao, kể cả có đắt hơn một chút họ vẫn mua. Thêm nữa là năng lực thay đổi , nâng cấp sản xuất của các doanh nghiệp trong nước là còn hạn chế, không thể ngày một ngày hai mà thay đổi được. Và khi thay đổi được thì đã mất thị trường từ lâu rồi .
Tiếp theo khối doanh nghiệp này sẽ chịu áp lực kép từ các FTA (mậu dịch tự do) và cuộc chạy đua cách mạng 4.0. Hai cú đấm này vào mặt doanh nghiệp trong nước cộng thêm quả CPTPP kia nữa thì không biết là mặt thành cái mặt gì nữa. Một kịch bản phá sản hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tái cơ cấu trong loay hoay, giành giật thị trường trong vô vọng đang dần dần hiện hữu. Lao động sẽ đi về đâu khi mà các doanh nghiệp phá sản? Họ sẽ đi về đâu khi mà trình độ không đáp ứng được bước phát triển chung của kinh tế hội nhập. Phá sản, thất nghiệp gây ra một hậu quả rất nghiêm trọng cho nền kinh tế, xã hội. Lỗi này là do ai?
Một phần lỗi cũng do doanh nghiệp còn thờ ơ với hội nhập. Nhưng phần lớn do những quyết định vội vàng theo kiểu bơi ra biển lớn nhưng là cá thì kiểu gì chẳng ăn được tôm tép. Xin thưa rằng con cá mắm mà bơi giữa một bầy toàn cá mập, cá kình như thế thì còn miếng gì mà ăn, không khéo nó nuốt cả mình. Chúng ta thấy rằng sự nông nổi, thiếu tính toán và cái trò sĩ đểu của đảng cộng sản là muốn hội nhập để lấy thành tích sẽ khiến nền kinh tế và xã hội Việt Nam phải trả giá rất đắt. Đó, tài tình là vậy đó. Mở cửa ra để đem thị trường của mình đi đổi lấy lợi ích cho doanh nghiệp nước ngoài, còn trong nước thì sống chết mặc chúng mày. Hội nhập là tốt, rất tốt nhưng phải có năng lực thì hội nhập mới tốt được. Đằng này là một quốc gia lạc hậu, nền móng sản xuất thì mục mát, tài chính thì ăn đong, công nghệ thì toàn phế thải của thế giới… Vậy hội nhập để làm gì? Vì mục đích riêng tư cho một đội ngũ nào đó chăng chứ đâu phải vì tất cả. Haizz. Lại khổ dân thôi. Ruộng vườn bị cướp hết rồi. Đất đâu mà cày cấy đây./.
No comments:
Post a Comment