“…Đặc biệt trong lãnh vực văn hoá, văn nghệ, tôi nghiệm rằng những gì có giá trị nghệ thuật, dù bị vùi dập vì sự ganh tỵ hay hiểu lầm, sẽ có ngày được mang trả lại vị trí đích thực của nó. Tôi chỉ tiếc đời người ngắn ngủi mà tôi đã phí phạm quãng thời gian dài 30 năm. Thật lấy làm tiếc!...”
Rồi từng người của thế hệ vàng son kiến tạo ra nền văn hóa vàng son lần lượt ra đi. Quy luật nghiệt ngã của thời gian không ai cưỡng lại được. Điều đáng tiếc là di sản văn hóa của thế hệ vàng son gần như chỉ được lưu giữ ở những người thuộc vài thế hệ kế tiếp và giờ ngày càng mờ dần đi theo năm tháng, trong khi sự đứt gãy văn hóa đã không được tiếp nối bằng những thế hệ ngang tài và ngang tầm. Sẽ không bao giờ văn hóa Việt Nam tạo ra được sự rung cảm dữ dội và mang lại sự chấn động tâm thức khơi dậy tình người và tình quê hương như những gì mà thế hệ của những Nguyễn Văn Đông làm được, chừng nào nghệ sĩ còn quỳ cúi trước mệnh lệnh cung đình và tự do sáng tạo còn chưa được cởi mở.
Dưới đây là một đoạn hồi ký của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, chép lại như một cách để tưởng nhớ ông (nguồn: trang Mượn Dấu Thời Gian):
Dưới đây là một đoạn hồi ký của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, chép lại như một cách để tưởng nhớ ông (nguồn: trang Mượn Dấu Thời Gian):
Vào năm 1956, đơn vị tôi đóng quân ở Chiến khu Đồng Tháp Mười, được xem là mặt trận tiền tiêu nóng bỏng vào thời bấy giờ. Khi ấy, tôi mang cấp bực Trung úy, mới 24 tuổi đời, còn bạch diện thư sinh. Tuy hồn vẫn còn xanh nhưng tâm tình đã nung trong lửa chín ở quân trường. Chính tại Đồng Tháp Mười, vùng đất địa linh nhân kiệt, đã gợi hứng cho tôi sáng tác những bản hùng ca như "Súng Đàn", "Vui Ra Đi", một thuở được hát vang trong Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu. Rồi tiếp sau đó là các bản nhạc “Phiên Gác Đêm Xuân”, “Chiều Mưa Biên Giới”, “Sắc Hoa Màu Nhớ” được ra đời cũng tại vùng đất thiêng này. Khi đi vào vùng hỏa tuyến, là chàng trai trẻ độc thân, với một mối tình nho nhỏ thời học sinh mang theo trong balô, tôi bước nhẹ tênh vào cuộc chiến đầu đời.
Ngày đó Đồng Tháp Mười còn là đồng không mông quạnh, lau sậy ngút ngàn, dân cư thưa thớt, sống co cụm trên những gò đất cao giữa vùng đồng lầy nước nổi quanh năm. Người ở hậu phương lúc bấy giờ nhìn về Đồng Tháp Mười như là vùng đất bí hiểm với những huyền thoại Lúa Ma nuôi quân đánh giặc, về Tổng Đốc Binh Kiều, Thiên Hộ Vương thời chống Pháp qua những trận đánh lẫy lừng ở Gãy Cờ Đen, Gò Tháp mà chiến tích được tạc vào bia đá ở Tháp Mười Tầng còn lưu lại đến ngày nay.
Mùa xuân năm đó, đơn vị tôi đóng trên Gò Bắc Chiêng, có tên là Mộc Hoá, nằm sát biên giới Việt Nam-Campuchia, sau này là Tỉnh lỵ Kiến Tường. Đơn vị của tôi đã có những cuộc giao tranh đẫm máu vào những ngày giáp tết trên những địa danh Ấp Bắc, Kinh 12 và tuyến lửa Thông Bình, Cái Cái, Tân Thành. Dù vậy, mùa xuân vẫn có cánh én bay về trên trận địa và hoa sen Tháp Mười vẫn đua nở trong đầm dù bị quần thảo bởi những trận đánh ác liệt. Cứ mỗi độ xuân về, sông Vàm Cỏ lại mang về từng đàn tôm cá từ biển hồ Tông Lê Sáp, vượt vũ môn theo đám lục bình trôi về vùng Tam Giác Sắt, như nhắc nhở Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Đồng Tháp Mười lập danh sách cho những người được về quê ăn Tết.
Vì còn độc thân nên tên tôi được ưu tiên ghi vào Sổ Nhật Ký Hành Quân và ở lại đơn vị trong những ngày Tết. Dù không ai nghĩ có đánh nhau ngày đầu năm nhưng quân lệnh phải được tuân hành nghiêm chỉnh. Trước ba ngày Tết, tôi được lệnh lên chốt tiền tiêu, tăng cường cho cứ điểm, mang theo chiếc ba-lô với chút hành trang lương khô, cùng tấm ảnh của người em gái hậu phương, cũng là cơ duyên sau đó để tôi viết nên bài tình ca "Sắc Hoa Màu Nhớ".
Tiền đồn cuối năm, đêm 30 Tết, trời tối đen như mực, phút giao thừa lạnh lẽo hắt hiu, không bánh chưng xanh, không hương khói gia đình. Tôi ngồi trên tháp canh quan sát qua đêm tối, chỉ thấy những bóng tháp canh mờ nhạt bao quanh khu yếu điểm như những mái nhà tranh, chập chờn dưới đóm sáng hỏa châu mà mơ màng về mái ấm gia đình đoàn tụ lúc xuân sang. Thay cho lời chúc Tết là tiếng kẻng đánh cầm canh và tiếng hô mật khẩu lên phiên gác.
Vào đúng thời điểm giao thừa, ngọn đèn bão dưới chiến hào thắp sáng lên như đón chào năm mới thì cũng là lúc những tràng súng liên thanh nổ rền từ chốt tiền tiêu. Khi ấy vào buổi tinh mơ của trời đất giao hòa, vạn vật như hòa quyện vào trong tôi, có hồn thiêng của sông núi, có khí phách của tiền nhân. Tôi nghe tâm hồn nghệ sĩ của mình rộn lên những xúc cảm lạ thường, làm nảy lên những cung bậc đầu tiên của bài “Phiên Gác Đêm Xuân”:
Ngày đó Đồng Tháp Mười còn là đồng không mông quạnh, lau sậy ngút ngàn, dân cư thưa thớt, sống co cụm trên những gò đất cao giữa vùng đồng lầy nước nổi quanh năm. Người ở hậu phương lúc bấy giờ nhìn về Đồng Tháp Mười như là vùng đất bí hiểm với những huyền thoại Lúa Ma nuôi quân đánh giặc, về Tổng Đốc Binh Kiều, Thiên Hộ Vương thời chống Pháp qua những trận đánh lẫy lừng ở Gãy Cờ Đen, Gò Tháp mà chiến tích được tạc vào bia đá ở Tháp Mười Tầng còn lưu lại đến ngày nay.
Mùa xuân năm đó, đơn vị tôi đóng trên Gò Bắc Chiêng, có tên là Mộc Hoá, nằm sát biên giới Việt Nam-Campuchia, sau này là Tỉnh lỵ Kiến Tường. Đơn vị của tôi đã có những cuộc giao tranh đẫm máu vào những ngày giáp tết trên những địa danh Ấp Bắc, Kinh 12 và tuyến lửa Thông Bình, Cái Cái, Tân Thành. Dù vậy, mùa xuân vẫn có cánh én bay về trên trận địa và hoa sen Tháp Mười vẫn đua nở trong đầm dù bị quần thảo bởi những trận đánh ác liệt. Cứ mỗi độ xuân về, sông Vàm Cỏ lại mang về từng đàn tôm cá từ biển hồ Tông Lê Sáp, vượt vũ môn theo đám lục bình trôi về vùng Tam Giác Sắt, như nhắc nhở Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Đồng Tháp Mười lập danh sách cho những người được về quê ăn Tết.
Vì còn độc thân nên tên tôi được ưu tiên ghi vào Sổ Nhật Ký Hành Quân và ở lại đơn vị trong những ngày Tết. Dù không ai nghĩ có đánh nhau ngày đầu năm nhưng quân lệnh phải được tuân hành nghiêm chỉnh. Trước ba ngày Tết, tôi được lệnh lên chốt tiền tiêu, tăng cường cho cứ điểm, mang theo chiếc ba-lô với chút hành trang lương khô, cùng tấm ảnh của người em gái hậu phương, cũng là cơ duyên sau đó để tôi viết nên bài tình ca "Sắc Hoa Màu Nhớ".
Tiền đồn cuối năm, đêm 30 Tết, trời tối đen như mực, phút giao thừa lạnh lẽo hắt hiu, không bánh chưng xanh, không hương khói gia đình. Tôi ngồi trên tháp canh quan sát qua đêm tối, chỉ thấy những bóng tháp canh mờ nhạt bao quanh khu yếu điểm như những mái nhà tranh, chập chờn dưới đóm sáng hỏa châu mà mơ màng về mái ấm gia đình đoàn tụ lúc xuân sang. Thay cho lời chúc Tết là tiếng kẻng đánh cầm canh và tiếng hô mật khẩu lên phiên gác.
Vào đúng thời điểm giao thừa, ngọn đèn bão dưới chiến hào thắp sáng lên như đón chào năm mới thì cũng là lúc những tràng súng liên thanh nổ rền từ chốt tiền tiêu. Khi ấy vào buổi tinh mơ của trời đất giao hòa, vạn vật như hòa quyện vào trong tôi, có hồn thiêng của sông núi, có khí phách của tiền nhân. Tôi nghe tâm hồn nghệ sĩ của mình rộn lên những xúc cảm lạ thường, làm nảy lên những cung bậc đầu tiên của bài “Phiên Gác Đêm Xuân”:
“Đón giao thừa một phiên gác đêm
chào Xuân đến súng xa vang rền.
Xác hoa tàn rơi trên báng súng
ngỡ rằng pháo tung bay
ngờ đâu hoa lá rơi…”
Rồi mơ ước rất đời thường:
“Ngồi ngắm mấy nóc chòi canh
mơ rằng đây mái nhà tranh
mà ước chiếc bánh ngày xuân
cùng hương khói vương niềm thương…”
chào Xuân đến súng xa vang rền.
Xác hoa tàn rơi trên báng súng
ngỡ rằng pháo tung bay
ngờ đâu hoa lá rơi…”
Rồi mơ ước rất đời thường:
“Ngồi ngắm mấy nóc chòi canh
mơ rằng đây mái nhà tranh
mà ước chiếc bánh ngày xuân
cùng hương khói vương niềm thương…”
Bài “Phiên Gác Đêm Xuân” được ra đời trong hoàn cảnh như thế, cách đây nửa thế kỷ, đánh dấu một chuỗi sáng tác của tôi về đời lính như “Chiều Mưa Biên Giới”, “Mấy Dặm Sơn Khê”, “Sắc Hoa Màu Nhớ”, “Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp”, “Xin Đừng Trách Anh”, “Lá Thư Người Lính Chiến”, “Anh Trước Tôi Sau”, “Lời Giã Biệt”… v.v. Sau ngày 30 tháng Tư năm 75, các bản nhạc này cùng chung số phận tan tác như cuộc đời chìm nổi của tôi.
Vào năm 1960, tôi và người bạn cao niên tên là Huỳnh Văn Tứ, một nhà doanh nghiệp có tiếng ở Sàigòn, cùng đứng ra sáng lập hãng dĩa Continental và Sơn Ca. Ông Huỳnh Văn Tứ phụ trách Giám Đốc Sản Xuất, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông phụ trách Giám Đốc Nghệ Thuật. Chủ trương của chúng tôi là nhắm vào hai bộ môn Tân Nhạc và Sân Khấu Cải Lương Ca Cổ.
Về lãnh vực Tân Nhạc, tôi cho ra đời hàng trăm chương trình mang dấu ấn của hãng Continental, Sơn Ca, Premier. Chính hãng Continental, Sơn Ca đã đi tiên phong trong việc thực hiện Album riêng cho từng cá nhân ca sĩ, như Khánh Ly với Sơn Ca số 7, Lệ Thu với Sơn Ca số 9, Thái Thanh và Ban Hợp Ca Thăng Long với Sơn Ca số 10 và nhiều Album cho Phương Dung, Thanh Tuyền, Giao Linh, làm vinh danh những tài năng này ở thập niên 60 và 70. Riêng về bộ môn Sân Khấu Cải Lương Ca Cổ , tôi đã thực hiện hàng trăm chương trình Tân Cổ Giao Duyên và trên 50 vở tuồng cải lương kinh điển nổi tiếng như “Nửa Đời Hương Phấn”, “Đoạn Tuyệt”, “Tiếng Hạc Trong Trăng”, “Sân Khấu Về Khuya”, “Mưa Rừng”… v.v
Chính trong thời gian này, tôi tạo thêm hai bút danh nữa là nhạc sĩ Phượng Linh và soạn giả Đông Phương Tử, nhằm phục vụ cho bộ môn Cải Lương Sân Khấu và Tân Cổ Giao Duyên. Bút danh Phượng Linh để sáng tác phần nhạc đệm và bài ca tân nhạc lồng trong các vở tuồng cải lương, phối hợp với giàn cổ nhạc gồm những danh cầm như Văn Vỹ, Năm Cơ, Hai Thơm. Còn bút danh Đông Phương Tử là soạn các bài tân cổ giao duyên và đạo diễn thâu thanh các vở tuồng cải lương. Tiếc thay, những công trình tâm huyết đó đã bị gạt ra bên lề xã hội sau biến cố lịch sử 30 tháng Tư năm 1975.
Sau tháng 4/1975, tôi đi học tập “cải tạo” 10 năm. Khi trở về nhà, tôi mang theo nhiều chứng bệnh trầm trọng, tinh thần và thể xác bị suy sụp. Suốt 30 năm qua, tôi không tham gia bất cứ hoạt động nào ở trong nước cũng như ngoài nước. Vào năm 2003, nhà nước Việt Nam có cho phép lưu hành 18 bài hát của tôi, gồm: “Hải Ngoại Thương Ca”, “Nhớ Một Chiều Xuân”, “Về Mái Nhà Xưa”, “Khi Đã Yêu”, “Đom Đóm”, “Thầm Kín”, “Vô Thường”, “Niềm Đau Dĩ Vãng”, “Tình Cố Hương”, “Cay Đắng Tình Đời”, “Tình Đầu Xót Xa”, “Khúc Xuân Ca”, “Kỷ Niệm Vẫn Xanh”, “Truông Mây”, “Bài Ca Hạnh Phúc”, “Bông Hồng Cài Áo”, “Trái Tim Việt Nam”, “Núi và Gió”.
Rất tiếc một số bài hát tâm đắc không được nhà nước cho phép. Tôi hy vọng rồi đây theo thời gian mọi việc sẽ tốt đẹp hơn. Đặc biệt trong lãnh vực văn hoá, văn nghệ, tôi nghiệm rằng những gì có giá trị nghệ thuật, dù bị vùi dập vì sự ganh tỵ hay hiểu lầm, sẽ có ngày được mang trả lại vị trí đích thực của nó. Tôi chỉ tiếc đời người ngắn ngủi mà tôi đã phí phạm quãng thời gian dài 30 năm. Thật lấy làm tiếc!
Vào năm 1960, tôi và người bạn cao niên tên là Huỳnh Văn Tứ, một nhà doanh nghiệp có tiếng ở Sàigòn, cùng đứng ra sáng lập hãng dĩa Continental và Sơn Ca. Ông Huỳnh Văn Tứ phụ trách Giám Đốc Sản Xuất, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông phụ trách Giám Đốc Nghệ Thuật. Chủ trương của chúng tôi là nhắm vào hai bộ môn Tân Nhạc và Sân Khấu Cải Lương Ca Cổ.
Về lãnh vực Tân Nhạc, tôi cho ra đời hàng trăm chương trình mang dấu ấn của hãng Continental, Sơn Ca, Premier. Chính hãng Continental, Sơn Ca đã đi tiên phong trong việc thực hiện Album riêng cho từng cá nhân ca sĩ, như Khánh Ly với Sơn Ca số 7, Lệ Thu với Sơn Ca số 9, Thái Thanh và Ban Hợp Ca Thăng Long với Sơn Ca số 10 và nhiều Album cho Phương Dung, Thanh Tuyền, Giao Linh, làm vinh danh những tài năng này ở thập niên 60 và 70. Riêng về bộ môn Sân Khấu Cải Lương Ca Cổ , tôi đã thực hiện hàng trăm chương trình Tân Cổ Giao Duyên và trên 50 vở tuồng cải lương kinh điển nổi tiếng như “Nửa Đời Hương Phấn”, “Đoạn Tuyệt”, “Tiếng Hạc Trong Trăng”, “Sân Khấu Về Khuya”, “Mưa Rừng”… v.v
Chính trong thời gian này, tôi tạo thêm hai bút danh nữa là nhạc sĩ Phượng Linh và soạn giả Đông Phương Tử, nhằm phục vụ cho bộ môn Cải Lương Sân Khấu và Tân Cổ Giao Duyên. Bút danh Phượng Linh để sáng tác phần nhạc đệm và bài ca tân nhạc lồng trong các vở tuồng cải lương, phối hợp với giàn cổ nhạc gồm những danh cầm như Văn Vỹ, Năm Cơ, Hai Thơm. Còn bút danh Đông Phương Tử là soạn các bài tân cổ giao duyên và đạo diễn thâu thanh các vở tuồng cải lương. Tiếc thay, những công trình tâm huyết đó đã bị gạt ra bên lề xã hội sau biến cố lịch sử 30 tháng Tư năm 1975.
Sau tháng 4/1975, tôi đi học tập “cải tạo” 10 năm. Khi trở về nhà, tôi mang theo nhiều chứng bệnh trầm trọng, tinh thần và thể xác bị suy sụp. Suốt 30 năm qua, tôi không tham gia bất cứ hoạt động nào ở trong nước cũng như ngoài nước. Vào năm 2003, nhà nước Việt Nam có cho phép lưu hành 18 bài hát của tôi, gồm: “Hải Ngoại Thương Ca”, “Nhớ Một Chiều Xuân”, “Về Mái Nhà Xưa”, “Khi Đã Yêu”, “Đom Đóm”, “Thầm Kín”, “Vô Thường”, “Niềm Đau Dĩ Vãng”, “Tình Cố Hương”, “Cay Đắng Tình Đời”, “Tình Đầu Xót Xa”, “Khúc Xuân Ca”, “Kỷ Niệm Vẫn Xanh”, “Truông Mây”, “Bài Ca Hạnh Phúc”, “Bông Hồng Cài Áo”, “Trái Tim Việt Nam”, “Núi và Gió”.
Rất tiếc một số bài hát tâm đắc không được nhà nước cho phép. Tôi hy vọng rồi đây theo thời gian mọi việc sẽ tốt đẹp hơn. Đặc biệt trong lãnh vực văn hoá, văn nghệ, tôi nghiệm rằng những gì có giá trị nghệ thuật, dù bị vùi dập vì sự ganh tỵ hay hiểu lầm, sẽ có ngày được mang trả lại vị trí đích thực của nó. Tôi chỉ tiếc đời người ngắn ngủi mà tôi đã phí phạm quãng thời gian dài 30 năm. Thật lấy làm tiếc!
*****
Chị Marie To (Giám đốc Trung tâm Thúy Nga Paris) cho biết thêm, người đầu tiên thực hiện băng tape thu một giọng hát solo (“Sélection-Tiếng hát Thái Thanh”) là ông Tô Văn Lai. Trong số các album Sơn Ca do hãng Continental thực hiện thì: Sơn Ca số 1 đến Sơn Ca số 4 gồm nhiều ca sĩ; Sơn Ca 5 với Phương Dung; Sơn Ca 6 với Giao Linh; Sơn Ca 7 với Khánh Ly; Sơn Ca 8 với ca sĩ Sơn Ca; Sơn Ca 9 với Lệ Thu; Sơn Ca 10 với Thái Thanh và Ban hợp ca Thăng Long. Riêng Sơn Ca 11 với Phương Dung chưa kịp phát hành thì xảy ra sự kiện 30-4. Sơn Ca 11 sau đó được ông Huỳnh Văn Tứ mang sang Paris, đưa băng master cho ông Tô Văn Lai làm lại và in vào cassette tape đầu thập niên 1980.
Mạnh Kim
No comments:
Post a Comment