Friday, March 2, 2018

Việt Nam xem lại dự luật về hội ‘do áp lực quốc tế’

VOA Tiếng Việt-02/03/2018 
Công nhân nhà máy Pouyuen - Việt Nam biểu tình (Ảnh: Oxfam)
 Công nhân nhà máy Pouyuen - Việt Nam biểu tình (Ảnh: Oxfam)
Một nhóm các các cựu đại biểu quốc hội Việt Nam hôm 1/3 đã tổ chức một hội thảo nhằm đóng góp ý kiến cho dự án Luật về hội sau nhiều lần quốc hội Việt Nam trì hoãn chưa thông qua. Các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam xem đây là một tín hiệu mừng, nhưng họ vẫn hoài nghi về những cam kết của Hà Nội.
Bà Đỗ Thị Minh Hạnh, Chủ tịch Phong trào Lao động Việt - một hội độc lập bảo vệ người lao động nhưng chưa được công nhận tại Việt Nam, cho VOA biết rằng việc Việt Nam xem xét lại dự luật về hội là do sức ép của quốc tế, cụ thể là Liên minh châu Âu (EU) sắp ký Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
Tôi nghĩ việc xem lại dự luật về hội là do áp luật quốc tế. Các hội bất đồng chính kiến hoàn toàn không được phép thành lập.
Bà Đỗ Thị Minh Hạnh, Đại diện Phong trào Lao động Việt
“Tôi nghĩ việc xem lại dự luật về hội là do áp luật quốc tế. Vì trong những cuộc họp với EU và các lãnh sự, đại sứ quán nước ngoài, họ luôn đề cập đến quyền tự do lập hội đối với công dân tại Việt Nam. Từ trước đến nay, quyền này luôn luôn bị hạn chế, quyền tự do lập hội do nhà nước quy định, phải xin phép và trải qua sự kiểm soát rất gắt gao. Các hội bất đồng chính kiến thì hoàn toàn không được phép thành lập.”
Trong quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) với Việt Nam, EU nhiều lần lên tiếng rằng Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền, quyền lao động và quyền lập hội.
Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình, Phó Chủ tịch của Phong trào Lao Động Việt, từng bị chính quyền và công an cấm đoán hoạt động và vào đầu năm 2018 đã bị công an Nghệ An bắt giam và xử phạt14 năm tù giam.
Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình bị tuyên án 14 năm tù, ngày 6/2/2018 (Báo Nghệ An)
Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình bị tuyên án 14 năm tù, ngày 6/2/2018 (Báo Nghệ An)
Bà Đỗ Thị Minh Hạnh nói thêm rằng bà vẫn hoài nghi về những cam kết của Việt Nam:
Nếu như Việt Nam cho thành lập hội nhóm theo áp lực của quốc tế có khả năng họ không bao giờ tuân thủ theo các hiệp ước quốc tế. Trong quá khứ chúng ta biết rằng họ đã hạn chế rất nhiều trong hoạt động của nghiệp đoàn độc lập tại Việt Nam, họ sử dụng những ngôn từ để đánh tráo khái niệm, ví dụ công nhân không hề biết được thế nào được gọi là nghiệp đoàn độc lập, mà họ dùng nghiệp đoàn cơ sở, làm mất đi tính độc lập của nghiệp đoàn.”
Nếu như Việt Nam cho thành lập hội nhóm theo áp lực của quốc tế có khả năng họ không bao giờ tuân thủ theo các hiệp ước quốc tế.
Bà Đỗ Thị Minh Hạnh
Bà Hạnh còn cho biết các hội đoàn nhà nước còn đặt ra các quy định riêng nhằm kiểm soát bất cứ cá nhân hay hội nhóm nào có khuynh hướng độc lập.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng viết trên tờ Today Cali News rằng việc Việt Nam xem xét lại luật về hội là một tin đáng khích lệ dành cho giới đấu tranh dân chủ và nhân quyền Việt Nam, sau khi “giới chóp bu Việt Nam đã buộc phải nhân nhượng EU, ít nhất trên phương diện hứa hẹn.”
Hội thảo đóng góp ý kiến cho dự án Luật về hội do Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ cựu đại biểu Quốc hội phối hợp với tổ chức phi chính phủ Oxfam tổ chức.
Báo Vnconomy dẫn lời ông Đặng Đình Luyến, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội khoá 13, phát biểu tại hội thảo này cho biết: “Dự thảo Luật quy định quyền lập hội của công dân còn khiêm tốn."
Trong khi đó báo chí Việt Nam nói rằng hiện nay các hội ở trong nước có xu hướng phát triển đa dạng, tính đến hết 2017 có khoảng 68 ngàn hội.
Ông Bruno Angelet, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Hà Nội và Phó Thủ tướng Việt Nam Vương Đình Huệ, tại Hà Nội, ngày 21/11/2017.
Ông Bruno Angelet, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Hà Nội và Phó Thủ tướng Việt Nam Vương Đình Huệ, tại Hà Nội, ngày 21/11/2017.
Luật về Hội đáng lẽ đã được thông qua vào cuối năm 2016, nhưng bị hoãn lại vì còn nhiều ý kiến khác nhau, đa số cho rằng, nhiều nội dung trong dự thảo luật chưa thật phù hợp với thực tiễn của hoạt động hội trong những năm qua. Thậm chí, có quy định còn hạn chế hơn so với pháp luật hiện hành, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập, nặng về yêu cầu quản lý nhà nước.
Vào tháng trước, tại trụ sở Nghị viện châu Âu ở Brussels, Ủy ban thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu (INTA) đã tổ chức phiên họp xem xét tình hình tiến triển của Hiệp định EVFTA.
Tháng rồi, trang Borderlex cho biết Việt Nam và EU đổ lỗi cho nhau về việc trì hoãn phê chuẩn EVFTA. EU cương quyết yêu cầu Việt Nam phê chuẩn ba hiệp ước về Tổ chức Lao động Quốc tế về tự do lập hội, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, và việc bãi bỏ lao động cưỡng bức.
Đại sứ Việt Nam tại EU Vương Thừa Phong đáp lại rằng Việt Nam đang lên kế hoạch phê chuẩn để thông qua các công ước này vào năm 2019 và 2020 và nói thêm rằng: “Chúng tôi tôn trọng cam kết của chúng tôi.”
Thông báo của Tòa đại sứ Việt Nam tại Brussels viết: Dự kiến Ủy ban châu Âu sẽ phối hợp với Việt Nam hoàn thiện văn bản EVFTA trước cuối tháng 3 năm nay để chính thức trình Hội đồng châu Âu thông qua, sau đó Hiệp định sẽ được đưa ra Nghị viện châu Âu xem xét phê chuẩn trong 6 tháng cuối năm 2018.
Công nhân Việt Nam đình công
Công nhân Việt Nam đình công

No comments:

Post a Comment