Tuesday, January 2, 2018

VN: Bộ Chính trị siết lại quy định phong tướng

Theo BBC-8 giờ trước 

Việc phong tướng, và bổ nhiệm cán bộ cấp cao, dường như được Đảng Cộng sản Việt Nam siết chặt lại với một quy định mới nhất.
Nguyễn Phú TrọngBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM
Image captionÔng Nguyễn Phú Trọng đang tiếp tục nhiệm kỳ hai Tổng bí thư lãnh đạo Đảng
Quy định số 105-QĐ/TW của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký hôm 19/12/2017.
Đáng chú ý, quy định mới ghi rõ với việc phong, thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân, phải xin chủ trương của Bộ Chính trị trước khi làm quy trình.
Các tướng QĐNDVNBản quyền hình ảnhAFP
Image captionĐại tướng Võ Nguyên Giáp lúc sinh thời và một số sỹ quan cao cấp của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Con số tướng thời chiến ở Bắc Việt Nam ít hơn nhiều so với thời bình.
Quy định 105 liệt kê một loạt chức danh cán bộ do Bộ Chính trị quyết định, ví dụ Ủy viên Bộ Chính trị; Ủy viên Ban Bí thư; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Ngoài ra còn có Phó Chủ tịch nước; Phó Chủ tịch Quốc hội; Phó Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng…
Bộ Chính trị cũng quyết định nhân sự cao cấp của quân đội, công an, gồm Ủy viên Quân ủy Trung ương, ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội và Tổng Tham mưu trưởng Quân đội.
Trước đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 2014 chỉ ghi: "Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân."
Năm 2007, Quyết định 68 của Bộ Chính trị khóa X - bị quy định 105 thay thế - chỉ ghi chung chung là đối với nhân sự phong, thăng hàm cấp tướng trong lực lượng vũ trang, Ban Tổ chức Trung ương gửi xin ý kiến của Ban cán sự đảng Chính phủ.

Trên có Bộ Chính trị, dưới có Ban Bí thư

Thấp hơn Bộ Chính trị, Ban Bí thư, theo quy định 105, sẽ quyết định các chức danh thấp hơn, gồm cả cấp Thứ trưởng ngành quân đội, công an.
Trần Đại QuangBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM
Image captionĐại tướng Công an Trần Đại Quang trong ảnh chụp hồi 2014. Ông Quang sau lên làm Chủ tịch nước
Ban Bí thư cũng xem xét, quyết định việc phong hoặc thăng quân hàm Trung tướng, Thiếu tướng…
Hồi 2014, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam còn ghi: "Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức" các cấp như Thứ trưởng; Phó Tổng Tham mưu trưởng…

Về hưu vẫn do Bộ Chính trị quản lý

Quy định 105 nêu rõ các cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thì khi đã thôi giữ chức vụ hoặc nghỉ hưu vẫn phải được Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, cho ý kiến trong nhiều vấn đề.
Những cán bộ trong diện này gồm cả những người từng là ủy viên Bộ Chính trị.
Những người này phải xin ý kiến trong những việc như tham gia ứng cử quốc hội, lập hội.
Muốn tiếp khách và trả lời đài báo nước ngoài, nhận giải thưởng của nước ngoài, những người này - kể cả cựu ủy viên Bộ Chính trị - cũng phải xin phép.
Dường như họ không phải xin phép nếu tự túc đi nước ngoài vì quy định 105 chỉ ghi trường hợp "đi nước ngoài có sử dụng ngân sách nhà nước".

Tiêu chuẩn sức khỏe

Tướng VN và Ashton CarterBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM
Image captionBộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ nhiệm kỳ trước Ashton Carter và các tướng quân đội Việt Nam trong ảnh hồi 2015
Theo quy định 105, những cán bộ "sức khỏe không đảm bảo, uy tín giảm sút…" thì có thể bị thay thế, không chờ hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm.
Điều kiện xem xét, bổ nhiệm lại có ghi họ phải đủ sức khỏe để tiếp tục đảm nhiệm chức vụ cũ.
Có vẻ như quy định 105 đã nhằm khẳng định vai trò lãnh đạo của Bộ Chính trị và Ban Bí thư đối với chủ trương, chính sách về cán bộ và công tác cán bộ.

No comments:

Post a Comment