Wednesday, January 3, 2018

Nhân quyền VN 2017: “Tồi tệ vì sự chuyên chế hóa của chính quyền”

 RFA 2018-01-03  
Ngày 27/11/2017 phóng viên Nguyễn Văn Hóa bị tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Hà Tĩnh kết án 7 năm tù giam và 3 năm cấm đi khỏi nơi cư trú với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo khoản 1 điều 88, bộ luật Hình sự.
Ngày 27/11/2017 phóng viên Nguyễn Văn Hóa bị tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Hà Tĩnh kết án 7 năm tù giam và 3 năm cấm đi khỏi nơi cư trú với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo khoản 1 điều 88, bộ luật Hình sự.  AFP
Tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong năm qua bị các tổ chức quốc tế và giới hoạt động cho là xấu đi.Chúng tôi ghi nhận ý kiến của hai nhà hoạt động xã hội dân sự Việt Nam về tình hình này.
“Cái nguyên nhân lớn nhất theo tôi là hiện tại, chính quyền Việt Nam đang trở nên chuyên chế hơn rất nhiều, và họ đang phản ứng rất tiêu cực đối với các cá nhân, tổ chức đang cố gắng cổ vũ, phổ biến các giá trị nhân quyền ở Việt Nam”.
Nhà hoạt động Nguyễn Trường Sơn, thành viên Ủy ban cứu người vượt biển (BPSOS) từ Thái Lan lý giải về tình trạng nhân quyền ngày càng đi xuống của Việt Nam trong năm 2017.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một trong những người sáng lập Diễn đàn Xã hội dân sự tại Hà Nội đồng ý với nhận định trên và cho rằng đây là 1 năm “chưa từng thấy về vấn đề nhân quyền”.
Theo ông sự việc bắt đầu trở nên trầm trọng bắt đầu từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2016 kéo dài đến hết năm 2017.

Chuỗi bắt bớ các nhà hoạt động

Cái nguyên nhân lớn nhất theo tôi là hiện tại, chính quyền Việt Nam đang trở nên chuyên chế hơn rất nhiều, và họ đang phản ứng rất tiêu cực đối với các cá nhân, tổ chức đang cố gắng cổ vũ, phổ biến các giá trị nhân quyền ở Việt Nam.
-Nguyễn Trường Sơn
Trong năm nay có ít nhất 20 nhà hoạt động ôn hòa bị bắt được truyền thông ghi nhận vì bị cáo buộc các nhóm tội liên quan đến an ninh quốc gia như “Tuyên truyền chống nhà nước” hay “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Khởi đi từ vụ bắt nhà báo độc lập Nguyễn Văn Hóa ngày 11-01-2017 khi anh này đang đưa tin về những cuộc biểu tình của người dân Hà Tĩnh liên quan đến thảm họa môi trường do Formosa gây ra; cho đến việc cơ quan an ninh Việt Nam bố ráp khắp các miền Bắc - Trung - Nam bắt bớ hàng loạt các thành viên của hội Anh em dân chủ - một tổ chức xã hội dân sự theo đường lối ôn hòa.
Lần đầu tiên các nhà quan sát trông thấy số người đã từng là Tù nhân lương tâm phải vào nhà giam đông đến vậy.
Nhà hoạt động Nguyễn Trường Sơn gọi đây là chuỗi các vụ bắt bớ với chủ đích nhắm vào những người đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam.

Kết án nặng nề các blogger

Việc kết án nặng nề các blogger trong năm 2017 lại là một vấn đề nổi cộm khiến dư luận quốc tế có quan tâm đến tình hình nhân quyền Việt Nam dậy sóng.
000_Q20YG
Phiên xét xử blogger Mẹ nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tại Nha Trang, ngày 29 tháng 6 năm 2017. AFP
Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh có lẽ là cái tên của nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam được nhắc đến nhiều nhất trong năm 2017.
Ngay sau khi Mẹ Nấm bị kết án 10 năm tù giam trong phiên tòa sơ thẩm vì cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước” trưởng Cao ủy Nhân quyền LHQ, ông Zeid Ra'ad Al Hussein, lập tức lên tiếng “kêu gọi chính phủ Việt Nam tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo luật nhân quyền, hủy cáo trạng đối với bà Quỳnh và trả tự do cho bà ngay lập tức.”
Tuy nhiên, trong một bài viết của Thạc sĩ Trương Thanh Hà, công an quận Hải An, thành phố Hải Phòng trên Tạp chí dân chủ và pháp luật - Cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp nêu rõ:
“Đối với các đối tượng phạm tội tuyên truyn chống Nhà nước CHXHCN Vit Nam nhưng do yêu cu chính trị, đối ngoại hoặc nghip vụ thì có thể củng cố, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xử lý đối tượng về các tội khác hoặc xem xét chuyển sang xử lý bằng các hình thức khác, nhưng vẫn phải hoàn thiện hồ sơ vụ án về tội tuyên truyn chống Nhà nước CHXHCN Vit Nam để xử lý khi cần thiết”.

Phong trào xã hội đã tiến triển một cách vượt bậc

Dù bức tranh nhân quyền 2017 ở Việt Nam được chính quyền vẽ với những gam màu tối, Tiến sĩ Nguyễn Quang A lại nhìn thấy những điểm sáng về vấn đề nhân quyền là các phong trào xã hội xuất phát từ những người dân bình thường bức xúc vì quyền lợi thiết thân.
Người dân và các tổ chức XHDS cần làm gì?
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng, trong năm 2018 sắp tới người dân cần tiếp tục các cuộc tranh đấu ôn hòa, đúng pháp luật:
“Và trong 1 cuộc đấu tranh dài và gian khổ như vậy thì tôi nghĩ các nhà hoạt động và người dân rất nên tiếp tục những cuộc đấu tranh của mình, phải rất rất lưu ý rằng đấu tranh bất bạo động, ôn hoà, đúng pháp luật.
Bởi vì cái việc công khai, đúng pháp luật là sức mạnh vô địch của phong trào.
Và nếu mà chúng ta luôn hoạt động một cách ôn hoà, công khai, đúng luật thì lúc đó có thể gây ra những áp lực rất mạnh mẽ nhưng là áp lực của những người lái xe đối với Chính quyền, nhất là bộ GTVT, và ở tất cả các lĩnh vực của cuộc sống và không cần phải gây quá căng thẳng làm gì.
Nhưng với số người càng ngày càng đông, càng ngày càng có ý thức về quyền của mình và mình chỉ thực thi quyền của mình 1 cách hợp pháp, những quyền đã được ghi trong hiến pháp hoặc trong luật và phát hiện ra, phản đối những việc làm sai trái của những tổ chức hoặc thế lực nào đấy và như thế thì đấy là 1 cuộc đối thoại rất là sôi động.
Đối thoại không có nghĩa là ngồi vào bàn với nhau mà cuộc đối thoại như của các anh em lái xe với Chính quyền là một cuộc đối thoại rất sôi động và hiệu quả.”

Kỳ vọng cho năm 2018

Tôi rất có nhiều kỳ vọng về sự cải thiện nhân quyền trong năm mới 2018 cũng như trong tương lai và cải thiện đấy đến từ hoạt động của chính người dân chứ tôi không hề kỳ vọng rằng chính quyền sẽ tự nhận ra và tự tiến hành cải thiện.
-TS. Nguyễn Quang A
Nhà hoạt động Nguyễn Trường Sơn kỳ vọng rằng trong năm mới vấn đề nhân quyền sẽ được người dân nói đến nhiều hơn:
“Ước nguyện cá nhân của tôi trong năm 2018 này, tôi không tin rằng chính quyền sẽ kết thúc sự đàn áp nhân quyền của họ nhưng tôi hy vọng rằng dưới cái nỗ lực của người dân thì càng ngày càng có nhiều người đề cập đến vấn đề nhân quyền, rằng chính quyền cần tôn trọng các quyền của người dân cũng như người dân cần ý thức bảo vệ quyền của mình thì chính quyền sẽ giảm thiểu sự đàn áp.”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng không lạc quan về việc chính quyền sẽ tự phải thay đổi trong năm 2018:
“Tôi rất có nhiều kỳ vọng về sự cải thiện nhân quyền trong năm mới 2018 cũng như trong tương lai và cải thiện đấy đến từ hoạt động của chính người dân chứ tôi không hề kỳ vọng rằng chính quyền sẽ tự nhận ra và tự tiến hành cải thiện.
Vì chính quyền sẽ chỉ nhượng bộ, tự cải thiện nếu áp lực của người dân lên đến mức mà họ ko thể chịu được nữa. Họ cảm thấy rằng họ phải thay đổi. Hay nói cách khác là lạc quan về phía người dân nếu người dân biết quyền của mình, thực hiện quyền của mình và không đợi ai trao quyền ấy cho mình. Nếu được như thế thì tình hình chắc chắn sẽ được cải thiện!”

No comments:

Post a Comment