Hòa Ái, phóng viên RFA -2017-12-12
Dân biểu Liên bang Alan Lowenthal tại văn phòng Ban Việt ngữ, Đài RFA sáng ngày 12/12/17. RFA
Nhân dịp Dân biểu Alan Lowenthal đến thăm Đài Á Châu Tự Do vào sáng thứ Ba, ngày 12 tháng 12 năm 2017 và có cuộc trao đổi ngắng với Ban Việt ngữ liên quan tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong năm 2017.
Hòa Ái: Trước hết, xin được hỏi Dân biểu Alan Lowenthal, ông đánh giá thế nào về tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong năm nay?
Dân biểu Alan Lowenthal: Tôi tiếp tục quan ngại tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong năm mới 2018. Việt Nam vẫn chưa có tự do tôn giáo, như trường hợp của Hòa thượng Thích Quảng Độ còn bị quản thúc tại chùa. Nhiều blogger bị bắt giữ và cầm tù. Mỗi khi một tù nhân lương tâm được trả tự do thì lại có nhiều người khác bị bách hại.
Tôi cũng quan ngại vấn đề liên quan ngư dân và công nhân tại khu vực Bắc miền Trung không nhận được đầy đủ số tiền bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, bởi nhà máy thép Formosa thải độc tố ra biển làm ảnh hưởng cuộc sống của rất nhiều người
-Dân biểu Alan Lowenthal
Việt Nam thực hiện một vài bước tiến nhưng cũng có nhiều hành động thụt lùi trong vấn đề nhân quyền.
Tôi cũng quan ngại vấn đề liên quan ngư dân và công nhân tại khu vực Bắc miền Trung không nhận được đầy đủ số tiền bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, bởi nhà máy thép Formosa thải độc tố ra biển làm ảnh hưởng cuộc sống của rất nhiều người.
Vì thế, tôi không chỉ rất quan ngại về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, mà tôi còn lo ngại cho các quyền của công nhân và của người lao động cũng như quyền về môi trường của người dân Việt Nam.
Hòa Ái: Trong năm qua, Chính quyền Hà Nội lên tiếng khẳng định rằng họ đã có các nỗ lực để cải thiện nhân quyền ở Việt Nam. Ông đồng ý với điều này không, thưa ông?
Dân biểu Alan Lowenthal: Tôi không nghĩ vậy. Tôi ghi nhận là Việt Nam đã thực hiện một số việc như gần đây họ trả tự do cho Mục sư Nguyễn Công Chính, một mục sư thuộc Hội thánh Tin lành Lutheran đã giúp đỡ cho nhiều người sắc tộc thiểu số. Thế nhưng, sau khi Mục sư Nguyễn Công Chính được ra tù trước thời hạn thì những người khác bị bắt giữ. Cho nên, như tôi đa nói là họ thực hiện một vài bước tiến rất dè dặt nhưng lại có nhiều bước lùi vì vẫn không cho tự do tôn giáo, tự do biểu đạt và tụ do truyền thông ở Việt Nam. Họ vẫn kiểm soát một cách chặt chẽ. Do đó, tôi nghĩ có tiến bộ một chút xíu thôi vì Chính quyền Việt Nam còn bắt bớ quá nhiều người dân khi những người này thể hiện các quyền tự do của họ.
Hòa Ái: Có phải ông muốn nhắc đến trường hợp của Blogger Mẹ Nấm, Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài…
Dân biểu Alan Lowenthal: Đúng vậy!
Chúng tôi sẽ yêu cầu Hà Nội làm đúng theo những gì như họ tuyên bố. Hoa Kỳ không đòi hỏi Việt Nam phải làm gì thêm, mà chỉ cần phải có trách nhiệm để cho dân chúng tự do tín ngưỡng và tôn giáo, những người dân cất lên tiếng nói phản biện không bị bắt bớ, đặc biệt là blogger và luật sư
-Dân biểu Alan Lowenthal
Hòa Ái: Thưa ông, trong năm 2018, Hành pháp và Lập pháp Hoa Kỳ cần làm gì để thúc đẩy cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam?
Dân biểu Alan Lowenthal: Chúng tôi cần phải tiếp tục gây áp lực đối với Việt Nam trong lúc họ thắt chặt hơn nữa trong ban giao kinh tế với Hoa Kỳ. Việt Nam muốn ký kết hợp đồng thương mại với Hoa Kỳ để gia tăng xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Và nếu chúng tôi hợp tác theo mong muốn của Việt Nam thì chúng tôi sẽ yêu cầu Hà Nội làm đúng theo những gì như họ tuyên bố. Hoa Kỳ không đòi hỏi Việt Nam phải làm gì thêm, mà chỉ cần phải có trách nhiệm để cho dân chúng tự do tín ngưỡng và tôn giáo, những người dân cất lên tiếng nói phản biện không bị bắt bớ, đặc biệt là blogger và luật sư. Và một điều quan trọng khác là Chính phủ Việt Nam bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân trong thảm hoạ môi trường biển. Thảm họa môi trường này thật tồi tệ!
Hòa Ái: Cảm ơn Dân biểu Alan Lowenthal dành cho RFA cuộc phỏng vấn này. Thưa quý vị, vào ngày 7 tháng 12 vừa qua, Dân biểu Alan Lowenthal cùng nhiều Dân biểu và Thượng nghị sĩ đã đệ trình nghị quyết lên Quốc Hội Hoa Kỳ, ghi nhận Ngày Nhân quyền 2017 như một thông điệp nhắc nhở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục lên tiếng tranh đấu cho các quyền tự do căn bản của người dân bất kể quốc gia nào.
No comments:
Post a Comment