Tuesday, January 17, 2017

Lá cờ vàng – Biểu tượng kế thừa lịch sử Việt

Image may contain: one or more people

Bản chất sự tồn tại và phát triển của tất cả quốc gia và dân tộc luôn mang tính kế thừa.  Một quốc gia mới được thành lập do dành được độc lập, hay thay đổi thể chế chính quyền đều thừa hưởng từ quốc gia cũ, ngoài những giá trị mang tính “vật chất” như lãnh thổ, tài sản, công dân còn thừa hưởng luôn những giá trị thuộc tính “tinh thần” như văn hóa, ngôn ngữ.  Trong lãnh vực “Văn hóa” còn còn chứa đựng những giá trị “trừu tượng” mang tính truyền thống thiêng liêng như biểu tượng quốc gia, linh vật/tô tem hay lá cờ.
Trên bước đường tị nạn Cộng sản, người Việt quốc gia dù tản mát khắp địa cầu nhưng vẫn qui tụ một lòng dưới lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ thiêng liêng.
Lá cờ Vàng, không những là biểu tượng của chính nghĩa Quốc Gia của thể chế Việt Nam Cộng Hòa mà còn là sự kế thừa quyền tự chủ của dân tộc Việt trước hiểm họa thống trị từ phương Bắc.
Qua phong trào Nghị Quyết Cờ Vàng tại Hoa Kỳ, lá cờ Vàng đã được cộng đồng Người Việt Quốc Gia yêu chuộng Tự Do-Dân Chủ chọn làm biểu tượng “Di sản và Tự Do” và được xác nhận qua những nghị quyết ở các cấp chính quyền tại những tiểu bang mà người Việt cư ngụ.
Trừ Liên Sô là một thực thể qui tụ các chính quyền Sô Viết được thành lập sau năm 1917 mang lá cờ đỏ với hình búa liềm.  Nhưng nước Nga, với thuộc tính của dân tộc Nga, sau khi chế độ Cộng sản bị tổng thống Yelsin giải thể, đã tiếp tục truyền thống lá cờ 3 vạch ngang Xanh, Trắng, Đỏ đã xuất hiện trên những thương thuyền người Nga thời trung cổ và là lá cờ của vị quân vương Ivan đệ Tứ lãnh địa Tsardom of Muscovy có từ năm 1547.  Lá cờ này được “kế thừa” sang đế quốc Nga dưới thời Đại đế Peter.  Khi nước Nga lật đổ chế độ Sô Viết, quốc hội Duma đã chọn lá cờ của quân vương Ivan đệ tứ và Đại đế Peter là biểu tượng “hồn thiêng” của Cộng hòa Liên Bang Nga.  Đương kim tổng thống Nga, Vladimir Putin, dù là một điệp viên KGB thời Sô Viết, một cựu đảng viên Cộng sản, cũng chưa hề tỏ ra mong muốn thay đổi biểu tượng truyền thống dân tộc này.
Ví dụ tương tự cho lá cờ của Đông và Tây Đức.  2 thể chế dù đối chọi nhau nhưng đều xử dụng một nền cờ ba vạch màu Đen, Đỏ và Vàng.
Khác với tinh thần của những nước cựu cộng sản như Nga và Đức, người Cộng Sản Việt Nam cuồng tín trong tinh thần chủ nghĩa quốc tế vô sản, họ sẵn sàng xóa bỏ lịch sử cũng như truyền thống dân tộc.
Những người cộng sản Việt Nam ngay từ thời Hồ Chí Minh còn trong phong trào Việt Minh đã chọn biểu tượng nền màu đỏ và sao vàng giống như cờ của Liên Xô và Trung Cộng.  Là cờ đỏ với sao vàng thời Việt Minh và quốc kỳ của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện nay lại giống cờ của tỉnh Phúc Kiến, cũng cờ đỏ có ngôi sao vàng 5 cánh nhưng với sao to và thô hơn.
Thế hệ trẻ Việt Nam sau 40 năm bị cai trị bởi những người Cộng Sản đã bị giáo dục nhồi sọ xóa đi sự thật lịch sử.
Các thế hệ sinh trưởng sau 1975 không biết rằng lá cờ với nền màu Vàng đã là biểu tượng của dân tộc từ thời thời Hai Bà Trưng.  Rồi sau đó, nền màu Vàng đã được kế thừa sau bao nhiêu triều đại nối tiếp.  Mỗi một triều đại thời quân chủ đã thêm những nét đặc trưng khác nhau nhưng vẫn trên nền cờ Vàng.
Sang qua thời lịch sử cận đại, các lá cờ Đại Nam Quốc Kỳ (1890), sang qua Long Tinh Kỳ (1920), Long Tinh Đế Kỳ (3-8/1945), cờ Quẻ Ly (3-9/1945) đã là tiền thân của lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của Quốc Gia Việt Nam và sau đó được Việt Nam Cộng Hòa kế thừa.
Chắc chắn, thế hệ được sanh trưởng tại Việt Nam sau năm 1975 hay ngay cả những người được sinh trưởng tại miền Bắc Việt Nam trước năm 1975, khi nhìn vào lịch sử của biểu tượng lá cờ mà dân tộc Việt đã chọn từ thời Hai Bà Trưng cách đây 2000 năm trải qua các triều đại đều sẽ nhận ra rằng: lá cờ Vàng mới thật sự được kế thừa lịch sử dân tộc.  Còn lá cờ Đỏ chỉ là sản phẩm ngoại bang đến từ phong trào Quốc tế Cộng sản, hơn nữa, đang là biểu tượng của thế lực xâm lăng Trung Cộng.
Khi chưa được khai sáng, ai cũng bị lầm lạc.
Hơn bao giờ hết, trong công cuộc đấu tranh dân chủ cho Việt Nam, người Việt quốc gia tại hải ngoại cần nhiều nỗ lực hơn nữa để hướng dẫn những thế hệ trưởng thành dưới chế độ Cộng sản Việt Nam bị bưng bít thông tin từ sau năm 1954 tại miền Bắc và sau 1975 trên toàn cõi Việt Nam.
Mai Phi Long /SBTN

No comments:

Post a Comment